Cổ nhân dạy: Để lại cho con "núi vàng, núi bạc" không bằng dạy con 2 thứ này

Tài sản tốt đẹp nhất đáng sinh thành để lại cho con cái vốn không phải là tiền bạc mà là tinh thần giáo dục và thói quen đọc sách.

Đỗ Thu Nga
14:00 27/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ "đạo" dạy con của vị quan nổi tiếng thời Thanh...

Vị chính trị gia nổi tiếng thời nhà Thanh - Tăng Quốc Phiên từng nói: "Con cái không trải qua khổ ải thì khó có thể thành tài, như vậy chỉ khiến ta thêm vất vả, lao lực chứ không thể đem lại cho ta những điều kiện ưu tú nào khác".

Trong gia huấn của dòng tộc họ Tăng, chữ "cùng" (nghèo) được coi là "cái đạo của người lương thiện".

Một lần viết thư cho con trai lớn, Tăng Quốc Phiên căn dặn: "Phàm là con cái của những gia đình gia thế, cơm ăn áo mặc càng phải giống với những thư sinh nghèo thì mới mong thành được bậc đại sĩ".

Tăng Quốc Phiên quan niệm, hậu duệ của những gia đình khá giả thường sống không lo đến miếng ăn cái mặc. Để tránh cho họ mắc bệnh "ăn quá no, mặc quá ấm", khiến cho những tiểu thư, công tử ấy học được sự cần kiệm, chăm chỉ như những học trò nghèo, vậy thì tương lai mới mong có thể làm nên đại sự. 

Ông chỉ dạy: "Ngoài việc đi học, con cháu trong nhà nên được dạy cách lau dọn phòng ốc, lau bàn ghế, dọn phân, nhổ cỏ… đều là điều tốt, chứ không được quen thói kênh kiệu mà việc gì cũng không làm".

de-lai-cho-con-nui-vang-nui-bac-khong-bang-day-con-2-thu-nay-6
Tăng Quốc Phiên

Đúng vậy, thay vì đem con cái trở thành "những bông hoa trong lồng kính" hãy để thế hệ sau của chúng ta tự thân trải nghiệm cay đắng ngọt bùi của cuộc đời, để họ hiểu được cuộc sống này vốn không hề dễ dàng.

Ngày nay, các bậc làm cha làm mẹ đều cung cấp cho con cái điều kiện sinh hoạt, học tập tốt. Nhưng ít ai biết rằng, nuông chiều bằng vật chất đối với con trẻ lại là cách nhanh nhất hại con.

Quá trình trưởng thành của trẻ, điều kiện vật chất càng sung túc, con cái càng ít học được cách quý trọng, lâu dần sẽ hình thành tính cách hoang phí, ham ăn lười làm. Đó chẳng khác nào làm hại người, hại mình. 

Ngược lại, cách giáo dục con cái đúng đắn nhất chính là làm cho các con hiểu được gian khổ và nếm trải khó khăn. Từ đó rèn luyện cho thế hệ sau trở nên nỗ lực và chăm chỉ hơn.

Tất thảy những điều ấy mới mới là quà tặng thâm thúy mà các đấng sinh thành nên để lại cho con cháu, chứ không phải là những "núi vàng, núi bạc" phù hoa nào khác.

... đến việc "tích đức" từ đọc sách

Cách dạy con của người xưa không chỉ dừng lại ở việc học cách "chịu khổ" mà còn rèn luyện tinh thần đọc sách bền bỉ, siêng năng. Từ cổ chí kim, hầu như không có nhân vật lớn nào không có thói quen đọc sách.

Khi xưa, Tô Thức bị cách chức đến đảo Hải Nam, dù không mang theo sách bên người nhưng ông và con trai đã dành một khoảng thời gian dài để chép sách trong căn nhà đơn sơ nơi hoang đảo.

Hay Vương Dương Minh cũng từng bị cách chức đi đày, nhưng ngay cả khi oằn mình tìm cách sống sót ở nơi đất độc, ông vẫn không hề quên nghiền ngẫm "Kinh dịch".

Tăng Quốc Phiên cũng vậy. Ông dành nửa đời chinh chiến, trong lúc hành quân dù bận đến đâu cũng dành không ít thời gian viết thư, đọc sách. Ngay cả khi ngồi trên lưng ngựa, ông vẫn bình thản đọc sách.

de-lai-cho-con-nui-vang-nui-bac-khong-bang-day-con-2-thu-nay

Người xưa ví von, đọc sách là một cách hưởng thụ, là một loại vui vẻ, thậm chí còn được coi là một phước thức để sinh tồn. Mỗi lần mở một cuốn sách, chúng ta và con cháu ta đều có cơ hội nhìn thấy những thứ trước nay chưa từng thấy, được thấu hiểu về những kiến thức trước kia còn xa lạ, hơn nữa là còn có cơ hội được lắng nghe những cảm ngộ về cuộc đời của tác giả.

Sách giúp mở rộng tầm mắt, cũng trở thành động lực tinh thần của nhân loại, làm trái tim và bộ não ta trở nên khoáng đạt, làm nhãn quan rộng mở. Từ đó biến hậu duệ của ta trở thành người có nội hàm phong phú.

Người xưa nói: "Bụng có thi thư, khí tựa hoa", nghĩa là chỉ cần thường xuyên đọc sách, khí chất tự nhiên sẽ thay đổi.

Tăng Quốc Phiên quan niệm: "Khí chất của con người ta trong cuộc đời rất khó thay đổi. Nhưng đọc sách thì lại có thể làm biến đổi khí chất. Những bậc thức giả tinh thông thời xưa, đều tin rằng đọc sách có thể hoán đổi cốt cách".

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta cuốn vào nhiều việc, nhiều chuyện khác nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì xin cha mẹ hãy dạy con cách yêu sách, chăm chỉ đọc sách. 

Nhưng một khi đắm chìm vào một cuốn sách, bất luận là bậc làm cha hay phận làm con, đều có thể rũ bỏ mọi ưu phiền, lánh xa mọi gánh nặng, tiến vào một cảnh giới nơi ta có thể hưởng thụ những thời khắc thư thái quý báu.

Bởi vậy mà một vị thức giả họ Diêu vào thời nhà Thanh đã từng để lại lời truyền dạy cho hậu thế: "Phàm là những gia tộc đã có tuổi đời mấy trăm năm trên thế gian này đều làm những việc tích đức từ những điều giản đơn, mà việc đầu tiên trong số đó chính là đọc sách".

Xem thêm: Sửa cha rồi hãy dạy con: 99% thành công của con đến từ 1% sự thay đổi của cha

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận