Chân dung người phụ nữ có thâm niêm hơn 10 năm đỡ đẻ 0 đồng cho dân bản

Bà đỡ Mua Thị Ghênh (54 tuổi) sống ở bản Huổi Sông đã đỡ đẻ thành công cho hơn 60% dân bản.

Đỗ Thu Nga
11:45 16/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cơ duyên đến với nghề đỡ đẻ

"Bản xa, dân nghèo, nhìn cảnh mọi người khổ sở xuống xuôi đi đẻ hoặc tự đẻ tại nhà ng

Bà Mua Thị Ghênh là hộ sinh duy nhất ở bản Huổi Sông (xã Háng Lìa, huyện Điện Biên đông). Trong bản ít nhà có điện dùng nên mỗi lần "đi làm", bà Ghênh phải mang kèn kèm dụng cụ cắt, bông, gạc, găng tay, khăn để hỗ trợ thai phụ vượt cạn.

uy hiểm, tôi cũng có chút kiến thức thai sản nên muốn giúp bà con", Ghênh nói.

Theo VnExpress, bà Ghênh bước chân vào nghề đỡ đẻ từ hơn chục năm trước, sau một lần vượt cạn tại nhà nhưng gặp ca đẻ khó. Trở về từ cửa tử, bà ấp ủ mong muốn học thêm về thai sản để giúp chị em trong bản được mẹ tròn con vuông.

Năm 2012, bà Ghênh theo chân một bà đỡ lâu năm để học các kiến thức cơ bản như sở, nắn bụng để chẩn đoán ngôi thai. Bà học cả cách hướng dẫn sản phụ rặn đẻ, thở đúng, chân tay nắm, đẩy tạo lực. Sau 2 năm, bà đã làm thành thạp và tự thực hiện ca đỡ đầu tiên cho một sản phụ 17 tuổi.

Bà Ghênh tâm sự, người mẹ trẻ khi ấy khóc nhiều, giãy giụa đòi uống thuốc giảm đau, không tập trung để rặn nên ca đẻ mất nhiều thời gian hơn. Bà đỡ phải dỗ dành, hứa tặng váy áo mới nếu nghe lời hướng dẫn. Khoảng gần 1 tiếng thì con chào đời, bà quấn khăn, đỡ em bé rồi cắt rốn.

"Khi đi đỡ đẻ ở nhà dân sẵn gì mình dùng nấy, nhiều nhà không có quần áo cho con lại phải hỗ trợ họ", bà nói.

Hơn 10 năm hành nghề, bà Ghênh đã quá thành thạo các quy trình từ chẩn đoán, sờ nắm để điều chỉnh khi thai nằm không đúng hướng. Bà kể, có những ca khó, sinh non thường tập trung ở các sản phụ dưới 18 tuổi. Lúc nào có dịp là bà lại tuyên truyền người dân không nên đẻ sớm, lúc mang thai có đau nhiều thì không được ngại mà giấu phải báo ngay để bà đỡ còn tới thăm khám, hỗ trợ. 

Tính đến nay, bà đỡ Ghenh đã đỡ thành công cho hàng trăm sản phụ. Nhưng có những ca sinh khiến bà không thể nào quên. Đơn cử như thai phụ 15 tuổi sinh non khi thai nhi mới 27 tuần tuổi, dù đã được cảnh báo nguy hiểm, tính mạng thai nhi tiên lượng xấu, bà khuyên gia đình nên đưa đi viện sớm nhưng bị từ chối vì đường xa. Sợ mất cả mẹ lẫn con nên bà Ghênh đành chấp nhận xắn tay đỡ đẻ.

"Cứu được mẹ nhưng mất con, đứa trẻ vừa chào đời được mấy phút thì người tím tái, không phản xạ, không khóc. Dù đã co bóp, hồi sức cho bé nhưng không được, chưa bao giờ ước bệnh viện gần bản như lúc đấy", bà nói.

chan-dung-nguoi-phu-nu-co-tham-niem-hon-10-nam-do-de-0-dong-cho-dan-ban-9
Giàng Thị Sông (25 tuổi) từng là sản phụ được bà Ghênh đỡ đẻ thành công

"Niềm vui của tôi là tiếng khóc của những đứa trẻ chào đời bình an"

Ông Vàng Sếnh Hờ - trưởng bản Huổi Sông cho biết, đây là một trong những bản khó khăn, xa xôi nhất xã Háng Lìa. Đường ra trạm y tế xã mất gần 20km, mùa khô thì đi được nhưng ngày mưa, gió, đi bộ còn khó vì đường trơn trượt, đèo dốc cao, hẹp. Chính vì thế có nhiều thai phụ đẻ ở nhà thay vì đi viện.

Hiện bản Huổi Sông có 74 hộ, hơn 40% thuộc hộ nghèo, khoảng 60 - 70% phụ nữ mang thai trong bản đều do bà Ghênh đỡ đẻ miễn phí. Trước đây, mỗi lần có ca sinh nở, bà đều phải thắp đèn dầu, rọi đèn pin để đủ ánh sáng. Nhưng từ đầu năm 2024, điện đã về bản nên việc đỡ đẻ trở nên thuận lợi hơn một chút.

"Người dân ít hiểu biết, quanh năm làm nương rẫy không rời bản, kể cả nếu được hỗ trợ đẻ ở viện họ cũng sợ, may mắn có bà đỡ Ghênh nên nhiều em bé được chào đời bình an trong lúc cấp bách, khó khăn", trưởng bản Hờ nói.

Để hỗ trợ thai phụ ở xa, ông Quàng Văn Kim, trưởng trạm y tế xã Háng Lìa, cho biết các nhân viên y tế trạm vẫn duy trì mỗi tháng một lần vào các bản như Huổi Sông để khám thai, tiêm phòng cho các sản phụ. Trạm cũng hướng dẫn bà đỡ ở đây cách quản lý thai sản cho dân, đỡ đẻ theo quy chuẩn y tế, tiên lượng xấu phải kịp thời đưa vào viện.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của trạm y tế là phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền xóa bỏ vấn nạn tảo hôn. Phụ nữ dưới 18 tuổi mang thai nếu không khám thai định kỳ, chăm sóc thai tốt sẽ có nguy cơ tai biến rất lớn.

"Chưa kể một số tự đẻ ở nhà có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, sót rau, tầng sinh môn rách, nhiễm khuẩn buồng tử cung", ông Kim nói.

Sau bốn lần được bà Ghênh đỡ đẻ thành công, sinh được bốn bé trai kháu khỉnh, Giàng Thị Sông, 25 tuổi, ở bản Huổi Sông nói coi bà như mẹ ruột. Gia đình làm nương rẫy, thu nhập một năm 15-20 triệu đồng khiến cuộc sống nhà Sông ăn uống còn kham khổ, huống chi là tiền đi viện đẻ.

"Nhờ có mẹ Ghênh nên các cháu bình an ra đời", Sông kể. Bà mẹ bốn con nhớ về lần vượt cạn trong đêm mưa bão được bà đỡ 54 tuổi không ngại khó khăn mang theo bộ đồ sơ sinh chạy qua. Đến nơi người đã ướt sũng nhưng bà Ghênh vẫn cười động viên, hỗ trợ thai phụ vượt cạn thành công.

Sáng, chiều đi làm nương nhưng hôm nào có thai phụ chuyển dạ, bà Ghênh ở nhà để theo dõi sát sao thậm chí đến tận nhà dân ngồi chờ. Thay vì đòi tiền công, những món quà của dân bản như như con gà, cân thịt lợn rừng, sâm đất tự trồng với bà đỡ là điều vô giá. Nhiều nhà còn giúp cô làm nương, rẫy thay lời cảm ơn.

"Niềm vui của tôi là tiếng khóc của những đứa trẻ chào đời bình an, giờ chỉ mong đường đi lên trạm xá thuận lợi, chất lượng cuộc sống bà con được nâng cao để có điều kiện đi viện", bà Ghênh nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Cụ ông U80 ở Hậu Giang miệt mài làm việc tử tế giúp người khốn khó

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận