Trí huệ cổ nhân: Sống ở đời, 2 không nhiều, 2 không ít, 2 không "hôi"
Chúng ta không phải thánh nhân nhưng chúng ta có thể biến mình trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày...

Nguyên tắc làm người tới cực phẩm đó là: mạc sầu tiền lộ vô tri kỉ, thiên hạ thùy nhân bất tri quân. Ý muốn nói, không sợ ngày sau không gặp được tri kỉ, thiên hạ này có ai là không biết tới "quân".
Nếu có thể đạt tới trình độ mà ai gặp cũng yêu cũng quý như vậy, cuộc đời như vậy, còn gì viên mãn hơn.
Nhưng vì sự giới hạn của môi trường, của tri thức, của tầm nhìn, nên không có nhiều người có thể đạt được tới cảnh giới này. Nhưng dù không thể đạt được tới cảnh giới ấy, chúng ta cũng vẫn có thể làm một người trí tuệ, hai không nhiều, hai không ít, hai không chiếm, sống một cách an nhiên, không thẹn với lòng.
HAI KHÔNG NHIỀU
Không nhiều lời
Nói nhiều ắt có sơ hở. Làm người đừng nói nhiều lời, đừng suốt ngày nói đi nói lại những chuyện không đâu. Một người dù có ăn nói tới đâu thì nếu nói quá nhiều, ắt sẽ không cẩn thận mà nói ra những lời nhẽ ra không nên nói.
Ngược lại, người ít nói thường điềm tĩnh. Kiểu người này, dù không nhiều, nhưng nói ra câu nào, đáng giá câu đó. Đơn giản nhưng có trọng lượng, người nghe cũng không thể không thán phục, tán đồng.
Không nhiều chuyện
Chuyện cần làm thì không làm, chỉ giỏi buôn chuyện, ngôi mách lẻo ắt là kẻ không có tiền đồ.
Người thông minh luôn biết kiềm chế bản thân, chuyên tâm cho những công việc của mình, làm những điều có ích cho tương lai của bản thân. Bởi hiểu rằng, 99% những chuyện bên ngoài đều không liên quan đến mình. Lo cho mình có cuộc sống tốt rồi lo cho cả những người mình thương yêu, đó mới là việc đại sự.

HAI KHÔNG ÍT
Lương thâm không được ít
Một người đến ngay cả lương tâm cũng không có, vậy bạn còn hi vọng anh ta làm được điều gì đó đúng đắn ư?
Những người như vậy, trong mắt họ chỉ có lợi ích, họ có thể vì lợi ích, vì công danh mà làm ra những chuyện tán tận lương tâm.
Làm người, cái gì có thể ít chứ lương tâm thì tuyệt đối không, mất đi lương tâm, là mất đi tư cách làm người, khi đã mất đi tư cách làm "người", vậy thì trong bạn sẽ chỉ còn lại phần "con". Một người luôn đặt lương tâm lên hàng đầu là người đáng tin cậy và xứng đáng để kết giao.
Chính nghĩa không được ít
Làm người là phải biết hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế hơn mình. Thế gian nếu không có chính nghĩa, xã hội ắt sẽ loạn. Chính nghĩa đầy mình, là trạng thái mà bất cứ ai cũng nên có. Một người chính nghĩa, một gia đình chính nghĩa, một tập thể chính nghĩa, và một xã hội chính nghĩa, đó là điều mà chúng ta cần hướng tới.
HAI KHÔNG "HÔI"
Không "hôi" lợi ích
Ăn hôi lợi ích từ người khác, sớm muộn gì bạn cũng phải chịu thiệt.
Chẳng ai lại yêu mến một người suốt ngày chỉ biết nằm đó ngư ông đắc lợi, đợi người ta làm rồi nhảy vào ăn hôi lợi ích, công sức của họ cả. Thế gian này lấy đâu ra lắm lợi ích cho bạn "ăn hôi" tới như vậy.
Lần đầu bạn ăn hôi lợi ích của người ta, họ có thể nể tình quen biết bỏ qua cho bạn, nhưng nên nhớ rằng, chẳng ai tắm hai lần ở cùng một dòng sông cả, lâu dần, nếu cứ chỉ biết ngồi đó há miệng chờ sung, vậy thì sớm muộn gì người ta cũng cắt đứt quan hệ với bạn. Người không biết chừng mực, không hiểu lễ nghĩa như vậy, thà không có còn hơn.
Không "hôi" thủ đoạn
Đừng chỉ biết dùng thủ đoạn để đạt được điều gì đó một cách nhanh chóng. Thủ đoạn nó cũng giống như rượu đẹp hoa tươi, nó chẳng qua cũng chỉ là những hư vinh giả tạo nhất thời, mê hoặc lừa gạt lòng người khác mà thôi.
Thế gian này không có chuyện tốt dễ dàng, cũng chẳng có cái gọi là không lao động mà có được điều gì đó. Phàm là chuyện gì, chỉ khi bạn bỏ ra ra nỗ lực, mồ hôi, nước mắt của mình ra thì mới có được và sở hữu được nó lâu dài. Đời người vốn dĩ không dễ dàng, thành công lại càng không dễ dàng, và càng không bền lâu khi người đạt được nó chỉ biết dùng thủ đoạn, mưu mô để có được.
Con người không phải là thánh nhân, thế gian này cũng không tồn tại người hoàn hảo, nhưng chúng ta lại hoàn toàn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày, trở thành người mà nhiều người tin cậy, yêu mến.
Xem thêm: Trí huệ cổ nhân: Hàng xóm có 3 thứ không khoe, họ hàng có 2 kiểu nên tránh
Đọc thêm
"Nếu bạn không che mưa cho người khác thì có ai nguyện ý để bạn trên đầu" - đó là chân lý mà chiếc ô tưởng như vô tri vô giác muốn chúng ta phải nắm rõ.
Là người sáng lập Đạo gia, Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học Trung Quốc. Bên cạnh đó, hệ tư tưởng của ông cũng để lại nhiều bài học giá trị.
Người xưa dặn, người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo. Sống với suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ tốt; sống bi quan, vận khí không tốt.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.