Người xưa nói "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần": Liệu còn đúng không?
Người xưa thường nói, sinh 3 con trai nhà nghèo xơ xác, sinh 4 con gái thì giàu ú ụ. Nhưng ngày nay, câu đó còn đúng không?

Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần là gì?
Có câu: Tam nam bất phú được hiểu nhà nào có 3 người con trai thì thường gặp nhiều khó khăn trong kinh tế, khó mà có thể giàu có.
Vậy thì tại sao người xưa kiêng sinh 3 con trao? Thời ấy cho rằng, gia đạo có 3 anh em trai có thể gặp những trường hợp sau:
Nuôi dạy ba người con trai gặp nhiều vất vả.
Dễ xảy ra bất hòa trong gia đình, chẳng hạn như việc tranh chấp tài sản.
Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai sẽ gặp trắc trở, không được trọn vẹn.
Gia đình thường gặp phải tai ương như bệnh tật hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người xưa cho rằng con trai thường chơi bời lêu lổng, khi lớn lên, bố mẹ lại phải lo lắng cho con nhiều thứ như học hành, lập nghiệp hoặc lấy vợ. Gia đình phải tốn nhiều tiền bạc nên nhà nghèo.
Trong khi đó con gái thường chịu thương chịu khó, ngày xưa con gái cũng không được đi học. Do đó bố mẹ thường không phải lo các chi phí học tập, cưới hỏi.

Thực tế thì quan niệm tam nam bất phú tứ nữ bất bần không có ý nghĩa chính xác hoàn toàn, có nhiều gia đình sinh 3 năm hay 4 nữ vẫn giàu có thành công.
Cách hóa giải tam nam bất phú theo quan niệm cổ nhânTừ xưa, ông bà ta đã quan niệm rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, để cuộc sống gia đình được hòa thuận, êm ấm, bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải “tam nam bất phú” sau đây:
Ba anh em nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý).
Ba mẹ nên nhận thêm người con trai làm nghĩa tử. Người con này sẽ giúp gia đình điều hòa gia đạo. Nếu chẳng may cha mẹ mất sớm thì 3 anh chị em có kết nghĩa một người anh hoặc người em trai. Theo quan niệm người xưa gia đình có 4 người con trai sẽ đem lại vinh hoa phú quý. Một trong ba người con trai có thể làm con nuôi của họ hàng.
Nghĩa là ba mẹ vẫn chăm sóc và chu cấp kinh tế nhưng mượn danh nghĩa cô, dì, chú, bác nhận nuôi để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn.Một trong ba người con trai có thể làm con nuôi của họ hàng. Nghĩa là ba mẹ vẫn chăm sóc và chu cấp kinh tế nhưng mượn danh nghĩa cô, dì, chú, bác nhận nuôi để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn.
Xem thêm: Người xưa nói: "Tháng củ mật cẩn thận củi lửa không vận xui kéo tới, tiền tài hao tổn"
Đọc thêm
Rằm tháng Giêng là rằm quan trọng nhất trong văn hóa tâm linh, nhớ làm những việc này để tăng thêm phước báu cho gia đình.
Theo quan niệm người xưa phụ nữ mà có tướng vòng eo nhỏ thắt đáy lưng ong thì sẽ là người phụ nữ đảm đang tốt cho chồng con.
Người xưa nói rằng, những người phụ nữ rậm lông mang tướng vượng phu ích tử, điều này có đúng không?
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.