Sứ mệnh gieo yêu thương: Thay vì cho con cá, hãy cho chiếc cần câu

Cơ sở chăm sóc, hồi phục da của anh Nguyễn Văn Phúc là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế (nạn nhân buôn người, trẻ lang thang, mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn). Để từ đây, nhiều cuộc sống mới được tái sinh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hà Đông, Hà Nội. Bố mất sớm vì bệnh tiểu đường, nhà lại có 5 anh chị em chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng của mẹ. Anh Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 1990, đã phải giấu mẹ vừa đi học, vừa đi đánh giày từ năm 11 tuổi.

Sau này nhờ học hành chăm chỉ, cũng như sự quyết tâm phải thoát khỏi cái nghèo, khỏi cảnh ngày ngày phải dãi nắng dầm mưa đi đánh giày ngoài vỉa hè, anh Phúc đã thi đỗ vào Học viện báo chí và tuyên truyền.

Và khi ra trường đã có một công việc ổn định tại một cơ quan báo chí. Tuy nhiên, dù có ước mơ là được làm báo, nhưng đam mê với công việc đánh giày vẫn cứ luôn âm ỉ trong anh. Nên đến năm 2018, anh đã quyết định nghỉ việc và chính thức mở “Bệnh viện đồ da”. 

Ban đầu khi mở xưởng đồ da, anh đã tìm những bạn đang làm công việc đánh giày để rủ về làm cùng. Vì đấy là nhóm người mà anh dễ tiếp cận nhất. Sau này khi xưởng hoạt động ổn định thì những đối tượng yếu thế được anh giúp đỡ cũng được mở rộng hơn.

Lý giải về việc lựa chọn nhân sự là những người yếu thế, anh Phúc chia sẻ, do bản thân anh cũng từng phải lao động từ rất sớm nên anh hiểu những khó khăn, cũng như rào cản đặc biệt của nhóm người này. Mặt khác, do thường phải làm việc trong môi trường tự phát, họ cũng sẽ dễ rơi vào các tệ nạn xã hội.

su-menh-gieo-yeu-thuong-thay-vi-cho-con-ca-hay-cho-chiec-can-cau
Cơ sở chăm sóc, phục hồi đồ da của anh Nguyễn Văn Phúc cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế

Vậy nên từ chính những trải nghiệm của bản thân, anh mong muốn có thể giúp được họ phần nào. Thay vì phải đi đánh giày hay lang thang trên đường phố, mỗi người có thể tìm được một việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.

Theo quan điểm của anh Phúc, thay vì dùng cách cho tiền hay hiện vật cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thì bản thân anh lại muốn tạo công ăn việc làm, để những đối tượng này có thể tự đứng trên đôi chân của mình, có thể lao động một cách chân chính để nâng cấp cuộc sống, và từ đấy giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hay nói cách khác là: Thay vì cho con cá, thì cho họ chiếc cần câu cơm.

Hầu hết các nhân sự đã và đang làm việc tại Bệnh viện đồ da đều xuất phát từ đường phố hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân mỗi người đã là một câu chuyện buồn, nhưng cũng đều là tấm gương của sự vươn lên. Nhưng nếu nói về ấn tượng nhất với anh Phúc, thì có lẽ là hoàn cảnh của một cô gái, là nạn nhân của buôn bán người. Bạn ấy bị bán sang Trung Quốc làm vợ từ năm 2015. Khi đi thì đã có hai con nhỏ, đứa nhỏ nhất vừa tròn 4 tuổi.

Sau 6 năm thì được giải cứu, trở về nhà. Và đến năm 2021 bạn ấy trở thành thợ may tại Bệnh biện đồ da: "Sau khi trải qua rất nhiều khó khăn, bị bóng tối bao trùm rất là lâu, bạn ấy được giải cứu về Việt Nam và bạn ấy sang đây học việc. Ngày đầu bạn ấy đến thì ấn tượng trong mình đó là một cô gái nhỏ thó, da đen sạm, già hơn tuổi rất nhiều. Rất rụt rè và ngại tiếp xúc. Đến Bệnh viện đồ da một thời gian thấy mọi người cũng cởi mở, kể ra những câu chuyện về hoàn cảnh của mình thì bạn ấy cũng dần dần mở lòng.

Sau 6-9 tháng bạn ấy bắt đầu thay đổi là một con người hoàn toàn khác. Nếu trước kia bạn ấy rụt rè bao nhiêu, bạn ấy chưa bao giờ biết đến cái nghề này – nghề làm sofa, thì sau này bạn ấy trở thành người vô cùng tự tin, dám đối mặt và bước qua được cái bóng tối của bản thân. Bạn ấy tự tin bước ra nghề để đi làm việc ở những nơi khác, với mức lương tốt hơn. Đấy là tấm gương mà mình rất cảm phục".

Một bạn nhân sự khác cũng có hoàn cảnh đáng nhớ là một bạn nam, học lớp 9 thì bố mất, nên phải bỏ học đi đánh giày. Khi gặp anh Phúc đã được anh rủ về cùng làm việc. Trước đây bạn ấy cũng là một người chơi bời, lêu lổng nhưng khi gặp biến cố thì đã có sự thay đổi. Hiện tại bạn ấy là một người có ý chí, có tư duy thay đổi và là một trong những quản lý của Bệnh viện đồ da. 

Làm việc với lao động bình thường đã khó rồi nhưng làm việc với lao động yếu thế còn khó hơn rất nhiều. Vì phần đông các bạn đều là lao động đường phố, nên thường không quen làm việc theo quy củ. Bên cạnh đó còn là vấn đề về rào cản tâm lý. Bởi khi đã bước ra từ đau thương, các bạn ấy sẽ có cái nhìn phòng thủ và tiêu cực. Khi giao tiếp, nhiều người trong số họ luôn đặt mình ở vị trí thấp hơn, tự ti về bản thân mình, nên không thể cởi mở trong công việc. Vậy nên thời gian đầu tiếp nhận, anh Phúc cho biết cũng phải nỗ lực hơn rất nhiều. Không chỉ dạy mà còn phải “dỗ” nữa.

Và đối với anh, việc thay đổi thành công được mỗi nhân sự, thay đổi được cuộc đời của họ, cũng giống như giải được một bài tập khó vậy: "Thực ra ai cũng thế cả, khi bạn cố gắng làm một bài tập mà bạn cảm thấy rất là khó. Bạn phải thức cả đêm để tìm cách giải quyết, và bài tập đấy được cô giáo chấm điểm tốt thì sẽ cảm thấy rất là vui và tự hào về bản thân mình. Mình cũng vậy. Với những hoàn cảnh trước nay đến với mình, có thể có những bạn trước đây gọi là sa ngã, chơi bời chẳng hạn, nhưng khi đến Bệnh viện đồ da thì sự thay đổi của các bạn được đánh giá bằng chính cảm nhận của người thân trong gia đình của các bạn ấy.

Như có một lần mình có về thăm nhà một bạn học viên, bố mẹ bạn ấy cũng già, hơn 70 rồi. Nhà thì có bạn ấy là lao động chủ lực. Trước đây bạn ấy cũng có sa ngã vào những cái tệ nạn, nhưng khi vào làm ở đây thì mọi người bảo ban nhau, bạn ấy đã biết gửi tiền về. Tết thì bạn ấy mua cho gia đình một cái tivi. Bố mẹ bạn ấy có nắm tay cảm ơn mình và bảo là: “Từ khi làm cho con thì em ấy cũng biết gửi tiền về nhà. Trước đây thì đi làm bao năm không có một đồng nào về nhà. Bây giờ nó biết lo toan cho gia đình, hai bác rất là mừng. Thì đó là những điều hạnh phúc nhất với mình".

Có thể thấy rằng, những mô hình, đơn vị chủ động nhận đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động yếu thế như Bệnh viện Đồ Da đã và đang tạo ra một tác động tích cực lên xã hội. Họ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như trẻ lang thang, nạn buôn người, tạo một nguồn nhân lực cung ứng tại chỗ, có tay nghề, và hơn hết là giúp nhiều cuộc đời có thể được viết lại.

Anh Phúc tâm sự, trong tương lai, anh mong muốn có thể kết nối được với nhiều bạn bè hay những người có cùng chí hướng, của nhiều ngành nghề khác, để có thể tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho những đối tượng yếu thế này. 

(Theo VOV)

Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Những chuyến xe thiện nguyện "0 đồng" lan tỏa yêu thương từ các bản làng xa xôi

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

8 năm là một hành trình không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ để lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà nhóm "Hương từ bi Ninh Bình"  mang đến cho cộng đồng.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Những thiên sứ thiện từ tâm của nhóm 'Hương tư bi Ninh Bình'
0 Bình luận

Tôi biết đến Câu lạc bộ Tình nguyện sinh viên cơ sở Gia Bình, Bắc Ninh (tên tiếng Anh là: Sky Volunteers Plus) thật tình cờ qua chàng sinh viên Đoàn Văn Dũng.

Sứ mệnh gieo yêu thương: CLB Tình nguyện sinh viên - nơi sẻ chia những yêu thương, ấm áp 
0 Bình luận

Nhóm Thiện Nguyện Xanh (những bạn trẻ Cần Thơ) tự tay chuẩn bị những phần ăn khuya nóng hổi và tự tay trao cho các cô chú bán vé số và người lao động nghèo.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Nhóm Thiện Nguyện Xanh và những phần ăn khuya ấm áp tình người
0 Bình luận

Dự án “Tủ sách Bồ câu trắng” được nhóm từ thiện Fly To Sky thực hiện với mong muốn thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí, đưa trẻ em được tiếp cận với sách, báo từ sớm.

Sứ mệnh gieo yêu thương: 'Tủ sách Bồ câu trắng' trao yêu thương đến trẻ em khó khăn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

Lòng tốt của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên khiến chủ tiệm vàng “cúi đầu cảm tạ”

Hành động đẹp của cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã khiến chủ tiệm vàng ngỡ ngàng, cúi đầu cảm tạ. “Tôi vừa bất ngờ, vừa cảm phục lòng tốt của anh chị”, chủ tiệm vàng nói.

Hải An
Hải An 28/04
Cảnh giác “cuốc xe lạ” tài xế taxi cứu thành công cô gái 17 tuổi trước bẫy “việc nhẹ lương cao”

Nhận thấy nữ hành khách có biểu hiện bất thường, tài xế taxi ở Bình Định đã nhanh trí trình báo công an, cứu thành công cô gái lọt vào bẫy buôn người.

Thanh Tú
Thanh Tú 26/04
Thầy giáo U90 tặng 1 tỷ tiền tiết kiệm cho các sinh viên nghèo vượt khó

Ở tuổi 88, thầy giáo Bùi Long Biên đã cùng vợ con và các học trò cũ đến Đại học Bách khoa Hà Nội trao tặng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm của mình cho những sinh viên nghèo vượt khó trong học tập.

Thanh Tú
Thanh Tú 25/04
Cuộc đời truyền cảm hứng của tỷ phú chỉ biết 200 chữ

Chưa học hết lớp 1, từng sống cảnh xin ăn nhưng Lương Hi Sâm đã vượt qua tất cả, nỗ lực vươn lên để chuyển mình thành tỷ phú với biệt danh "Vua khoai tây".

Hành trình tỏa sáng của 'Doraemon' đời thực: Từ cô gái không tay đến chuyên gia trang điểm

Vụ tai nạn điện giật kinh hoàng đã biến Xu Fangyan (Từ Phương Nghiên, 28 tuổi, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trở thành cô gái khuyết tật không tay. Nhưng cũng từ đây, cô bước sang một cuộc đời khác đầy nghị lực...

Xúc động bức thư thấm đẫm yêu thương của người lính trận

Trước mặt người lính là Tổ quốc, trong tim họ là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Những bức thư gửi về từ chiến trường luôn đầy ắp yêu thương và tin tưởng về ngày đoàn tụ. Họ dự liệu cả cái chết và sẵn sàng đón nhận nó nhưng vẫn đau đáu nỗi đau của người vợ ở quê nhà…

Đinh Viết Tường cùng câu chuyện truyền cảm hứng trong “Tân binh toàn năng”

Thay vì đầu hàng số phận, chàng trai trẻ Đinh Viết Tường bỏ ngoài tai những lời châm biếm, bỡn cợt của người khác, cố gắng vươn lên để thỏa sức với đam mê nghệ thuật của mình.

Vợ chồng hoa hậu H'Hen Niê trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Hoa hậu H'Hen Niê và chồng Tuấn Khôi vừa có một chuyến hành trình về rừng đầy ý nghĩa. Cả hai đã trồng 700 cây xanh tại Vườn quốc gia Cúc Phương, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, nghe câu chuyện phía sau ai cũng xúc động xót xa

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để rước đi rước vợ về dinh, chú rể ở Hưng Yên đã không kìm nén được bật khóc vì nhớ mẹ… nhà con đã xây, vợ cũng cưới về nhưng mẹ không còn nữa.

Cảm phục người phụ nữ cưu mang 102 cụ già neo đơn không nơi nương tựa

Nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng (59 tuổi, Đồng Nai) đã không ngần ngại bán gia sản, cưu mang 102 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Hành động cao đẹp của bà khiến nhiều người đem lòng cảm phục.

Cụ ông hơn 20 năm miệt mài phát gạo cho người nghèo

Hơn 20 năm qua, cụ Võ Văn Tất (86 tuổi, ngụ ấp 2A, TT.Bảy Ngàn, H. CHâu Thành A, Hậu Giang) không chỉ miệt mài tặng gạo cho người nghèo mà còn hiến đất làm đường, xây cầu,…

PC Right 1 GIF
Đề xuất