Bùi Đắc Tuyên - quyền thần thao túng triều Tây Sơn: Kẻ gieo gió ắt gặt bão

Bùi Đắc Tuyên nhờ em là Hoàng hậu mà được làm quan trong triều Tây Sơn. Hắn tìm mọi cách để tạo vây cánh, dần đi vào con đường lộng quyền, khống chế cả triều đình, lấn át vua trẻ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân thế của kẻ ngoại thích Bùi Đắc Tuyên

Bùi Đắc Tuyên (? - 1795), còn có tên là Bùi Đắc Kế, là Thái sư dưới triều vua Cảnh Thịnh. Ông là người thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tuy Viễn (Bình Khê), phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, Bình Định). 

Cha của Bùi Đắc Tuyên là Bùi Đắc Lương - một cự phú thôn Xuân Hòa. Bùi Đắc Lương có 3 người con là Bùi Đắc Chí, Bùi Đắc Trung và Bùi Đắc Tuyên. Ngoài ra, cụ Lương còn có 2 người con gái là Bùi Thị Loan và Bùi Thị Nhạn. 

Trong đó, Bùi Đắc Chí sinh được người con gái tên Bùi Thị Xuân. Sau này, bà trở thành nữ tiếng kiệt xuất của nhà Tây Sơn. Em út là Bùi Thị Nhạn nổi tiếng tinh thông võ nghệ, là chị em cùng mẹ khác cha với hoàng hậu Phạm Thị Liên (vợ vua Quang Trung).

Bà Bùi Thị Nhạn tham gia quân Tây Sơn, vốn tinh thân võ nghệ nên được xem là 1 trong "Tây Sơn Ngũ Phụng Thư". Khi gặp thủ lĩnh Nguyễn Huệ thì dần trở nên thân thiết. 

quyen-than-khien-trieu-tay-son-luc-duc-dan-den-ket-cuc-suy-vong-la-ai-9
Tranh vẽ quyền thần Bùi Đắc Tuyên

Hoàng hậu Phạm Thị Liên sinh được 5 người con, trong đó có Thái tử Quang Toản (sau này là vua). Vào năm 1791, bà Phạm Thị Liên qua đời vì bạo bệnh. Vua Quang Trung cưới bà Bùi Thị Nhạn và phong làm Hoàng hậu. Bà Bùi Thị Nhạn là chị em gái với Phạm Thị Liên nên coi cháu ruột như con đẻ.

Sử sách chép rằng, Bùi Đắc Tuyên vốn là kẻ ít học. Thế nhưng nhờ bóng của em gái Bùi Thị Nhận trong hậu cung và cháu ruột là Nguyễn Quang Toản nên được vào triều làm quan. Hắn giữ chức Thị Lang bộ Lễ và được phép vào ra nơi cung cấm.

Lúc Thái tử Quang Toản còn nhỏ, Bùi Đắc Tuyên nhân cơ hội này lấy lòng. Hắn bày nhiều trò chơi và chơi cùng Thái tử. Vì vậy mà rất được lòng vị quân vương tương lai.

Trong thời gian ở hoàng cung, hắn tranh thủ mọi cách để tạo vây cánh, dần đi vào con đường lộng quyền, khống chế cả triều đình, lấn át vị vua trẻ, làm triều đình mất uy tín với dân và quần thần...

Ngoại thích lũng loạn triều cương

Vua Quang Trung là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một vị tướng lĩnh xuất chúng mà còn nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Thế nhưng vận số của vị quân vương này quá ngắn ngủ. Ông đột ngột qua đời khi chưa đầy 40 tuổi, khi đất nước còn chưa vững vàng, Thái tử còn quá nhỏ tuổi.

Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 1792, Quang Trung băng hà, Thái tử Quang Toản nối ngôi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Vì nhà vua còn nhỏ tuổi nên mọi quyền bính trong triều đình đều nằm trong tay Bùi Đắc Tuyên.

Sau khi đăng cơ, Quang Toản liền sử dụng Bùi Đắc Tuyên như "cánh tay phải". Đưa hắn lên chức Thái sư, bất chấp cả quan chế đã đặt sẵn. 

quyen-than-khien-trieu-tay-son-luc-duc-dan-den-ket-cuc-suy-vong-la-ai-0
Kinh thành Phú Xuân

Trong nội cung có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng nên Bùi Đắc Tuyên càng lộng hành. Các đại thần bất mãn vô cùng. Một số quan văn kẻ thì tìm cớ già yếu xin về quê, kẻ thì bị Bùi Đắc Tuyên tìm cớ giáng chức hay cách chức. Một số quan võ không về phe cánh của Tuyên, người bị thảm hại, kẻ bị đưa đi trấn thủ nơi xa xôi.

Võ Văn Cao vốn là người hay chữ, làm Quốc Tử giám trực giảng, sau thăng làm Thái tử Trung doãn, vốn người cương trực nên không chịu nổi Bùi Đắc Tuyên. Ông bỏ quan về cày ruộng, làm nhiều bài thơ mô tả Tuyên là gian thần. Khi Võ Văn Cao chết, Tuyên cho rằng giả chết rồi bắt bật nắp quan tài lên kiểm tra.

Trần Long Vỹ làm Thị lang bộ Lễ, một lần cao hứng ngâm thơ ngỏ ý châm biếm Bùi Đắc Tuyên, biết chuyện Đắc Tuyên mượn cớ để cách chức.

Triều Tây Sơn xảy ra mâu thuẫn, chia phe phái. Nhiều người có chính khí không chịu được Bùi Đắc Tuyên thì chọn cách gia nhập quân của Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh ở Nam bộ.

Đại thần liên thủ và biến động triều Tây Sơn

Lại nhắc chuyện Lê Văn Hưng, ông vốn là "Tây Sơn thất hổ tướng", là đồng hương cùng huyện với Tuyên. Ông là võ tướng thật thà, chỉ giỏi trận mạc, ít tham gia chính sự. Vậy nên dễ dàng bị Tuyên lôi kéo về phe mình.

Thế nhưng một thời gian sau, Lê Văn Hưng phát hiện Tuyên gian tà và độc ác. Ông đã có thái độ phản ứng dữ dội trước việc làm của Tuyên. Bùi Đắc Tuyên nhận thấy không thể dùng được lê Văn Hưng nê đã tìm cách trừ bỏ.

Vào năm 1794, Bùi Đắc Tuyên tau với vua cử Lê Văn Hưng đánh thành Phú Xuân. Lê Văn Hưng vâng lệnh đi và giành được thành. Ông giao thành Phú Yên cho Nguyễn Quang Huy rồi về Phú Xuân báo tin thắng trận.

Tuyên lại tâu với vua là Hưng chưa có lệnh mà đã trở về, rõ ràng có ý tạo phản, cần trừ khử. Vua Cảnh Thịnh lúc đó còn nhỏ tuổi nên không suy xét kỹ càng, chuẩn theo lời tấu của Tuyên. Ngô Văn Sở can ngăn thế nào cũng không được. Phụ chính Trần Văn Kỷ can thiệp khiến Tuyên tức giận cách chức cho làm lính rồi đầy đi coi trạm Hoàng Giang.

Lê Văn Hưng vì chống đối Tuyên mà nhận kết cục chém đầu. Một viên quan khác cũng trở thành cái gai trong mắt Tuyên là Võ Văn Dũng. Để trừ khử nhân vật này, Tuyên sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay chức Trấn thủ, triệu hồi Dũng về Phú Xuân đợi lệnh.

Võ Văn Dũng về đến Hoàng Giang thì gặp Trần Văn Kỷ, lúc này mới rõ nguồn cơn sự việc, tình hình triều chính. Kỷ nói với Võ Văn Dũng rằng, cần diệt Tuyên.

quyen-than-khien-trieu-tay-son-luc-duc-dan-den-ket-cuc-suy-vong-la-ai-8
Tượng hổ tướng Võ Văn Dũng

Võ Văn Dũng tin tưởng Trần Văn Kỷ nên nghe theo. Đến Phú Xuân, Võ Văn Dũng không vào triều ngay mà tìm tới Thái úy Phạm Công Hưng cùng Thái bảo Nguyễn Văn Huấn bàn cách diệt Tuyên. Thế là những vị đại thần này liên thủ tìm cách diệt Tuyên.

Đêm đó, 3 người thống lĩnh binh lĩnh vây dinh Thái sư, sau đó là cung điện đòi vua Cảnh Thịnh giao Tuyên. Không tránh được, vua Cảnh Thịnh đành bắt Tuyên nạp. 

Võ Văn Dũng hạ ngục Tuyên, rồi một một cho người vào Quy Nhơn bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt Ngô Văn Sở giải về Phú Xuân. Võ Văn Dũng cho rằng ba người Tuyên, Trụ, Sở là những người mưu phản nên hạ lệnh đóng cũi nhốt rồi đem dìm xuống sông Hương đến chết. 

Tuy Bùi Đắc Tuyên đã bị loại trừ nhưng ảnh hưởng của hắn đã khiến nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ. Sau này hứng kết cục sụp đổ.

Quyền thần khiến nhà Tây Sơn chia rẽ rồi sụp đổ

Sử chép, tháng 2/1795, Nguyễn Phúc Ánh đưa thủy binh đến ứng cứu thành Diên Khánh, Trần Quang Diệu cho quân chặn ở Trường Cá (Phương Sài) khiến quân Nguyễn không tiến vào được. Quân Tây Sơn vây thành Diêm Khánh rất chặt, khiến 2 cánh quân Nguyễn không thể liên lạc được với nhau. Ưu thế nằm trong tay Quang Diệu, thành Quang Khánh nguy cơ bị mất về Tây Sơn.

Đúng lúc này, tin từ Phú Xuân đến, Bùi Đắc Tuyên bị diệt, Võ Văn Dũng cùng Thái úy Phạm Công Hưng làm loạn kinh thành. Trần Quang Diệu sợ thất kinh vì vợ ông là Bùi Thị Xuân là cháu ruột Đắc Tuyên. Bên cạnh đó, vua còn nhỏ không thể đàm đương chính sự, các đại thần có mâu thuẫn nguy cơ đánh nhau.

Trước tình hình này, dù sắp lấy được Diêm Khánh nhưng Quang Diệu vẫn quyết định rút quân về. Bùi Thị Xuân đang ngăn quân Nguyễn ở Quảng Nam, nghe tin cậu bị giết cũng tức tốc về triều. 

quyen-than-khien-trieu-tay-son-luc-duc-dan-den-ket-cuc-suy-vong-la-ai-7
Thành Diêm Khánh

Vợ chồng Bùi Thị Xuân đóng quân ở nam sông Hương, Võ Văn Dũng đem quân đối địch, dàn trận ở bờ bắc sông Hương, nguy cơ nội chiến một mất một còn sắp diễn ra. Hiểu rằng nếu để xảy ra cuộc nội chiến này, Tây Sơn sẽ mất, các tướng cùng đại thần trong triều phải điều đình giảng hòa giữa 2 phe.

Vì lợi ích của nhà Tây Sơn, vợ chồng Bùi Thị Xuân giảng hòa với Võ Văn Dũng. Nhà Tây Sơn sắp xếp lại đại thần trong triều gồm: Phạm Công Hưng làm Thái úy, Trần Quang Diệu làm Thiếu phó, Vũ Văn Dũng làm Đại Tư đồ, Nguyễn Văn Danh làm Đại Tư mã. Trong đó Phạm Công Hưng có quyền cao nhất.

Dù đã giảng hòa nhưng triều đình vẫn chia làm 3 phe:

- Phe Võ Văn Dũng có Hộ giá Thượng tướng quân Nguyễn Văn Huấn, Đại Đô đốc Vũ Văn Thành, Bùi Hữu Hiếu.

- Phe Trần Quang Diệu có: Đại Tổng quản Lê Văn Thành, Tư lệ Lê Trung, cùng các Đại Đô đốc Lê Danh Phong. Trần Danh Tuấn, Đào Công Giản, Nguyễn Văn Xuân…

- Phe thứ 3 là trung lập, chỉ phụng mệnh Vua như Nội hầu Nguyễn Thế Tử, Lê Văn Lợi, Kiểm điểm Trần Viết Kết, Thái phó Lê Văn Ứng, Thượng thư Hồ Công Diệu…

Gian thần gièm pha trung thần

Nội bộ nhà Tây Sơn lúc này như một mớ bòng bong. Có kẻ gièm pha Trần Quang Diệu nắm trọng quyền, e có ý khác nên vua Cảnh Thịnh bèn thu hết binh quyền, chỉ để Quang Diệu trong triều giữ hư vị mà thôi. Từ đó, Quang Diệu nghi có kẻ muốn hại mình nên cáo bệnh không vào chầu, cắt cử 200 thủ hạ xung quanh đề phòng bất trắc.

Năm 1799, Nguyễn Phúc Ánh tiến quân đánh thành Quy Nhơn, Lê Văn Thành cố thủ, cho báo xin viện binh. Trần Quang Diệu cùng với Võ Văn Dũng đưa quân cứu thành Quy Nhơn nhưng đến Quảng Nghĩa thì bị Tống Viết Phước chặn lại.

Võ Văn Dũng nhân lúc trời tối cho quân theo đường Chung Xá, âm mưu đánh úp quân Tống Viết Phước. Chẳng ngờ quân Nguyễn canh phòng nghiêm nên quân Dũng thua to, may nhờ Quang Diệu ứng cứu kịp nên thoát nạn. Đồng thời, Quang Diệu cũng dấu chuyện này để Dũng không bị trách tội.

Cũng từ chuyện này mà Diệu và Dũng kết nghĩa sinh tử. Đồng thời, Võ Văn Dũng nói thật rằng nhận lệnh của vua tìm cách giết Diệu. Cho rằng có gian thần xúi giục vua nên Diệu dẫn quân tức tốc về kinh thành.

Vua Cảnh Thịnh lo lắng liền nhờ Bùi Thị Xuân nói giúp. Đồng thời cho bắt mấy kẻ gièm pha. Xong việc Diệu lại tiếp tục dẫn binh vào Nam.

quyen-than-khien-trieu-tay-son-luc-duc-dan-den-ket-cuc-suy-vong-la-ai-5
Tượng tướng quân Trần Quang Diệu

Bắt nguồn từ quyền thần Bùi Đắc Tuyên mà nội bộ nhà Tây Sơn lục đục. Có không ít tướng giỏi đã đầu quân cho Nguyễn Phúc Ánh. Nhà Tây Sơn khi đó không chỉ mất lòng dân mà còn có nhiều cuộc thảm sát, cưỡng ép đi lính gây phẫn nộ.

Sau khi chiếm được Bình Định, Trần Quang Diệu đã thả hàng binh và than rằng: "Họ không theo ta là do nhà Tây Sơn ta đã mất lòng dân. Nếu giết họ thi lại càng mất lòng dân hơn nữa. Được thua là ở lòng trời, sinh linh có tội tình gì ta nỡ đâu giết hại.”

Cuốn “danh nhân Bình Trị Thiên” bình rằng: “Mọi quyền hành đều giao cho Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là cậu của vua trẻ: Cảnh Thịnh. Đắc Tuyên cố tìm cách tạo vây cánh, dần đi vào con đường lộng quyền, khống chế cả triều đình, lấn át nhà vua trẻ, làm triều đình Cảnh Thịnh mất uy tín ngay từ đầu. Những điểm yếu của triều Tây Sơn ngày càng bị khoét sâu, triều thần chia bè cánh nghi kỵ lẫn nhau, nên lại càng phân hóa nghiêm trọng. Cảnh Thịnh hoàn toàn bất lực trong việc sắp xếp mọi bất hòa nói trên… Đó là (một trong những) mối nguy cơ làm sụp đổ nhanh chóng triều đại Tây Sơn.”

Xem thêm: Trương Phúc Loan - quyền thần khiến cơ nghiệp 200 năm của 8 đời chúa Nguyễn phút chốc bị sụp đổ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nguyễn Văn Tuyết (Đô đốc Tuyết) là 1 danh tướng trong Tây Sơn thất hổ tướng. Tuy nhiên, trước khi phụng sự nhà Tây Sơn, ông từng lên kế hoạch động trời nhắm vào chúa Nguyễn.

Chuyện về Nguyễn Văn Tuyết: Chưa làm đô đốc Tây Sơn đã làm chuyện động trời nhắm vào chúa Nguyễn để thị uy
0 Bình luận

Triều đại Tây Sơn nhanh chóng lụi tàn sau khi vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) qua đời, nhiều câu chuyện cũng theo đó mà chôn vùi, ngày càng ít người biết tới.

Triều đại Tây Sơn cùng những bí mật ít người biết đến
0 Bình luận

Tây Sơn hạ đạo là nơi khởi nguồn cho cuộc khởi nghĩa của 3 anh em Quang Trung. Theo giới phong thủy, vùng đất này có địa thế kỳ tuyệt nên vượng khí của anh em Tây Sơn phát rất mạnh mẽ, sau này tạo nên nhiều kỳ tích. 

Truyền thuyết 'bạch mã hiện hình' và chuyện dân Tây Sơn không nuôi ngựa trắng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 giờ trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất