Đám giỗ sống và hành trình 3 lần ám sát Ngô Đình diệm của người tử tù không số Mười Thương

Lịch sử vẫn nhắc mãi tên Đại tá Mười Thương với kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm cùng "Phát súng trên cao nguyên" định mệnh.

Đỗ Thu Nga
08:00 26/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại tá Phan Văn Điền (Mười Thương - Triệu Thiên Thương) đã ra đi mãi mãi vào ngày 5/5/2020. Thế nhưng lịch sử và dân tộc Việt Nam sẽ còn nhắc mãi tên Đại tá Mười Thương với kế hoạch, quá trình ám sát tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm cùng "Phát súng trên cao nguyên" định mệnh và được ví như "Kinh Kha nước Việt". Ông là người cộng sản trung kiên, người tử tù 0 số quyết chịu đau đớn về thể xác để giữ bí mật cách mạng.

Theo tài liệu lịch, Đại tá Mười Thương sinh ngày 18/8/1935, cán bộ hưu trí, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu tổng hợp ty Công an Tây Ninh (nay là phòng tham mưu Công an Tây Ninh). 

Lên 10 tuổi ông lưu lạc vào Nam, rồi tham gia cách mạng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Gia Định và Tây Ninh. Chiến sĩ cách mạng thời đó biết đến ông với tên gọi Hà Minh Trí trong kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm tại chợ Buôn Ma Thuột năm 1957.

Đám giỗ sống

Được Mỹ đặt vào chiếc nôi chính trị tại miền Nam Việt Nam và ru ngủ bằng bài "chống hiểm họa xâm lăng của Cộng sản", Ngô Đình Diệm và vây cánh trở thành những kẻ mộng du cuồng tín, trở thành kẻ bán nước hại dân ra sức giết đồng bào, triệt tiêu các giáo phái và đàn áp thô bạo lực lượng cách mạng

muoi-thuong-va-3-lan-no-sung-am-sat-ngo-dinh-diem
Đại tá Phan Văn Điền - bí danh Mười Thương (khi ám sát Ngô Đình Diệm, ông lấy thân phận giả mà Hà Minh Trí)

Trong khi đó, ta tôn trọng Hiệp định Geneve, chủ trương đấu tranh chính trị phi vũ trang thì chính quyền Ngô Đình Diệm được thể ra sức đàn áp phong trào cách mạng với các thủ đoạn tàn ác khiến dân chúng sục sôi phẫn nộ. Trước tình hình trên, theo gợi ý của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ - Người soạn thảo và đề ra Cương lĩnh Cách mạng miền Nam - từ tháng 10/1956, một số địa phương chủ động bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cơ sở Đảng bằng cách thành lập Tổ Trừ gian diệt ác (Đến năm 1959, Đại hội III Trung ương Đảng mới ra Nghị quyết 15 với chủ trương "đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang").

Tây Ninh là địa phương sớm thành lập Ban Địch tình do đồng chí Lâm Kiểm Xếp làm Trưởng ban, Phan Văn Điền (Phạm Công Phú, tức Mười Thương) - chiến sĩ được huấn luyện đào tạo tư duy cách mạng, kỹ năng hoạt động đặc tình từ tuổi thiếu niên đã từng len vào hàng ngũ của địch với chức vụ Phó ty Thông tin - là Ủy viên phụ trách Tổ Trừ gian diệt ác.

Sau đó, đồng chí Mai Chí Thọ (lúc ấy là Xứ ủy viên, Phó ban Địch tình Xứ ủy phụ trách miền Đông Nam Bộ) về Tây Ninh triển khai nhiệm vụ và chỉ đạo đồng chí Xếp tổ chức ám sát Ngô Đình Diệm nhằm dằn mặt Mỹ và tạo điều kiện ly gián nội bộ địch. 

Sinh thời, Đại tá Mười Thương từng chia sẻ: "Anh Mai Chí Thọ chỉ đạo trực tiếp cho tôi và anh Lâm Kiểm Xếp: Các em phải ám sát cho được Ngô Đình Diệm để trả thù cho anh em đồng chí đồng bào đã bị chúng sát hại dã man, tàn bạo. Người nhận nhiệm vụ ám sát phải chấp nhận hy sinh mạng sống mình. Nếu bị địch bắt thì phải khai Mai Hữu Xuân là kẻ tổ chức ám sát Diệm để tạo mâu thuẫn trong nội bộ chúng".

muoi-thuong-va-3-lan-no-sung-am-sat-ngo-dinh-diem-5
Ngô Đình Diệm - mục tiêu ám sát của Hà Minh Trí

Đại tá Mười Thương khi đó chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ. Sau 2 lần lỡ dịp ở Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh và tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nghe tin Ngô Đình Diệm sẽ dự Hội chợ kinh tế thương mại cao nguyên ở Ban Mê Thuột vào ngày 22/2/1957, ông Lâm Kiểm Xếp đã chỉ đạo ông đến tận nơi đó 2 lần điều nghiên phương án tác chiến.

Sau khi bàn bạc, nghiên cứu, ông Lâm Kiểm Xếp yêu cầu Mười Thương chọn "Kinh Kha". Nhận thấy nhiệm vụ "không có lối thoát", người cảm tử thực hiện nhiệm vụ chỉ có con đường chết, ông Mười Thương đề xuất chính mình sẽ là người thực hiện. Khi ấy ông mới 22 tuổi. 

Nghe những phân tích của Mười Thương, ông Lâm Kiểm Xếp đồng ý. Ban Địch tình Tỉnh ủy đã làm ngay cho ông một chứng minh thư giả mang tên Hà Minh Trí. Ban Địch tình chốt lại: Mười Thương phải thi hành 2 "loạt đạn". Loạt thứ nhất là xả đạn trực diện vào ngực lên đến đầu để tiêu diệt Ngô Đình Diệm. Nếu người cảm tử chưa hy sinh mà bị bắt thì bắn tiếp "loạt đạn" thứ hai, khai cho Mai Hữu Xuân và lực lượng Cao Đài ly khai tổ chức ám sát Diệm nhằm ly gián nội bộ địch.

Trước ngày lên đường thực hiện nhiệm vụ "có đi không có về" này, ông Xếp tổ chức 1 bữa tiệc cuối cùng gọi là "đám giỗ sống" để thiết đãi Mười Hương tại nhà ông Ba Thẩn - một cơ sở cách mạng ở xã Tân Phước (huyện Gò Dầu, Tây Ninh). Bữa ăn có ông Tư Mừng - Bí thư Ban Địch tình và cô Bảy Nhanh. Buổi đưa tiễn người cảm tử đi vào cõi chết không có không khí bi lụy mà lại... vui ngất trời.

Theo hồi tưởng của ông Mười Thương lúc sinh thời về bối cảnh đó thì: "Khi làm cách mạng, tất cả anh em chúng tôi đều luôn nghĩ đến ngày hy sinh cho Tổ quốc, cho cách mạng, cho Đảng nên hầu như chẳng băn khoăn gì, chẳng suy nghĩ gì trước cái chết. Ai cũng "sung" cả. Tôi cũng thế. Biết chuyến công tác sẽ kết thúc bằng cái chết nhưng tôi rất phấn khởi vì tôi vinh dự được trực tiếp tiêu diệt kẻ thù nguy hiểm nhất. Tôi chỉ nhớ đến các anh em đồng đội trong tổ đã từng bị địch sát hại dã man".

Kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm của "Mười Thương"

Hành trình ám sát Ngô Đình Diệm được thực hiện 3 lần, nhưng 2 lần đầu đều giăng lưới... hụt. Cả hai lần thực hiện ám sát hụt này, Hà Minh Trí đều xung phong làm người nổ phát súng kết liễu Ngô Đình Diệm nhưng đều... chưa có duyên gặp được mục tiêu.

muoi-thuong-va-3-lan-no-sung-am-sat-ngo-dinh-diem-6
Hà Minh Trí bị địch bắt giữ tại Buôn Ma Thuột sau khi nổ hai phát súng ám sát Ngô Đình Diệm (Ảnh: Tư liệu)

Đến đầu năm 1957, Ngô Đình Diệm dự và cắt băng khánh thành Hội chợ Kinh tế Trung phần Cao nguyên ở Buôn Mê Thuột. Thông tin này được ban địch tình nắm rõ. Ban địch tình nhận thấy đây là thời cơ ngàn vàng nên đã bố trí Hà Minh Trí làm 1 thương nhân từ Tây Ninh lên dự hội chợ. Kèm theo sự giúp đỡ của lực lượng thân cách mạng trong hàng ngũ cận vệ tổng thống, chuẩn bị sẵn sàng vũ khí để tuồn vào bên trong khu vực an ninh của Ngô Đình Diệm.

Đúng 9h ngày 22/2/1957, Ngô Đình Diệm dẫn đoàn đại biểu tiến vào lễ đài dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cận vệ và mật thám. Khi tiếng hô chào cờ vang lên, Hà Minh Trí nhanh tay rút khẩu súng MAT-49 cưa nòng cưa báng nhắm thẳng Ngô Đình Diệm nhả đạn.

Song khẩu tiểu liên từ thời Kháng chiến chống Pháp chỉ nổ được 2 viên đạn trước khi... kẹt. Hà Minh Trí giữa vòng vây của cận vệ Ngô Đình Diệm không có cơ hội lên đạn lượt thứ 2 mà bị bắt ngay sau đó. Hai phát đạn của Hà Minh Trí đi lệch mục tiêu, bắn trúng vào Bộ trưởng Cải cách Điền địa Đỗ Văn Công, Ngô Đình Diệm may mắn thoát chết và bình an vô sự.

Thần chết từ chối người tử tù không số

Sau vụ ám sát thất bại, Mười Thương bị địch bắt giải từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn. Sau 33 ngày chịu cực hình ở địa ngục P.42 - Sở Thú, địch đã hoàn tất hồ sơ bản cung của ông và tổ chức tòa án quân sự xét xử bí mật nhưng không tuyên án. Chúng đưa Mười Thương về trại giam Tổng nha Cảnh sát. Để giam ông, chúng đã xây sử một phòng giam đặc biệt mang số 10. 

Thay vì tuyên án tử hình những người tù chính trị, Ngô Đình Nhu nham hiểm, tàn độ đến độ một mặt ra lệnh công khai cho tòa án hạ án tử các chính trị gia "Caraven" và các quân nhân tham gia đảo chính năm 1960 để tạo tiếng đạo đức, một mặt ông ta lạnh lùng bí mật ra lệnh cho một viên phi công thả bom tử hình đồng loạt gồm 341 người tù chính trị, trong đó có cả nhóm đảo chính năm 1960 và nghị sĩ "Caraven".

Khi đó, Mười Thương biết chắc chắn mình sẽ nhận án tử bằng 1 hình thức nào đó nhưng ông vẫn lạc quan, yêu đời. Thậm chí còn tìm được một tình yêu chung thủy trong những ngày chờ chết. 

muoi-thuong-va-3-lan-no-sung-am-sat-ngo-dinh-diem-4
hủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (phải) thăm Anh hùng LLVTND Phan Văn Điền vào năm 2018

Không tính thời điểm phát súng ám sát vừa nổ ra, địch muốn giữ người ám sát sống để lấy lời khai, Mười Thương có tổng cộng 3 lần thoát chết. Sau khi kết tra, tòa án quân sự của Diệm đã bí mật xét xử ông nhưng không kêu án mà đưa ông sang nhà tù Chí Hòa. Sau này, một số người sống lưu vong ở nước ngoài cho rằng, Diệm tuy bất tài nhưng sống rất có đức. Dẫn chứng là hắn đã không trả thù kẻ ám sát mình bằng cách ra lệnh xử án tử hình sát thủ Hà Minh Trí (Mười Thương). Họ đã sai lầm.

Tuy đã kết án "Hà Minh Trí ám sát bất thành Ngô Đình Diệm" nhưng tòa án quân sự của Diệm không hề tuyên án, kể cả trong hồ sơ. Chúng đưa Mười Thương sang trại giam Chí Hòa và ông không hề biết số phận mình sẽ ra sao. Cho đến khi nhận tin bị đày ra Côn Đảo ông vẫn không biết số tù của mình là bao nhiêu. Những người tù có kinh nghiệm cũng không hiểu nổi lý do kỳ lạ này. 

Chuyến tàu chuyển tù ra Côn Đảo vào tháng 10/1963, đã chở tổng cộng 411 tù chính trị và 1 tù hình sự tử hình. Trong đó có 40 tù cộng sản bị án tử hình, 300 tù cộng sản thành án lẫn không thành án và 10 nhân vật tham gia đảo chính Diệm năm 1960.

Khi tàu rời bến được một buổi, đang lênh đênh trên biển thì một chiếc máy bay xuất hiện, bay 3 vòng tròn trên bầu trời rồi vút thẳng về hướng Campuchia. Nhiều người tù nói đùa, Diệm cho máy bay chào từ biệt mọi người. Không ai hiểu lý do thật vì sao chiếc máy bay này xuất hiện.

Mãi đến khi cuộc đảo chính vào 11/1963 nổ ra, chính quyền Diệm theo ông ta xuống địa ngục, người phi công lái chiếc máy bay ấy là đại úy Huỳnh Minh Đường từ Campuchia trở về nước cho biết: Chính Ngô Đình Nhu đã bí mật ra lệnh cho ông ta thả bom đánh chìm chiếc tàu chở tù nhân giữa biển. Đại úy Đường vì lòng nhân đạo, cũng vì tự phán đoán rằng, sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ác đức ấy, chưa chắc Ngô Đình Nhu để ông sống. Thế là ông bay chào những người tù rồi sang Campuchia tị nạn.

muoi-thuong-va-3-lan-no-sung-am-sat-ngo-dinh-diem-3
Đây là người vợ hiền của người tử tù không số Mười Thương

Hóa ra, do đã tính từ trước nên Ngô Đình Nhu không xếp số tù cho Mười Thương. Chiếc tàu ấy tồn tại không mong muốn và cập bến Côn Đảo nên tất cả các nạn nhân đều không có tên, có số vào trại. Mười Thương là người cuối cùng và duy nhất không có tên trong danh sách. Viên cai tù lúng túng chạy đi đánh điện vào đất liền để hỏi. Khi trở lại, hắn gán đại cho ông một cái số tù. Đó là lần thoát chết thứ nhất ly kỳ của ông.

Sau khi Diệm chết, ông được chuyển về trại giam Cộng Hòa. Sau nhiều biến động những kẻ xôi thịt khuynh đảo chính trường miền Nam, đầu năm 1965 Phan Khắc Sửu tạm làm quốc trưởng. Lúc ấy, đồng chí Trần Quốc Hương được địch chuyển từ nhà tù miền Trung vào trại giam Cộng Hòa. Gặp nhau trong tù, đồng chí Mười Hương đã chỉ đạo ông làm đơn gửi cho Phan Khắc Sửu. Nhận tình "đồng đạo Cao Đài", Phan Khắc Sửu đã ra lệnh thả ông. Vừa ra khỏi tù, theo hướng dẫn của đồng chí Mười Hương, ông vào ngay căn cứ Củ Chi tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 2/1967, ông được điều về làm Trưởng Tiểu ban Điệp báo Ban An ninh Tây Ninh. Ông dự định vào thành để móc nối, xây dựng một số tuyến điệp báo. Trước khi vào thành, ông ghé vào Ban An ninh T4 để làm giấy tờ giả hộ thân. Do đồng chí Nguyễn Tài đang họp nên ông phải trú lại qua đêm tại một căn hầm dành cho khách lãnh đạo.

Đêm đó, máy bay địch thả 4 quả bom vào căn cứ T4. 3 quả bay lạc ra ngoài khu vực rừng vắng, 1 quả rơi đúng vào căn hầm ông trú. Quả bom rơi vào chân trái của ông nhưng... không nổ. Ông thoát chết nhưng chân trái không còn. Lần hụt chết sau cùng đã khiến người bạn đời chung thủy của ông phải sống đời sống thực vật.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về giây phút cuối đời của nữ tử tù cộng sản huyền thoại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận