Chuyện cậu bé mồ côi từ chối nhận giày 0 đồng và câu hỏi khiến người lớn vỡ lẽ: Tự tay tạo ra giá trị là đáng trân quý nhất

Thay vì dùng sự nghèo khổ, đáng thương của mình để xin xỏ một đôi giày mới. Cậu bé mồ côi bỏ sức lao động kiếm tiền và mua giày.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tai nạn lao động đã cướp đi người bố đáng kính của Trần Đông khi cậu mới 5 tuổi. Đến khi cậu 10 tuổi thì mẹ mất sau một cơn bạo bệnh do không có tiền chữa. Từ đó, Trần Đông trở thành trẻ mồ côi.

Trần Đông sống dựa vào sự giúp đỡ của họ hàng thân thích ở xa và hàng xóm láng giềng xung quanh. Dù nghèo khổ nhưng cậu bé rất kiên cường và chăm học. Do có thiên phú thể thao, nhất là môn điền kinh nên cậu thỉnh thoảng được học bổng của trường để hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt, học tập do hoàn cảnh khó khăn.

Vào năm học lớp 9, trong khi tập chạy cho một cuộc thi quan trọng, đôi giày cũ rích của cậu chính thức "đình công". Bên trong bong gót, bên ngoài rách toác hở cả mũi không thể chữa nổi. Trong khi đó chỉ 1 tuần nữa là cuộc thi bắt đầu. Kết quả cuộc thi ảnh hưởng đến học bổng mà cậu nhận được trong năm sau. Do đó, Trần Đồng bắt buộc phải tham gia và nỗ lực hết mình để giành giải thưởng. 

Tuy nhiên, nếu không có 1 đôi giày tốt thì thành tích sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên đường trở về nhà, cậu dừng chân ở một tiệm bán giày thể thao. Sau khi suy nghĩ, Trần Đông lấy hết can đảm bước vào. Đứng trước mặt ông chủ và nói: "Cháu muốn mua một đôi giày mới, cho hỏi giá đôi rẻ nhất là bao nhiêu ạ?".

chuyen-cau-be-mo-coi-mua-giay-thi-chay-va-dao-ly-lam-nguoi
Chỉ có tự tay tạo ra mới là giá trị đáng trân trọng nhất

Ông chủ tiệm giày là 1 trong hàng nghìn người ở thị trấn này hiểu rất rõ hoàn cảnh của Trần Đông. Thấy cậu bé tuy nghèo khó nhưng ngoan ngoãn, ông chủ có ý định tặng cậu 1 đôi. Ông nói: "Cậu bé đáng thương, hỏng giày rồi à? Lại đây nào, để ta cho cháu một đôi nhé".

Trần Đông lắc đầu: "Không ạ, cháu muốn mua". Ông chủ nói tiếp: "Sao mà mọi người nỡ lấy tiền của cháu chứ? Cứ để dành đóng tiền ăn học đi. Đôi giày này cũng không đáng bao nhiêu đâu".

Trần Đông từ chối: "Nếu cháu nhận đôi giày miễn phí thì rốt cuộc đó là giày của bác hay của cháu?". Trong khi chủ tiệm chưa biết đáp lời thế nào thì Trần Đông nói tiếp: "Cảm ơn ý tốt của bác rất nhiều nhưng vậy không nên đâu ạ. Đúng là bây giờ cháu chưa có tiền thật, nhưng cháu có thể xin đi phát báo, cháu cũng có tiền học bổng nữa. Cháu nhất định sẽ trả tiền. Bác cứ bán đúng giá cho cháu nhưng để cháu nợ một thời gian thôi nhé".

Chủ tiệm và tất cả khách hàng đang xem giày đều vô cùng cảm phục sự thấu hiểu đạo lý trong lời nói của cậu bé học lớp 9. Không ai ngờ được, một thiếu niên nghèo khổ lại hiểu rõ được cái lý "của biếu là của lo, của cho là của nợ". 

Thay vì dùng sự nghèo khổ, đáng thương của mình để xin xỏ, cậu bé tự gánh trách nhiệm của bản thân. Cậu tự mua giày và sẽ trả số tiền mua giày ông chủ đáng nhận được thay vì xin xỏ.

Nhìn Trần Đông một hồi, ông chủ đáp: "Cháu nói cũng có lý, vậy thế này nhé, đằng nào cháu cũng sẽ đi làm thêm, vậy mỗi chiều sau khi tan học hãy tới đây phụ giúp công việc buôn bán ở cửa hàng đến tối cùng ta. Bữa tối ta cũng bao luôn cho cháu. Chỉ cần làm trong 1 tuần thôi, thế nào?".

Nghe thấy ông chủ nói vậy, Trần Đông mừng lắm, cậu gật đầu đồng ý luôn. Thế là cứ chiều đến, cậu trở về cửa hàng giúp ông chủ lau dọn kệ hàng, sắp xếp đồ đạc, kiên nhẫn tiếp chuyện với khách hàng. Ăn tối xong cậu lại ra giúp ông chủ dọn dẹp rồi khóa cửa đi về nhà học bài.

1 tuần làm việc tích cực trôi qua, Trần Đông nhận được đôi giày mới từ ông chủ, cậu vô cùng mừng rỡ. Cậu cười toe toét cảm ơn ông chủ: "Nếu ngay từ đầu ngài đã cho cháu đôi giày này thì làm sao cháu có thể hiểu được cảm giác trân trọng và vui vẻ như hiện tại chứ. Cháu nhất định sẽ dùng nó để đạt được càng nhiều giải thưởng hơn nữa! Cảm ơn bác rất nhiều!"

Cuộc thi điền kinh năm đó, Trần Đông xuất sắc giành giải nhất. Năng khiếu của cậu ngày càng được rèn luyện và phát triển. 4 năm sau, cậu được tuyển thẳng vào Đại học Thể dục thể thao rồi trở thành vận động viên chuyên nghiệp, tham gia nhiều giải đấu lớn trong khu vực.

Khi đã thành công, Trần Đông trở về quê hương, trên tay cầm đôi giày cũ năm xưa gõ cửa tiệm bán giày ngày ấy. Ở đây, Trần Đông được cách tự lập, tin tưởng vào năng lực của bản thân và biết khai thác giá trị của chính mình. Đó chính là nền tảng động lực để anh không ngừng phấn đấu mỗi ngày cho tương lai.

Chuyện chàng trai hoàn tục trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý để "trả nợ đời"

Đọc thêm

Ngay sau khi nhận được tiền từ người lạ, cô bé 15 tuổi ở Quảng Trị có hành động khiến mọi người cảm phải thốt lên: "Tử tế quá".

Chuyện bắn nhầm tiền điện thoại và hành động tử tế của cô bé 15 tuổi ở Quảng Trị
0 Bình luận

"Lời cảm ơn" trong một luận án tiến sĩ những ngày gần đây được cộng đồng mạng Trung Quốc truyền tay với tốc độ "chóng mặt" bởi nó quá ý nghĩ và "chạm" đến trái tim người đọc.

“Lời cảm ơn” gây xúc động mạnh của tiến sĩ nghèo nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để thay đổi số phận
0 Bình luận

Vốn là cựu tù nhân, anh Alfred Melbourne đã quyết tâm làm lại cuộc đời, trở thành chủ trang trại thực phẩm hữu cơ và cưu mang những đứa trẻ bất hảo để chúng có tương lai xán lạn hơn.

Cựu tù nhân làm lại cuộc đời: Thành lập trang trại thực phẩm, cưu mang trẻ bất hảo
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất