Chuyện nhặt từ... vỉa hè - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Tôi dừng xe trước cột điện trên vỉa hè con đường nội ô Đà Nẵng. Từ tầm tay với đến thắt lưng, cột điện như khoác lên mình trang phục loang lổ với bao nhiêu là nội dung quảng bá: Khoan cắt bêtông, hút hầm cầu, tìm người giúp việc, luyện thi, dạy kèm...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đây không phải là chuyện lớn nhưng gây phản cảm, thành phố cũng đã có quy định xử phạt hành vi này, tuy vậy cũng khó mà làm triệt để. Việc này sẽ tiếp tục làm dài dài và một phần phải trông đợi vào ý thức của người dân.

Thực ra tôi dừng xe bởi yếu tố khác. Trong những nội dung quảng bá ấy, tôi chợt chạnh lòng trước dòng chữ: “Cho nữ thuê phòng trọ, liên hệ...”; “Cho thuê phòng trọ - Chỉ cho nữ thuê”. Ai cũng biết, người thuê phòng trọ hiện nay phần lớn là sinh viên (SV) các trường đại học. Khi đọc những dòng chữ này, các em nam SV nghĩ gì?

Trong một phóng sự về đời sống SV tại Đà Nẵng, người đọc không khỏi bận lòng trước thực trạng nam SV nhậu nhẹt quá đà. Không chỉ “hết mình” ở quán xá, SV còn tụ tập tại phòng trọ tổ chức nhậu nhẹt, đàn hát, hò hét, cụng ly “trăm phần trăm”, uống cho “thầy hết chịu nổi” và “mọi người phải kiêng nể”(?)... Tàn cuộc nhậu là lời ra tiếng vào ồn ào không ai chịu nổi, là thiếu thốn nợ nần học phí, là ẩu đả và cũng có thể là những hành vi vi phạm pháp luật. Không hiếm SV phải bỏ học nửa chừng hoặc sa vào lao lý cũng bắt đầu từ nhậu...

chuyen-nhat-tu-via-he-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-8

Đối với chủ nhà trọ, mong muốn của họ là có người thuê và thu được tiền. Vậy nhưng khi chấp nhận cho nam SV thuê trọ, họ cũng phải đối mặt với nhiều hệ lụy. Phòng trọ bẩn thỉu nhếch nhác, hư hỏng, các khách trọ khác lần lượt bỏ đi bởi không chịu nổi cách hành xử của “láng giềng”... Bởi vậy, một số chủ nhà trọ thà chấp nhận để trống phòng còn hơn cho nam SV thuê. Người ta “chê” khách trọ là nam SV bởi thực trạng đó.

Nói vậy cũng không có nghĩa là vơ đũa cả nắm. Thực tế vẫn có những nam SV chịu khó học hành, ăn ở đàng hoàng tử tế được mọi người xung quanh quý mến và trân trọng. Họ phải gánh chịu hệ lụy từ chính bạn bè và điều đó làm cho nhiều người cảm thấy chạnh lòng... Nếu chủ nhà trọ nào cũng “chê” thì nam SV trọ ở đâu để học hành? Ở các lớp học có nhắc nhở về lối sống của nam SV? Nhà trường có biết việc này và có biện pháp gì tháo gỡ khó khăn cho các em không?

Người viết cũng từng là nam SV nên không quá xa lạ với những “mặt trái” của đời sống SV như báo chí phản ánh. Dù vậy, khi đứng trước những dòng chữ mang hàm ý “tẩy chay” nam SV ở trọ vẫn không khỏi cảm giác vừa thương vừa giận. Đành rằng ai cũng phải trải qua thời trai trẻ với sự tự tin thái quá hay chút ngông nghênh "dễ thương", nhưng dù gì các em cũng phải tỉnh táo, biết liều lượng để mà dừng hoặc tìm cách xử sự cho hợp lý để mọi người còn có thể chấp nhận được mình. Đừng mặc cảm và cũng đừng ác cảm với những dòng chữ lạnh lùng ấy mà nên nhận lỗi về mình để thay đổi. Nếu thực sự xúc cảm trước điều ấy, các em sẽ thay đổi dần để cải thiện cách nhìn của xã hội về đời sống SV. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ mang đến cho các em những điều tốt trong học tập, trong ứng xử, trong các điều kiện cơ bản để học hành và quan trọng là tạo tiền đề cho các em vững vàng bước vào cuộc sống.

Xem thêm: Người thầy đầu tiên - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Dưới đây là câu chuyện "đĩa thanh long" và bài học "người mẹ hi sinh không phải lúc nào cũng tạo ra những đứa con biết ơn".

Đĩa thanh long - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Bò cày ruộng trở về, mệt quá nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phò. Chó đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại hỏi han. Bò thở dài: - Anh bạn à, tôi thực sự mệt quá rồi. Ngày mai tôi không muốn ra đồng nữa, ở nhà nghỉ cho lại sức.

Cái chết của con bò - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào?

'Quyền lực' của lời khen - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất