Cái vỏ chuối - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Cái vỏ chuối bị ném vèo xuống đường, vừa lúc đó một chiếc xe máy lao tới, trượt lên, loạng choạng. Một cô gái đi xe đạp ngay phía sau, trượt bánh xe vào vỏ chuối ngã nhào...

Người mẹ không còn trẻ nhưng khá xinh đẹp và sành điệu, đi một chiếc xe máy trị giá cả trăm triệu, ngồi phía sau là một bé trai khoảng 4 – 5 tuổi, trên tay cầm một quả chuối. Cậu bé liến thoắng kể chuyện gì đó, rồi lại liên mồm hỏi mẹ về những điều cậu bé quan sát được trên đường. Người mẹ chăm chú lái xe, thỉnh thoảng mới miễn cưỡng trả lời câu hỏi của con trai.
Chuyện trò với mẹ một lúc, dường như thấy đói bụng, cậu bé bóc chuối ra ăn. Ăn xong, cậu hỏi mẹ xem vứt vỏ chuối ở đâu. Người mẹ bảo: “Con vứt đâu thì vứt!”. Cậu bé phản ứng: “Vứt rác bừa bãi là không tốt, cô giáo bảo phải vứt vào thùng rác mẹ ạ!”. "Ở gần đây không có thùng rác nào cả". Mẹ cậu bé gắt lên.

"Vậy con cầm về nhà, bỏ vào thùng rác nhà mình nhé!”. Cậu bé gợi ý.
Người mẹ bực mình: “Cầm về làm gì, con vứt ngay đi!”. Cậu bé chần chừ, mẹ cậu quát to: “Vứt ngay đi không bẩn tay!”.
Cái vỏ chuối bị ném vèo xuống đường, vừa lúc đó một chiếc xe máy lao tới, trượt lên, loạng choạng. Một cô gái đi xe đạp ngay phía sau, trượt bánh xe vào vỏ chuối ngã nhào. Xe của cô đổ sập vào một bác trung niên đang sang đường khiến bác cũng ngã theo.
Mẹ con cậu bé vẫn thong thả tiến về phía trước, không biết đằng sau họ vừa xảy ra chuyện gì. Cũng chẳng biết cái vỏ chuối sẽ tiếp tục "gây án" gì nữa, nếu không có một thanh niên sau khi chạy đến đỡ bác trung niên, dựng xe cho cô gái, nhặt cái vỏ chuối, đi một đoạn rồi vứt vào một thùng rác công cộng.
Đọc thêm
Người ta từng nói: Con người sống đến một tuổi nào đó sẽ không còn sợ thứ gì, hơn nữa những gì người ta có thể kể ra đã trở thành thứ không còn sợ hãi phải đối mặt. Cô gái trong câu chuyện này cũng đã như vậy...
Tôi xáсh túi đồ nhãn hiệu Levi’s vừa mua ra khỏi Plaza rồi đứng lại trước cửa chờ xe bạn đến. Một gã ăn xin phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt…
Hồi nhỏ tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo không ăn, bà chẳng nói gì.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.