Đỗ Tử Bình - kẻ gian thần hại nước, tham vàng khiến vua Trần chết thảm

Sử chép, Đỗ Tử Bình là hạng học nhảm chiều người, tham lam bòn vét, là kẻ gian thần hại nước. Hắn là kẻ có gan hùm che mắt vua, để đến nỗi Duệ Tông dẫn quân vào đất người rồi tử trận, quân sĩ cũng đầu rơi máu chảy rất nhiều.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tung tích, thân thế còn nhiều bí ẩn của Đỗ Tử Bình

Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam có đoạn chép: "Vua Trần Duệ Tôn đi thân chinh (1376) dẫn quân đến cửa biển Thi nại (ở phía đông huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định bây giờ), vua Chiêm là Chế Bồng Nga trá hàng rồi phục quân mà đánh chặn ngang, vua Duệ Tôn phải tử trận, quân sĩ chết mất nhiều lắm”. Kẻ gián tiếp gây lên cái chết của vua nước Nam ấy là Đỗ Tử Bình.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đỗ Tử Bình là một tướng nhà Trần. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành cuối thế kỷ 14. 

Theo thần phả trong di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thì quê quán của Đỗ Tử Bình ở thôn Hưng Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Vào thời nhà Trần trị vì, vùng đất này thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.

Trong ghi chép của họ Đỗ, thông tin về Đỗ Tử Bình rất nhỏ giọt. Xem ra, việc phục dựng lại gần nhất tiểu sử, gốc tích của Đỗ Tử Bình, chẳng dễ dàng gì. Đến ngay cả sử thần nhà Nguyễn khi biên soạn Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng không rõ tung tích, quê quán thật sự của viên quan này.

Trong "lời chua" của sử thần nhà Nguyễn chỉ đưa ra giả thuyết rằng, Đỗ Tử Bình, có thể là người huyện Cổ Lan, và nơi ấy ở thời điểm sách “Cương mục” được viết ra, thuộc về Nam Định. Nên nhớ rằng, nó chỉ là ước đoán bởi họ liên hệ với sách "An Nam chí" của Cao Hùng Trưng có đề cập đến vườn Tử Bình ở huyện Cổ Lan nơi thắng cảnh để du ngoạn, nên có thể Tử Bình là người huyện Cổ Lan chăng? Ước đoán thế, làm sao chắc chắn cho được. 

Theo báo Pháp luật Việt Nam, tháng Giêng năm Mậu Tuất (1348), khi đang làm ngự tiền học sinh, vua bổ dụng Đỗ Tử Bình làm Thị giảng. Đây là chức quan làm việc trong Hàn Lâm viện, có nhiệm vụ soạn các văn bản như chiếu, chế, chỉ… của vua. Lần bổ nhiệm này có thể xem là lúc đương tiến thân của y. Và đây cũng là lúc mà tên tuổi của họ Đỗ xuất hiện trong chính sử.

Còn theo báo Bình Phương, vào tháng 7/1359, Đỗ Tử Bình được thăng làm Tri khu mật viện sự. Đến năm 1362, biên giới phía Nam bắt đầu căng thẳng. Đỗ Tử Bình theo lệnh vua Trần Dụ Tông đi duyệt bổ quân ở Lâm Bình, Thuận Hóa và đắp thành Hóa Châu.

Đến năm 1367, vua Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành. Vào tháng 4 âm lịch năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (vùng đất Quảng Nam ngày nay). Quân Chiêm Thành còn đặt phục binh nên quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế Hưng bị bắt. Đỗ Tử Bình chạy thoát rồi mang tàn quân về nước.

Vào tháng 4 năm Nhâm Tý (1372), Đỗ Tử Bình được cất nhắc lên vị trí cao hơn, được dùng làm Hành khiển, tham mưu quân sự. Trải qua thời gian, rõ ràng là họ Đỗ đã được các quan nhà Trần ngày càng tín nhiệm hơn, đặt vào các vị trí quan trọng. Gần nhất, ấy là vị trí tham mưu quân sự. Đó là nơi đòi hỏi người có năng lực, nhãn quan tốt trong việc binh bị.

Hạng tham lam bòn vét, kẻ gian thần hại nước

Khi nói về Đỗ Tử Bình, sử thần Ngô Thì Sĩ nhận định: "Nước đến khi sắp mất, tất nhiên trời sinh ra một người để mà phá hoại. Việc Tử Bình được tiến cử, là lúc mối hấn khích ở biên giới Nhật Nam đã chớm nảy nở, cái nguy cơ tai họa của Duệ Tông đã ngấm ngầm phục sẵn, mà từ đó, dần dần gây ra mối suy sụp cho cơ nghiệp nhà Trần”. 

Điều ấy, xét thì thấy rất đúng. Những việc mà Đỗ Tử Bình làm đã gây nên tai họa cho nước, y đáng bị xử chết ngàn lần.

Sử chép, thời vua Trần Duệ Tông có ý muốn chinh phạt Chiêm Thành (khi đó do vua Chế Bồng Nga cai trị) cho phân rạch được thế mạnh của Đại Việt so với Chiêm quốc. Vua Huệ Tông ra sức chuẩn bị lương thảo, tích trữ vũ khí, rèn luyện quân binh, quyết một phen sống mái với phía Nam.

Thế nên, ngay trong năm Ất Mão (1375), vua cho tuyển lĩnh, dùng Hồ Quý Ly làm tham mưu quân sự. Sang năm sau vào dịp tháng 5, Chiêm Thành lại lần nữa vượt biên giới lấn vào đất Hóa Châu. Vua cho duyệt binh ở Bạch Hạc giang, có ý đánh Chiêm. Dẫu Ngự sử trung tán là Lê Tích, rồi Ngự sử đại phu Trương Đỗ can, nhưng vua nào có nghe, nên tháng 12 năm Bính Thìn (1376) vua thân chinh. 

Cuoc-doi-chat-chong-toi-loi-hai-vua-hai-nuoc-cua-Do-Tu-Binh
Vua Duệ Tông luyện binh đánh Chiêm Thành

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho hay, sở dĩ một phần vua quyết định đánh Chiêm, ấy chính là do lời vu của Đỗ Tử Bình. Bởi trước đó, Bình trấn giữ đất Hóa Châu "chúa Chiêm là Chế Bồng Nga đưa 10 mâm vàng để dâng triều đình. Tử Bình ăn chặn, trẩm đi, lại nói dối rằng: Bồng Nga kiêu ngạo, khinh nhờn, vô lễ, nên đem quân đi đánh. Bấy giờ nhà vua mới quyết tâm thân chinh”.

Rõ thấy, Chế Bồng Nga đã có ý sợ uy lực của Đại Việt nên mới dâng vàng tạ lỗi. Đáng lẽ với trách nhiệm là người đại diện cho đất nước ở nơi Hóa Châu, Bình phải thành thực tâu với vua và triều đình để quan hệ hai nước trở nên hòa hữu. Nhưng hắn lại mờ mắt vì vàng, 

Hắn chẳng những nhắm mắt làm bừa mà còn tham ô luôn 10 mâm vàng ngoại giao ấy. Hắn tâu vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục khiến Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh. 

Cuoc-doi-chat-chong-toi-loi-hai-vua-hai-nuoc-cua-Do-Tu-Binh-6
Trần Duệ Tông chết trong đám loạn quân

Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến tới kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng và nói với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn. Nghe vậy, Trần Duệ Tông thúc quân tiến vào thành.

Sau đó, quân Chiêm tứ phía đổ ra đánh. Quân Đại Việt không kháng cự nổi, vua Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên và tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận.

Đỗ Tử Bình lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu giá. Lê Quý Ly sợ hãi bỏ chạy. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai đem xe tù đi bắt Tử Bình. Khi tử bình về qua phủ Thiên Trường, người ta đua nhau mắng chửi, lấy gạch ngói ném vào xe tù Tử Bình. 

Thượng hoàng sau đó xuống chiếu trị tội nhưng miễn tử hình, chỉ bắt đi làm lính. Tuy nhiên, không lâu sau, Tử Bình được phục chức. Vào tháng 5/1378, Chế Bồng Nga đưa hàng vương Trần Húc về nước, đánh cướp ở vùng Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm tiến vào cửa Đại Hoàng. 

Cuoc-doi-chat-chong-toi-loi-hai-vua-hai-nuoc-cua-Do-Tu-Binh-0
Tranh minh họa Đỗ Tử Bình bị giải về sau khi vua Duệ Tông tử trận (Báo Bình Phước)

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phục chức cho Đỗ Tử Bình, sai ra chống giữ. Tử Bình đánh không lại và Chế Bồng Nga tiến vào Thăng Long lần thứ 3, bắt người cướp của rồi rút về.

Đến năm 1380, vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi cướp phá Nghệ An và tiến lên Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly lĩnh quân thủy và Đỗ Tử Bình lĩnh quân bộ đi chống. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.

Từ sau trận đánh này, Đỗ Tử Bình cáo ốm, xin lui không giữ binh nữa. Đến tháng 11 năm đó, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phong ông làm Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự, lĩnh chức Kinh lược sứ Lạng Giang.

Khi đó, trong nước gặp khó khăn vì chiến tranh liên miên nhưng Đỗ Tử Bình lại kiến nghị Thượng hoàng Nghệ Tông theo phép cho thu thuế "dung" (thuế thân) của nhà Đường, tức là bắt đinh nam mỗi năm nộp 3 quan tiền. 

Từ đầu thời nhà Trần đã có thuế đinh nhưng thực ra chỉ người có ruộng mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, mọi người đều phải chịu loại thuế này, chỉ có binh lính là được miễn. Từ đó, thuế đinh mới thêm nặng. Phép thu thuế này bất công, khiến mọi người phải đóng như nhau.

Sau khi nhận phong Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự được vài năm thì Đỗ Tử Bình chết. Ông được vua Trần Nghệ Tông truy tặng làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Nhưng về sau, các thân sĩ không đồng tình với quyết định của vua Nghệ Tông nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu.

Nói về chuyện Đỗ Tử Bình được đưa vào Văn Miếu, sách Đại Việt sử ký toàn thư nêu ý kiến của sử gia Phan Phu Tiên về Đỗ Tử Bình như sau: Bậc danh nho các đời có bài trừ được dị đoan, truyền giữ được đạo thống thì mới được tòng tự ở Văn Miếu, thế là để tỏ rõ đạo học có ngọn nguồn. Nghệ Tông cho Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tử Bình được dự vào đó,... Tử Bình là hạng học nhảm chiều người, tham lam bòn vét, là kẻ gian thần hại nước, sao lại được len vào chỗ đó? Và sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có nhận định về Đỗ Tử Bình như sau: Tội... người này đáng giết, không dung tha được; thế mà lại còn vẫn dùng! Chính sự nhà Trần không có kỷ cương trách nào chẳng vong.

Với hậu thế thì cơ nghiệp nhà Trần xiêu đổ là tại vua Trần Nghệ Tông không biết phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thế làm loạn, thành ra tự mình nối giáo cho giặc, tự mình làm hại nhà mình vậy. Một ông vua mà đằng trước có kẻ siểm nịnh nhưng không thấy, đằng sau có giặc cướp mà không hay thì quả là tai họa của nước nhà. Và chính những ông vua như vậy mới có những quyền thần như Đỗ Tử Bình, Lê Quý Ly. Cái giá mà triều đại nhà Trần phải trả sẽ mãi mãi là bài học hữu ích cho hậu thế. 

Xem thêm: Bùi Đắc Tuyên - quyền thần thao túng triều Tây Sơn: Kẻ gieo gió ắt gặt bão 

Đọc thêm

Quyền thần Trương Phúc Loan khiến cơ nghiệp 8 đời chúa Nguyễn sụp đổ trong phút chốc. Hắn vơ vét của cải nhiều đến nỗi vàng phơi lấp lánh cả sân; ruộng vườn, trâu ngựa nhiều không đếm xuể.

Trương Phúc Loan - quyền thần khiến cơ nghiệp 200 năm của 8 đời chúa Nguyễn phút chốc bị sụp đổ
0 Bình luận

Sau khi giết Từ Thọ Huy, Trần Hữu Lượng xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa. Nhà Đại Hán một mặt chống quân Nguyên, mặt khác kháng cự với quân đội Chu Nguyên Chương.

'Hậu duệ vua Trần' xưng đế ở Trung Hoa, kháng cự quân đội của Chu Nguyên Chương là ai?
0 Bình luận

Theo thống kê, nhà Trần có khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc, chuyện vua lấy chị em họ là rất bình thường. Nhưng đáng nói, con cháu sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết lại rất thông minh, điển hình như Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải.

Vì sao vua Trần chỉ kết hôn nội tộc nhưng vẫn sinh ra con cháu rất thông minh, tài giỏi?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất