Sống ở đời nên nhớ: Thiện nhân kết thiện quả, ác giả gặt ác báo
Người không thiện lương, tâm không chính trực, dù gia sản bạc tỷ cũng khó lòng được người bên cạnh tôn trọng. Vậy nên, làm người không đánh mất lương tâm, không tổn thương nhân phẩm mới dễ thành công.

Điều kiện bên ngoài tốt xấu sẽ quyết định tốc độ đi của một người, nhưng phẩm chất bên trong mới quyết định đoạn đường dài ngắn.
Đi dù có nhanh nhưng không được xa, không được suôn sẻ thì cũng chỉ là vô tích sự.
Con người có cả năng lực lẫn phẩm hạnh dĩ nhiên là điều tốt. Nhưng nếu phải chọn một trong hai thì người tốt không có năng lực vẫn quý hơn là người xấu có năng lực xuất chúng.
Do vậy, dù khó lòng công thành doanh toại, lưu danh thiên cổ thì cũng đừng do dự làm một người tốt, làm một người có nhân phẩm. Chỉ cần có nhân phẩm bạn vẫn hoàn toàn có thể tồn tại và tỏa sáng trong nhân loại.
Nhân phẩm không khiếm khuyết tức là bạn đã thắng. Đời người như thuyền ngược nước, lương tâm và nhân phẩm chính là mái chèo.
Chỉ cần còn mái chèo thì dù ngược dòng vẫn có thể tiến về phía trước. Nhưng nếu đánh mất mái chèo, hoặc dù chỉ còn một cũng sẽ rơi vào thảm cảnh thuyền mất người vong.

Ngoại cảnh mặc dù có chút ảnh hưởng tới đường đi của bạn, nhưng không phải là nhân tố quyết định, quyết định thành bại là ở sự lựa chọn của bạn.
Chọn làm người ngay thẳng, dù đường đi có gập gềnh trắc trở nhưng lại quang minh lỗi lạc. Chọn đầu cơ trục lợi, mặc dù có được thành công trước mắt nhưng khó tránh khỏi kết cục "trèo cao ngã đau".
Bị những vật ngoài thân mê hoặc không chỉ thôn tính lương tâm, đánh mất nhân phẩm mà còn tổn hại phúc báo. Làm người có thể hồ đồ, có thể anh minh nhưng tuyệt đối đừng quên để đường lui cho mình. Mà một trái tim lương thiện và một nhân phẩm danh giá chính là lựa chọn đường lui tốt nhất cho bạn.
Mong rằng chúng ta không quên lương tâm, không thua nhân phẩm. Đối nhân bằng trái tim khoan nhượng, xử thế bằng trái tim từ bi, đối xử với bạn bè bằng trái tim nghĩa khí. Làm những việc mà mình muốn, sống cuộc sống mà mình mơ.
Xem thêm: Sống ở đời: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt
Đọc thêm
Vốn dĩ, chúng ta sống trên đời sẽ có lúc phải mắc nợ ai đó, nhưng với 5 "món nợ" này, tuyệt đối khong thể mắc, nếu có, hãy sớm trả.
Theo Khổng Tử, trong cuộc sống kết giao bạn bè, hàng xóm thậm chí là họ hàng phải thật cẩn thận. Trong mối quan hệ khác cũng thế, phải cẩn trọng hàng đầu.
Vạn vật sinh ra trong vũ trụ này đều mang đặc tính cố hữu và không có cái gì hoàn hảo hết. Mía chẳng ngọt 2 đầu, vậy thì con người sống ở đời cũng chẳng ai hoàn hảo. Thế nên hãy gạt bỏ mọi nỗi lo để sống hạnh phúc mỗi ngày.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.