Nỗi oan ngàn năm của bà hoàng Thượng Dương và thảm án chấn động lịch sử triều Lý

Cuộc đời của bà hoàng Thượng Dương vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng nhưng cái chết của bà và 76 cung nữ thì rất nổi tiếng. Nhưng cho đến nay, tình tiết vụ thảm án cụ thể ra sao vẫn còn là một bí ẩn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà hoàng Thượng Dương là ai? Có con không?

Theo Wiki, bà hoàng Thượng Dương (Lý Thánh Tông Dương Hoàng hậu không rõ năm sinh, chỉ có ghi chép bà mất năm 1073. Bà được gọi với tôn hiệu Thượng Dương Hoàng hậu hoặc Thượng Dương Hoàng thái hậu. Bà là Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Bà là chính thất của Lý Thánh Tông và mẹ đích (không phải mẹ đẻ) của Lý Nhân Tông.

Sử sách cũng không ghi chép về gia thế, quê quán của bà hoàng Thượng Dương. Dã sử thì những thuyết khác nhau, có người nói rằng, bà hoàng này mang họ Dương (không rõ tên), có thuyết thì nói không thể khảo cứu được những thông tin về bà, ngay cả họ Dương cũng chưa chắc đã đúng. Bởi khi còn sống bà ở trong cung Thượng dương.

ba-hoang-thuong-duong-va-tham-an-cung-76-cung-nu-chan-dong-trieu-ly-5
Bà hoàng Thượng Dương là chính thất của Lý Thánh Tông

Ở sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh của vua Tự Đức (triều Nguyễn) có thấy ghi chép theo sách Đường thư cho rằng: Cung Thượng Dương xây cất giữa niên hiệu Thượng Nguyên đời Đường Túc Tông. Vua Đường Cao Tông ở cung ấy, để dự thính triều chính. Do đó, triều nhà Lý lấy chữ Thượng Dương đặt cho tên cung của bà Thái hậu ở.

Vì ở trong cung cấp có tên gọi như vậy nên người ta thường gọi bà là Hoàng hậu Thượng Dương hoặc gọi một cách đơn giản là bà hoàng Thượng Dương. Cho đến nay, cuộc đời bà vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, nhưng cái chết của bà thì vô cùng nổi tiếng. 

Về chuyện con cái, theo chính sử, vì không có con nối dõi trong khi tuổi đã cao nên Lý Thánh Tông đã đi cầu tự: "Nhà vua 40 tuổi, chưa có con trai, thường đi các đền chùa để cầu tự; ngự giá đến đâu, người  xem chật đường. Khi đến làng Thổ Lỗi, có người con gái hái dâu đứng tựa vào khóm cỏ lan, nhà vua lấy làm lạ, cho vời vào cung, lập làm Ỷ Lan phu nhân. Đến khi có mang, sinh hoàng tử Càn Đức, nhà vua mừng lắm.

Ngày hôm sau lập làm thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong Ỷ Lan phu nhân là thần thần phi, gọi là nguyên phi, đổi làng Thổ Lỗi làm làng Siêu Loại, vì là sinh quán của Nguyên phi (Khâm định Việt sử thông giám cương mục)".

ba-hoang-thuong-duong-va-tham-an-cung-76-cung-nu-chan-dong-trieu-ly
Tượng thờ Nhị vị công chúa Từ Thục, Từ Huy ở chùa Đông Phù

Như vậy, Lý Thánh Tông hiếm muộn chưa có con trai chứ không phải là không có người con nào như nhiều sách viết. Dã sử và một số nguồn thư tịch dân gian cho rằng, bà hoàng Thượng Dương sinh hạ được 2 công chúa là Từ Thục, Từ Huy và một 1 phi tần sinh ra công chúa Thiên Thành. Còn những người khác đều không sinh được con (mãi sau này đi cầu tự nhiều nơi, rồi gặp Ỷ Lan lấy về làm vợ và sinh được 2 người con trai, con cả là Lý Càn Đức được nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông).

Về 2 người con của bà hoàng Thượng Dương, do chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên khi chớm trưởng thành đã xin xuất gia tu hành. Lý Nhân Tông cho xây dựng tại làng Đông Phù (nay là xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) ngôi chùa Hưng Long (tự chùa Nhớt) cho 2 con gái tu hành.

Khi sống trong dân gian, hai bà thấy dân chúng nghèo khổ nên đã xin vua ban cho 3.000 mẫu ruộng để chia cho dân 9 làng thuộc đất Nam Phù (nay là phía Nam huyện Thanh Trì). Thậm chí hai bà còn dựng điền trang, dạy dân chúng khai khẩn ruộng đồng, đem giống về trồng cấy, dạy làm nghề thủ công.

Nhớ công ơn của 2 bà mà nhân dân các làng Đông Phù, Tự Khoát, Ninh Xá, Tự Trúc, Mỹ Liệt, Việt Yên … dựng thêm chùa, xây đền đều tạc tượng, lập bài vị thờ phụng. Đời sau sắc phong, suy tôn 2 công chúa là Nhị vị vương bà, Đại Thánh bao phong đại Bồ Tát hồng liên tọa hạ, Thượng đẳng phúc thần, Lý Liễu đoan trang công chúa.

Bà hoàng mang nỗi hàm oan

Quay lại cuộc đời bà hoàng Thượng Dương, sử sách viết: Bà vốn là người phụ nữ không có kinh nghiệm chính trị nên vào năm Kỷ Dậu (1069), khi Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam, vua đã giao cho Nguyên phi Ỷ Lan thay mình giữ quyền nội trị chứ không giao cho bà hoàng Thượng Dương nhiếp chính.

Đến tháng giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông băng hà. Thái tử Lý Càn Đức (con của ỷ Lan) lên nối ngôi, lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép: "Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới 7 tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu họ Dương làm Hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc”.

Thế nhưng bà hoàng Thượng Dương ngự ở ngôi vị Hoàng Thái hậu chưa bao lâu thì xảy ra thảm án chấn động lịch sử. Vụ việc xảy ra vào năm Quý Sửu (1073).

ba-hoang-thuong-duong-va-tham-an-cung-76-cung-nu-chan-dong-trieu-ly-0
Thượng Dương là bà hoàng mang nỗi hàm oan xuống cửu tuyền

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép sơ lược việc này như sau: "Quý Sửu (1073)... Giam Hoàng thái hậu họ Dương,... (bởi) Linh Nhân cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?" Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông... (còn) Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An".

Sử sách khác ghi chép: Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: 'Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?'. Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết, chôn theo lăng Thánh Tông”.

Theo ghi chép trên, sự việc xảy ra từ sự "ghen" của Linh Nhân hoàng thái hậu (Nguyên phi Ỷ Lan). Các nghiên cứu lịch sử cho rằng, đây là sự tranh quyền lực giữ bà hoàng Thượng Dương với sự ủng hộ của Thái sư Lý Đạo Thành với Linh Nhân, được hậu thuẫn bởi Thái úy Lý Thường Kiệt.

Sau tất cả, phe của Linh Nhân chiếm ưu thế, Thượng Dương bị bức tử, Thái úy Lý Đạo Thành bị đẩy khỏi kinh đô Thăng Long đi nhậm chức ở châu Nghệ An, lúc đó là vùng biên cương phía Nam.

Đại Việt Sử ký toàn thư tiền biên có đoạn: "Vua lúc ấy còn nhỏ, chỉ biết chiều lòng mẹ đích mà không biết là lỗi lớn. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng phải là do can ngăn việc ấy!”.

Ngô Sĩ Liêm từng nói về việc này - thần sử thời Hậu Lê chê trách việc làm của mẹ con Lý Nhân Tông. Nhưng sau đó lại có dòng biện bộ cho mẹ con nguyên phi Ỷ Lan: "Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích Thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư? Vì là ghen thường tình của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được” (Đại Việt sử ký toàn thư). 

Một sử thần khác là Lê Tung trong sách Việt giám thông khảo tổng luận viết như sau: “Nhân Tông quá nghe lời mẹ đẻ mà đem mẹ đích giết đi”.

Trong một số bản thần tích, ngọc phả về Ỷ Lan và truyền tụng dân gian ở quê hương của bà như thần tích xã Dương Xá, dã sử ở làng Sủi hay truyền thuyết ở đất Thổ Lỗi bên bờ sông Đuống (nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh; huyện Gia Lâm, TP Hà Nội…) thì bà Thượng Dương rất ghen ghét với Ỷ Lan, do Ỷ Lan được vua sủng ái. 

ba-hoang-thuong-duong-va-tham-an-cung-76-cung-nu-chan-dong-trieu-ly-7
Nguyên phi Ỷ Lan

Đến khi Ỷ Lan mang thai, Thượng Dương cũng độn bụng vờ mang thai. Lúc Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử, Thượng Dương tức tối bàn với cung nữ thân cận tìm cách đánh tráo hoàng tử về làm con mình và thay vào đó là một con mèo nhằm vu oan cho Ỷ Lan mang quái thai. 

Khi triều đình nghị tội, Ỷ Lan bị đẩy vào lãnh cung, chịu cảnh đày đọa nhiều năm cho đến khi được giải oan... 

Câu chuyện này mang màu sắc "ly miêu tráo chúa" trong dã sử triều Tống ở Trung Quốc, có lẽ được dựng lên để biện minh cho hành động của bà hoàng Linh Nhân. Nếu xét theo chính sử sẽ thấy, khi Lý Nhân Tông lên ngôi, mẹ vua là bà Linh Nhân vẫn ở trong cung, không bị đày đọa, hành hạ. Chư kể việc chính sử ghi rõ, bà cùng với Thượng Dương đều "buông rèm nghe chính sự" - tức đều làm nhiếp chính cho vua chứ không phải 1 mình bà Thượng Dương nắm quyền.

Thêm nữa, khi Lý Nhân Tông còn nhỏ, chưa thể giải quyết chính sử thì phải dựa vào các đại thần và hai bà Thái hậu; việc Linh Nhân muốn gạt Thượng Dương ra khỏi ngôi vị hoàn toàn có thể thực hiện được. Vụ bức tử Thượng Dương cùng 76 cung nữ có lẽ do chủ ý của Linh Nhân nhưng dưới danh nghĩa chiếu lệnh của Lý Nhân Tông.

Mặc dù có nhiều công tích, được sử sách ca ngợi nhưng Nguyên phi Ỷ Lan vẫn để lại vết đen trong cuộc đời do liên quan trực tiếp đến thảm án của bà hoàng Thượng Dương. Về sau bà hối hận, đã làm nhiều việc thiện nhằm sám hối, tích công đức như cầu siêu, xây chùa tháp.

Trong sách Đại Việt thông sử, nhà sử học Lê Qúy Đôn chê trách: “Đến như Ỷ Lan Nguyên phi được vua con phong là Thần, đã phạm tội ác giết hại vợ đích [của chồng]”.

Cũng vì vụ án này mà vua Lý Nhân Tông cũng bị than phiền, sách Đại Nam quốc sử diễn ca có câu rằng:

Năm mươi năm lẻ lâu bền,

Vũ công, văn đức rạng truyền sử xanh.

Thượng Dương, sao lỡ bạc tình?

Để bà Dương hậu một mình ngậm oan.

Như vậy có thể thấy, trong vụ án năm Qúy Sửu (1073), bà hoàng Thượng Dương hoàn toàn vô tội, nhưng đến nay kể đã gần 1000 năm, nỗi oan của bà có mấy người được rõ…

Xem thêm: Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng

Đọc thêm

Theo ghi chép của sử cũ, cha con Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tôn đều là con cầu tự. Và đến khi khuất núi cũng có nét tương đồng nhau dù công nghiệp, thời gian trị vì dài ngắn dị biệt.

Huyền tích ly kỳ xung quanh chuyện sinh - tử của cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông
0 Bình luận

Đã mang danh "thiên tử" thì vị đế vương nào ở cõi Nam ta cũng có dăm ba huyền tích vây quanh. Lý Thái Tổ cũng không phải ngoại lệ. Xung quanh mệnh đế vương của ông có rất nhiều giai thoại ly kỳ. 

Giai thoại ly kỳ về 'mệnh đế vương' của vua Lý Thái Tổ
0 Bình luận

Sử sách nhắc đến vị tướng này có cả khen lẫn chê. Ông là người có tài năng thiên bẩm, văn võ song toàn nhưng sống lãng mạn, phóng túng vì thế gây nhiều tranh cãi.

Giai thoại về vị tướng 'lắm tài nhiều tật': Sống phóng túng nhưng làm giàu giỏi bậc nhất Đại Việt
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất