Cổ nhân nói: "Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang, mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ"
Vào thời cổ đại, những vấn đề tang lễ này phức tạp hơn nhiều so với bây giờ. Vậy người xưa nói câu trên có dụng ý gì?

Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang
Thời cổ đại, con người cho rằng mưa tuyết là sáng tạo của trời đất, là tinh hoa của vạn vật trên đời, có thể nuôi dưỡng vạn vật, là cơ sở để vạn vật sinh tồn, sinh sôi.
Tuyết hoặc mưa rơi xuống mộ sẽ mang lại sự sống mới, người đã khuất sẽ phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Hiện tượng này là điềm lành, điềm báo may mắn cho gia đình đã chôn cất.

Theo người xưa, nếu sau khi mai táng mà trời mới đổ mưa, những hạt mưa rơi xuống xuống mộ thì đó chính là những giọt nước mắt cảm động của ông trời. Ông trời sẽ phù hộ cho gia chủ của người đã khuất gặp được nhiều điều may mắn, hạnh phúc, phú quý, giàu sang.
Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ
Mọi người đều biết rằng vào thời cổ đại, có những con đường đất nên sau cơn mưa, đường lầy lội, đi lại khó khăn. Nếu trời mua, việc di chuyển quan tài rất khó khăn nên người xưa tin rằng đây là biểu tượng của sự xui xẻo. Người xưa cũng cho rằng nếu khi đưa tang mà gặp trời xưa thì quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt hết, cuộc sống sau này của họ sẽ gặp xui xẻo ngày càng nghèo khó.
Một lý do nữa khiến người xưa nói: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” cũng bởi, khi xưa người mất chưa được chôn cất luôn mà được để trong nhà thêm vài ngày. Nếu trời mưa trước khi quan tài được chôn cất thì điều này càng làm ảnh hưởng đến tiến độ an táng. Và khi tang lễ chưa xong nghĩa là thể xác của người qua đời chưa được yên ổn, thanh thản. Thế nên dân gian mới cho rằng, mưa rơi trên quan tài là một điều xui xẻo, đen đủi cho gia chủ có đám tang.

Như vậy, trong quan niệm của người xưa thì khi đang tổ chức mai táng mà gặp trời mưa thì đó là chuyện không may. Còn khi đã lo liệu xong đám tang mà trời đổ mưa thì đó là báo hiệu của điềm may. Với xã hội hiện nay, câu chuyện nắng mưa khi nhà có tang không phải là điều quá quan trọng. Mưa hay nắng, may hay rủi, cũng chẳng ai còn tâm trí mà nghĩ ngợi. Chỉ biết thành tâm tổ chức trọn vẹn tang lễ cho người đã khuất, tiễn biệt họ một đoạn đường cuối cùng, có như vậy mới cảm thấy an lòng, vơi bớt nỗi buồn.
Xem thêm: Trí tuệ cổ nhân khi xây nhà: "Cửa chính không ba, cửa sổ không bốn"
Đọc thêm
Phụ nữ như nước. Nước có thể nâng thuyền cũng có thể thuyền. Một người phụ nữ hiền hậu lương thiện sẽ "vượng phu ích tử".
Chúng ta không phải thánh nhân nhưng chúng ta có thể biến mình trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày...
Hôn nhân là một trường tu luyện, để bản thân trở thành người vị tha, có trách nhiệm. Biết bao dung với cha mẹ, vợ/chồng, con cái và xã hội...
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.