Huệ Túc Phu Nhân và lời tiên tri về cái chết của 2 anh hùng chống Mông Cổ

Số phận của 2 vị anh hùng chống quân Nguyên Mông năm 1258 đã được một người tinh thông tử vi là Huệ Túc Phu Nhân tiên đoán từ trước đó... Và lời tiên đoán này đã ứng nghiệm.

Đỗ Thu Nga
09:00 03/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Huệ Túc Phu Nhân là ai?

Huệ Túc Phu Nhân là nhân vật góp công không hề nhỏ  trong rất nhiều việc quan trọng của nhà Trần. Ít ai biết được, bà từng đánh cuộc tử vi tháng Thái sư Trần Thủ Độ. Bà cũng là người giúp củng cố tinh thần kháng Nguyên và giúp Hưng Đạo Đại Vương đảm nhiệm chức Quốc Công Tiết Chế. Và bà cũng từng xem số mệnh cho rất nhiều tướng lĩnh con em nhà Trần.,

Huệ Túc Phu Nhân tên thật là Hoàng Chu Linh. Bà là con gái vị quan nhà Tống tên Hoàng Bính. Vì Hoàng Bính biết xem thiên văn nên biết được nhà Tống sắp mạt, linh khí lại ngùn ngụt ở phương Nam, vì thế quyết định đưa gia tộc 2.000 người sang nương náu Đại Việt.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-7
Tranh minh họa

Tại thành Thăng Long, khi mới 16 tuổi, Hoàng Chu Linh đã đánh cuộc tử vi thắng Thái sư Trần Thủ Độ. Sau đó bà xem tử vi cho rất nhiều hoàng thân nhà Trần, biết rằng nhiều người đều là danh tướng và anh hùng dân tộc, bên cạnh đó cũng có những người hy sinh nhưng tiếng thơm lưu mãi muôn thuở.

Câu chuyện về vợ chồng Trần Tử Đức và Bùi Thiệu Hoa chính là bắt đầu từ sự việc này. Nó được ghi lại trong "Đông A di sự", cuốn sách thuật lại chi tiết những diễn biến quan trọng của nhà Trần từ góc nhìn của người trong cuộc.

Chuyện tử vi: Sinh vi tướng, tử vi thần

Sau cuộc đánh thắng Thái sư, Hoàng Chu Linh xem tử vi gần hết cho mọi người trong triều. Lúc này, Trần Tử Đức mới mở lời rằng, vợ chồng ông đã hộ tống gia tộc của Hoàng Bính qua 4 ngày và đến Thăng Long mà không biết Hoàng Chu Linh giỏi xem tử vi đến vậy. Đồng thời ông cũng nhờ bà xem giúp. Ông cho hay, bản thân sinh năm Mậu Tý, tháng 7, ngày 24, giờ Ngọ. 

Nghe xong, Hoàng Chu Linh liền bấm ngón tay tính số rồi trầm ngâm không nói, khiến nhiều người sốt ruột. Nhà vua lúc này cũng phải mở lời rằng, Trần Tử Đức thống lĩnh 3 hiệu bộ binh ở Ngũ Yên, trấn ngự biên cương, vận số liên quan đến an nguy xã tắc, nên nếu có gì bất thường xin Hoàng Chu Linh đừng giấu.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-6
Tượng thái sư Trần Thủ Độ

Ngay sau đó, Hoàng Chu Linh đáp: "Thiên cơ bất khả lậu. Khả lậu tổn âm đức. Tuy nhiên đấng chí tôn đã ban chỉ, thần đành viết ra. Xin bệ hạ ban cho thần bút mực". Rồi bà làm một bài thơ như sau:

Ô hô!

Trung khả hữu nhị,

Nghĩa bất quá tam.

Anh hùng vi đệ nhất.

Sinh vi tướng, tử vi thần.

Vạn thế danh lưu thanh sử,

Nam thiên đại đại tồn chính khí.

Dịch là:

Than ôi!

Trung có thể có hai,

Nghĩa thì chẳng quá ba.

Anh hùng chỉ có một

Sống là tướng, chết thành thần

Vạn thế lưu sử xanh

Trời Nam chính khí mãi trường tồn.

Nhà vua xem xong liền nói: “Điều mà tiểu cô nương nói về Hầu. Có lẽ toàn thể những người hiện diện đều mong ước”.

Sau đó, Trần Tử Đức cũng muốn Hoàng Chu Linh xem giúp vợ mình là Bùi THiệu Hoa nhưng không nhớ giờ sinh. Hoàng Chu Linh liền qua cũng Thê của Tử Đức và quan sát sắc diện xinh đẹp của Thiệu Hoa. Sau đó bà phán rằng:

“Kể ra trong giới nữ lưu, mấy người được như phu nhân. Này nhé, nhan sắc nghiêng thành đổ núi, võ công cao tuyệt đỉnh, văn học uyên bác. Hiện nay phu nhân cùng quân hầu, ngồi trên mình ngựa, trấn ngự biên cương. Hào hùng thay. Sự nghiệp của phu nhân sau này đâu có thua gì công chúa nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam”.

Người nghe khi ấy đều cho rằng, đây là những lời tiên tri tốt. Nhưng ẩn ý đằng sau đó thì không ai hiểu được. Về sau này khi sự việc đã xảy ra rồi thì mọi người mới hoàn toàn sáng tỏ. 

Liễu giải sức mạnh làm kinh hoàng Á – Âu

Một năm sau, vào đầu tháng Giêng 1258, quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Ngột Lương Hợp Thai đã tiến đánh Đại Việt. Quân nhà Trần vừa đánh vừa lùi nhằm bảo toàn lực lượng.

Vua Trần tập hợp đại quân ở Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xương, tỉnh Vĩnh Phúc) để chặn đường quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long. 

Khi quân Mông Cổ kéo đến Bình Lệ Nguyên, quân nhà Trần tập trung ở đây có cả vua Trần Thái Tông cùng các hoàng tử. Hai bên giao chiến rất kịch liệt.

Quân Mông Cổ tìm cách tiếp cận và tiêu diệt vua Trần nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây được xem là trận đấnh quy mô lớn đầu tiên giữa Đại Việt và Mông Cổ, giúp quân Đại Việt liễu giải sức mạnh làm kinh hoàng khắp Á – Âu của đội quân này.

Giữa lúc cuộc chiến diễn ra ác liệt, Ngự sử trung tán Lê Tần luôn bên cạnh hộ giá bảo vệ nhà Vua. Khi vua Trần cùng các tướng đang mang khí thế quyết đánh đến cùng, thì qua quan sát thế trận, Lê Tần tâu với vua rằng:

“Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế, thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh nốt tiếng bạc mà thôi. Tôi tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người ta được” (Theo Cương Mục).

Vua Trần khi ấy như tỉnh cơn say, cho rằng Lê Tần nói phải, liền cho toàn quân lên thuyền rút nhằm bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội phản công.

Ngột Lương Hợp Thai cho quân lên thuyền đuổi theo vua Trần, các cánh quân nhỏ địa phương thì đánh cản quân Mông Cổ để vua Trần rút đi. Đến Phù Lỗ (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn) là cửa ngõ vào thành Thăng Long, vua Trần bày trận đánh quân Mông Cổ.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co
Võ ngựa Mông Cổ khiến cỏ không thể mọc nổi

Hai bên đối mặt với nhau trên sông Cà Lồ. Quân Mông Cổ vượt sông tiến đánh, một trận quyết chiến đã diễn ra. Quân Mông Cổ bị chặn lại nhưng vẫn quyết đánh vào đội quân chủ lực của nhà Trần nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Tình thế khi ấy bất lợi khiến vua Trần phải tìm cách lui. Vua giao cho nhóm quân tinh nhuệ Ngũ Yên của Trần Tử Đức cùng phu nhân là Bùi Thiệu Hoa và em gái của Tử Đức là Trần Ý Ninh chặn giặc lại càng lâu càng tốt, để nhà Vua rút lui nhằm tổ chức quân đội tìm cơ hội phản công, đồng thời di tản dân chúng đang ở trong thành Thăng Long.

Đây là nhiệm vụ quan trọng và then chốt bởi vì thành Thăng Long có nhiều người dân cần di tản, trong đó có cả gia đình tướng lĩnh cùng hoàng thân quốc thích, việc di dời khỏi Thăng Long cũng nằm trong kế hoạch dự trù lúc đầu. 

Trần Tử Đức cùng vợ và em tinh thông võ nghệ nên dù quân ít vẫn có những trận đánh quyết liệt khiến quân Mông Cổ không tiến vào được. 

Về phần mình, Ngột Lương Hợp Thai dốc quân đánh gấp, nhưng đội quân thiện chiến vốn gây kinh hoàng từ Á sang Âu vẫn không sao vượt qua Phù Lỗ được. Tử Đức cùng vợ và em gái luôn tả xung hữu đột cùng binh lính quyết đánh đến cùng khiến quân Mông Cổ phải vất vả, lần nào sang sông đánh rồi cũng phải rút trở về. Ngột Lương Hợp Thai dù rất suốt ruột nhưng cũng lực bất tòng tâm.

Sau hơn 10 ngày ngăn chặn được giặc, Trần Tử Đức cùng vợ và em gái đem theo đa phần quân sĩ rút, còn mình thì ở lại chặn giặc. Khi đại quân Mông Cổ ồ ạt kéo đến, Tử Đức lại xông pha chiến trận. Nhận thấy quân Mông Cổ đã tràn ngập khắp cả chiến lũy, ông tuẫn quốc sau khi làm tròn nhiệm vụ.

Phu nhân Bùi Thiệu Hoa sau khi rút lui thì được tin chồng đã tuẫn quốc. Bà làm lễ tế chồng, rồi tự tử chết theo phu quân.

Giai-ma-loi-tien-chi-ve-cai-chet-cau-2-vi-anh-hung-chong-quan-Mong-Co-4
Bản đồ cuộc chiến giữa Đại Việt và Mông Cổ lấn 1

Tinh thần quả cảm chết vì giang sơn xã tắc của vợ chồng Trần Tử Đức và Bùi Thiệu Hoa đã làm cảm động ba quân tướng sĩ. Vua Trần Thái Tông đã phong cho Trần Tử Đức như sau:

Dao thụ Thái Phó,

Phụ quốc thượng tướng quân,

Kinh Bắc tiết độ sứ,

Quan sát sứ,

Xử trí xứ,

Minh tâm tĩnh lự công thần.

Nghĩa hòa vương.

Còn phu nhân Bùi Thiệu Hoa được phong là : “Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa”

Trần Ý Ninh thì được phong là “Hồng Đức, Trang Duệ, Vũ Thắng công chúa”, được gả cho hoàng tử con trai vua Thái Tông là Vũ Uy Vương.

Sau nay Trần Ý Ninh sinh ra Trần Quốc Toản. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai Trần Quốc Toản vì còn nhỏ không được tham gia, nên đã lập đội gia binh với lá cờ thêu 6 chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”.

Quay lại một chút về lời tiên tri của Huệ Túc Phu Nhân

Theo đó, sự hy sinh hào hùng của Trần Tử Đức đã được Huệ Túc Phu Nhân nói tới qua lá số tử vi: Lá số của Trần Tử Đức đại vận ở cung Tỵ ngộ Liêm, Tham, Kiếp, Không vốn rất độc; tiểu vận tại cung mùi có Phủ, Hình chiếu là hạn chết.

Hoàng Chu Linh vì vậy đã đoán trước là Trần Tử Đức sẽ tuấn quốc, rồi được phong thần, danh lưu thiên cổ. Đến đây cũng cần nói thêm với các độc giả yêu tử vi rằng cách tính đại vận tử vi thời nhà Trần khá khác biệt so với những trường phái khác.

Biết trước việc đau buồn, nhưng thiên cơ bất khả lộ, không thể cải biến được. Nếu vì biết trước mà cải biến thì lấy ai chặn giặc Nguyên Mông? Vì thế mà Hoàng Chu Linh chỉ có thể nói rằng:

Than ôi!

Trung có thể có hai,

Nghĩa thì chẳng quá ba.

Anh hùng chỉ có một

Sống là tướng, chết thành thần

Vạn thế lưu sử xanh

Trời Nam chính khí mãi trường tồn.

Còn phu nhân của ông là Bùi Thiệu Hoa thì Hoàng Chu Linh cũng đoán được số mệnh, nên ví phu nhân với nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam. Nữ tướng Lê Chân thuở đó được Trưng Vương phong là “Thánh Chân công chúa”, rồi sau này trầm mình tự vẫn theo Hai Bà Trưng sau khi không còn chống cự nổi quân giặc. Tương tự như vậy, phu nhân Bùi Thiệu Hoa tuẫn tiết theo chồng, và được phong là “Hiếu Khang, Linh Anh, Trinh Nhất công chúa”.

(Theo Dân Việt)

Xem thêm: Sử Việt có nàng công chúa "to gan lớn mật" dám khởi binh giết chết kẻ cướp ngôi nhà Trần

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận