Mùi của thuở ấu thơ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Ở nơi xứ xa, mỗi khi ngắt những cây mùi để ăn ghém, bất chợt gặp những cành mùi hơi già, cái mùi thơm bay lên thì trong tiềm thức, nồi nước mùi hoa của mẹ sớm mồng Một Tết, căn bếp nhỏ và khoảng sân với tiết Xuân sang lại hiện ra rõ mồn một. Bao năm rồi mà như mới đây thôi.

Xưa, khi anh em chúng tôi còn bé, sáng sớm mồng một Tết năm nào cũng vậy, mẹ tôi nấu một nồi to nước rau mùi già rồi gọi các con ra rửa mặt. Mẹ nói để cho cả năm cái mặt được thơm tho.
Truyền thống ấy vẫn được giữ gìn đến khi anh em chúng tôi - trai đã có vợ, gái đã có chồng, sinh con đẻ cái rồi mà năm nào về nhà ăn Tết thì những cái mặt ấy cũng được mẹ chăm chút cho thơm tho như mẹ hằng mong muốn.
Tôi xa quê hương lâu lắm rồi. Đã gần 40 năm chưa được rửa mặt bằng nước mùi già do mẹ nấu vào sớm mồng Một Tết. Ở nơi xứ xa, mỗi khi ngắt những cây mùi để ăn ghém, bất chợt gặp những cành mùi hơi già, cái mùi thơm bay lên thì trong tiềm thức, nồi nước mùi hoa của mẹ sớm mồng Một Tết, căn bếp nhỏ và khoảng sân với tiết Xuân sang lại hiện ra rõ mồn một. Bao năm rồi mà như mới đây thôi.
Ai xa quê mấy chục năm không về vào dịp Tết cũng sẽ hiểu được tâm trạng của tôi - háo hức đấy và cũng đầy hụt hẫng. Háo hức vì được tận hưởng những phút giây ấm áp bên người thân trong thời khắc giao mùa. Hụt hẫng bởi ký ức xưa thực sự chỉ còn trong hoài niệm. Tìm đâu thấy những đứa trẻ quẩn quanh bên chiếc chiếu, chiếc nong chờ người lớn gom lá, gom gạo để gói những chiếc bánh xinh xẻo cho mình. Không còn cảnh bếp củi bập bùng để những nam thanh nữ tú vừa trông nồi bánh chưng vừa đánh bài sát phạt quẹt nhọ nồi vào mũi nhau, mắt lấp lánh ánh cười bên than hồng làm rạng ngời từng khuôn mặt. Còn đâu tiếng lợn kêu inh ỏi rồi âm thanh chục choặc tiếng giã giò vang vang trong xóm nhỏ… Và nữa, nồi nước mùi già năm nay không do tay mẹ nấu, không rộn tiếng mẹ gọi mà tất tật là ở từ cậu em trai tuổi đã 60…

Mở cửa phòng ngủ bước ra, tôi nhìn thấy xoong nước mùi già đang bốc hơi thơm lừng. Không phải ở căn bếp nhỏ ngày xưa nơi góc vườn mà là trên tầng 2 của căn nhà xây kiểu Tây tân tiến. Tôi lấy chiếc ca nhựa múc nước mùi dội vào chiếc khăn bông, ấp lên mặt mình. Hương mùi thơm đã đưa tôi trở về ngày ấy - bốn anh em xúm quanh chậu nước đang bốc hơi mịt mù nơi góc bếp, xuýt xoa cầm chiếc khăn còn đang nóng hổi từ tay mẹ ấp lên mặt, rồi lau từ trán, xuống khoé mắt, vành tai đến cổ, gáy, bàn tay … theo hướng dẫn của mẹ, bởi mẹ muốn cho các con cả năm được sạch sẽ, thơm tho.
Chiếc khăn bông đã nguội. Chỉ có mình tôi với tôi…
Chắc chắn đây là lần đầu tiên trong cuộc đời của người đàn bà ngoại lục tuần là tôi - lại bủn xỉn đến vậy. Ấy là đun đi luộc lại xoong nước mùi già đến ngày mồng ba Tết. Có lẽ tôi tin lời của mẹ, muốn giữ cho cái mặt của mình vương vấn mãi chút chút thơm tho.
Xem thêm: Người làm công kỳ lạ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Đọc thêm
Một người bạn từng nói với tôi rằng, niềm vui khi leo núi trước giờ không đến từ cảnh đẹp mà chỉ nhìn những người leo núi cũng đủ giúp anh ta viết được cả một cuốn sách.
Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm giáo sư của mình ở trường đại học. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.
Người thợ xây nọ ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình...
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.