Khéo mồm không có tội tình gì cả - Câu chuyện nhân văn

Nhà có bốn anh em, ông bố cứ yêu thằng thứ ba hơn, thể nào ba thằng còn lại cũng xúm vào nói: “Thằng này chỉ được cái khéo mồm để lừa ông bà già”. Khéo mồm không có tội tình gì ở đây cả.

Đỗ Thu Nga
11:00 21/12/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có bạn nói: “Không, tính tao thế, có gì tao nói đấy!”. Có gì nói đấy là chân thành rồi, nhưng là chân thành ngu xuẩn. Đừng ngụy biện. Nói từ cuống họng trở ra, chết ngay; nhưng chỉ nói từ cuống họng trở vào mà không có từ cuống họng trở ra, cũng chết ngay. Chúng ta luôn luôn cần phải học giao tiếp thông minh và luôn luôn phải học giao tiếp thông minh là để không… chết.

Tôi biết một số bạn thành công rồi, không thành công thêm được nữa, hoặc tệ hơn là thất bại, nhưng khổ cái là không biết vì sao mình không thành công hơn, không biết vì sao mình thất bại. Thành công là một hàm nhiều biến, duy trì thành công cũng là một hàm nhiều biến, phát triển thành công ban đầu để thành công hơn nữa lại là một hàm nhiều biến hơn, nhưng cả ba hàm này đều chung một biến cực kỳ quan trọng, đó là biến kỹ năng mềm.

Và nếu coi kỹ năng mềm là một hàm thì biến giao tiếp thông minh (là chân thành nghệ thuật, là chân thành cộng khéo mồm) sẽ lại là một biến cực kỳ quan trọng của hàm này.

kheo-mom-khong-co-toi-tinh-gi-ca-cau-chuyen-nhan-van-9

Nhiều bạn trẻ giờ chủ quan lắm. Thấy mình có chút thành tích rồi là chểnh mảng rèn luyện. Đỗ đại học, cao đẳng cũng đáng tự hào thật, “chọi” với bao nhiêu người mới được. Các bạn là những hạt giống tốt, nhưng đừng vì thế mà ung dung, yên tâm là sẽ có một cây tốt, những bông hoa tốt, những quả tốt. Hạt giống tốt rồi, còn cần chăm bón hằng ngày, học tập, rèn luyện cả kiến thức, kỹ năng (mềm), thì ra trường mới làm việc tốt được, mới là người có ích cho gia đình, xã hội được.

Tôi không miệt thị trường chuyên, lớp chọn, tôi cũng không miệt thị những bạn học giỏi kiến thức ở lớp, tôi chỉ thấy tiếc cho người học ở đó, người giỏi ở mảng đó. Thực tế là, đâu phải ai học hành trên lớp giỏi giang, đi du học Anh, Mỹ về cũng có công việc tốt, cuộc sống tốt. Đa phần đều là chết ở kỹ năng mềm. Không có kỹ năng mềm nên chưa biết cách tận dụng môi trường du học, kiến thức du học, thành ra đến khi về nước có học được bao nhiêu đâu. Cái cần học thì không biết mà học, cái không cần học lại lao đầu vào học mới xảy ra thực tế đó.

Dù là đi học hay đi làm, kỹ năng mềm cũng quan trọng, khéo mồm với bố mẹ ở nhà là kỹ năng mềm, khéo đối nhân xử thế khi ra đường là kỹ năng mềm, khéo lo liệu các mối quan hệ ở cơ quan là kỹ năng mềm,… Lên cầu thang, gặp ông sếp mà không chào cho ra chào, lí nha lí nhí hay suồng sã bỗ bã đều không được. Sếp không chửi bới, ghét bỏ gì bạn, nhưng tôi khẳng định, 20 năm nữa bạn vẫn như bây giờ, không ngóc đầu lên được. Giao tiếp quá kém. Học giao tiếp thông minh có khó đâu mà không học.

Người Nhật thành công không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới là bởi nước Nhật chú trọng đào tạo công dân Nhật thành người trước, rồi mới đào tạo nghề. Các kỹ năng mềm, công dân Nhật được đào tạo kỹ lắm, từ khi còn rất nhỏ. Chưa làm người đã làm nghề thì mức độ phá hoại kinh khủng vô cùng. Vừa làm vừa phá thì làm làm gì.

Xem thêm: Gieo nhân nào gặt quả đó - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận