Cổ nhân dạy: "Lùi một bước" là một loại cảnh giới thượng thừa

"Lùi một bước biển rộng trời cao" - đây không phải lời sáo rỗng dùng để an ủi người thất bại, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm trong lòng. "Lùi một bước" thật sự là một loại cảnh giới thượng thừa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong tác phẩm nổi tiếng Hồng Lâu Mộng có câu rằng: “Sau lưng có đường lui nhưng không chịu buông tay, trước mắt muốn quay trở về cũng không còn lối.” Ý tứ của câu nói ấy thật sâu sắc, nhưng hỏi trên thế gian có bao nhiêu người tiếp nhận được?

Trong “Đồng thành huyền chí” có ghi rằng: Vào triều đại nhà Thanh những năm Hoàng đế Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ tên là Trương Anh rất công minh và hiểu biết.

Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này.

Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ, tạm dịch là:

Ngàn dặm viết thư chỉ vì tường, nhường họ ba thước có sao đâu?

Vạn Lý Trường Thành nay còn đó, nhưng Tần Thủy Hoàng nào thấy đâu.

Người nhà sau khi tiếp nhận lá thư, cảm thấy xấu hổ, hiểu được ý mà Trương Anh muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.

Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa” này trở nên nổi tiếng và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

co-nhan-day-lui-mot-buoc-la-mot-loai-canh-gioi-thuong-thua

Có rất nhiều nhân vật khác trong lịch sử cũng nổi danh vì biết “lùi một bước”. Trương Lương, danh thần khai quốc nổi tiếng, sau khi giúp Hán Cao Tổ lập ra nhà Hán, thì lui về ở ẩn, an hưởng tuổi già, được sử sách lưu danh. Phạm Lãi trợ giúp Câu Tiễn diệt Ngô. Sau khi thành đại nghiệp, điều đầu tiên ông nghĩ tới cũng là buông tay, rút lui, thậm chí rời khỏi nước Việt. Trong lịch sử, có biết bao người từ giã sự nghiệp khi đang ở trên đỉnh vinh quang, rong ruổi khắp thiên hạ mà được lưu danh thiên cổ. “Lùi một bước” như vậy, không hề mất đi thứ gì, trái lại còn tích lũy thêm, làm phong phú thêm cho sinh mệnh, gia tăng trí tuệ cho bản thân.

Hàn Tín cùng thời với Trương Lương, nổi danh ngang hàng Trương Lương, nhưng cuối cùng chịu chết oan dưới tay Lưu Bang và Lã Hậu. Văn Chủng cùng thời với Phạm Lãi, nổi danh ngang hàng Phạm Lãi, nhưng không nghe Phạm Lãi mà cuối cùng bị Câu Tiễn ban kiếm tự sát.

Nội hàm của “lùi một bước” này thật vô cùng phong phú. Khi mâu thuẫn tới trước mặt, lùi một bước có thể tránh cho mâu thuẫn trở nên gay gắt và khuyếch đại tình trạng của sự việc, còn có thể khiến bản thân tỉnh táo tĩnh hạ xuống, từ đó mà thấy rõ được ngọn nguồn của sự tình, khiến sự tình được hóa giải. Khi đối diện với lợi ích trước mặt, lùi một bước thì có thể nhảy xuất ra khỏi sự tranh đoạt, có thể bồi dưỡng đức hạnh nhân nghĩa của bản thân, cuối cùng không phải chịu tổn thất gì.

Trong cõi hồng trần ồn ã này, nếu chúng ta thời thời khắc khắc ghi nhớ “lùi một bước”, thì hoàn cảnh khi xảy ra mâu thuẫn sẽ cải biến thành một trạng thái khác, một thế giới khác. Tranh tranh đấu đấu, cố chấp không buông tay, suy cho cùng cũng có được gì đâu? Danh lợi, chết không mang theo được, chỉ có gieo nhân nào là gặp quả ấy mà thôi.

Kỳ thực, “lùi” và “tiến” có thể viên dung, hỗ trợ lẫn nhau, giống như âm và dương, cương và nhu, động và tĩnh, trên và dưới, thành và bại. Chỉ có âm thì không sinh ra được, chỉ có dương thì không lớn lên được. Cao ngạo thì sẽ có hối hận, chỉ biết tiến mà không biết lùi thì cuối cùng sẽ dẫn đến suy sụp, thương vong.

Người xưa nói: “Ta không biết rõ chân núi vì bản thân ta đang đứng ở trên núi”, “Người trong cuộc mê, người bên ngoài rõ ràng minh bạch”. “Lùi một bước” là khiến bản thân mình đi ra khỏi núi, đứng ở ngoài cuộc, như thế mới có thể thấy rõ chân núi, lý trí hiểu rõ được sự tình mà làm thành được sự nghiệp, thấu hiểu được nhân sinh.

Lùi một bước, nhìn xem tâm của mình vì sao mà bị kích động? Lùi một bước, nhìn xem con đường đời của mình là đang hướng lên hay thụt lùi xuống? Lùi một bước, suy ngẫm xem, rốt cuộc bản thân mình là sống vì điều gì? Lùi một bước, đồng thời cũng nên là phân rõ thiện ác chính tà;n ếu biết việc bản thân làm là chính nghĩa thì hãy cứ kiên trì; nếu biết việc bản thân làm là hại nhân, tổn đức, không hợp với đạo thì cần thay đổi, sửa chữa, thoái lui.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Thông minh quá ắt bị thông minh hại, càng khù khờ càng viên mãn

Đọc thêm

Trong xã hội này, nhiều người nghèo ghét người giàu, nhiều người giàu coi thường người nghèo. Bần cùng và giàu có dường như là 2 thái cực đối lập.

Cổ nhân nói: Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ, cứu lúc khẩn cấp nhưng không cứu người nghèo
0 Bình luận

Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những “nỗi khổ riêng”, vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người. 

Cổ nhân dạy: Nhìn thấu là thông minh, không nói là trí tuệ
0 Bình luận

Sau nhiều năm tháng chiêm nghiệm, cổ nhân xưa đúc kết kinh nghiệm "dụng nhân như dụng mộc", quả là rất cao thâm!

Cổ nhân dạy: Dụng nhân như dụng mộc, đừng vì vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn
0 Bình luận


Bài mới

Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 giờ trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đề xuất