"Những chú rùa không biết nghe lời mẹ" - Câu giúp bạn nhận ra, lãng phía kiến thức cổ nhân là vô cùng đáng trách
Cổ nhân đã dùng cả đời chiêm nghiệm để tích lũy những kinh nghiệm quý báu truyền lại cho hậu nhân. Những kinh nghiệm đó là nguồn trí thức vô giá. Nếu ta không biết trân quý thì cô cùng đáng trách.

Câu chuyện "những chú rùa không biết nghe lời mẹ"
Nơi xa xôi, hoang dã, có một bầy rùa sống cùng mẹ, chúng vô cùng thắc mắc vì sao chúng không được tới đồng cỏ xanh tươi bên hồ nước trong vắt ngay ở gần đó. Mẹ chúng đáp lời:
- Mẹ lo lắng cho các con mà thôi, nơi đây tuy khổ cực nhưng đảm bảo được tính mạng an toàn cho các con. Nơi đồng cỏ xanh với hồ nước ấy tuy là nơi lý tưởng cho chúng ta sống nhưng ở đó, loài người rình rập để bắt lấy chúng ta để làm thịt.
Mặc dù đã được mẹ giải thích nhưng chúng vẫn cảm thấy tò mò về vùng đất ấy, chúng vẫn ước ao được một lần tới miền hoa thơm cỏ lạ. Các chú rùa đã bàn bạc với nhau rằng chúng đã đủ lớn lại thông minh, nhanh nhẹn thì có gặp người ác cũng biết cách chạy trốn.

Chúng cho rằng, chỉ vì chút nguy hiểm mà không được hưởng cuộc sống sung sướng thì thật phí hoài. Nếu cứ tự giam cầm nơi hang cùng hiểm hóc và nhỏ hẹp này thì làm sao biết được ngoài kia tươi đẹp tới mức nào.
Mỗi ngày qua đi, sự khao khát càng thôi thúc chúng tiến hành chuyến đi và cuối cùng bầy rùa cũng âm thầm trốn mẹ để cùng nhau đi xuống khe núi, lặng lẽ bò đến bờ hồ, lòng vô cùng phấn khởi và thích thú trong chuyến trải nghiệm đầu tiên này.
Càng đi chúng càng cho rằng lời của mẹ mình không đúng nữa vì không có sự nguy hiểm nào cả và chúng bắt đầu vô tư đùa nghịch với nhau không cần cảnh giác vì không còn chút lo lắng nào nữa.
Thế nhưng, chẳng được bao lâu, từ trên không trung, một tấm lưới phủ trùm trên đầu chúng chụp xuống, lũ rùa cố gắng hết sức bò thật nhanh nhưng không ích gì vì chúng đã bị con người bắt! Chỉ có một con trong bọn nhờ tinh mắt, nhanh chân nên đã trốn thoát, về được tới nhà.
Rùa mẹ biết chuyện không may đã xảy ra, khi thấy rùa cả trở về một mình, rùa anh buồn bã nói với rùa mẹ, con nhớ lời mẹ dặn, cảnh giác trước mọi tình huống xảy ra, nên con đã thoát được còn các em con do mải mê vui đùa hưởng lạc thú, nên đã bị bắt hết cả rồi.
Bài học của cổ nhân là những kiến thức vô giá
Qua câu chuyện trên có thể thấy, những chú rùa đã bỏ ngoài tai lời răn dạy của mẹ. Sau cùng đã phải trả giá cho việc làm của mình. Câu chuyện chính là bài học quý, nhắc nhở chúng ta: Đừng vì quá đa mê lạc thú trần gian mà quên đi bản thân mình.
Những chú rùa không nghe lời mẹ, tự đắc rằng mình đủ thông minh, nhanh nhẹn nên đã tự làm hại mình mà không hề hay biết. Riêng chú rùa cả luôn nhớ lời mẹ dặn và lúc nào cũng cảnh giác cao độ nên thoát khỏi được lưới tử thần trong đường tơ kẽ tóc.
Trong cuộc sống này có rất nhiều người luôn tự cho mình có đủ khả năng kiểm soát cuộc sống, bất chấp lời khuyên của người đi trước, đến khi mang họa vào thân, mới thấy lời cổ nhân thật là chí lý, hối hận thì cũng quá muộn màng.

Bởi vậy, từ bao đời nay, người xưa đã tự rút ra không ít kinh nghiệm xương máu từ những cú vấp ngã của bản thân để nhắc nhở con cháu phải tin, nghe theo, tránh né những điều cổ nhân cho là không đúng.
Phải khẳng định rằng, kiến thức mà cổ nhân truyền lại là vô giá. Sống trong môi trường đầy màu sắc này, bạn nên lấy những lời dạy cổ nhân làm kim chỉ nam. Tuy nhiên, cũng cần chọn lọc để cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bên cạnh việc đọc nhiều lời dạy cổ nhân, biết cách né tránh những điều không tốt thì còn cần phải thực hành những lời dạy đó.
Đức Phật có câu: "Không biết lội mà muốn cứu người chết đuối, thật là vô lý". Thực tế đã chứng minh rằng, khoảng cách giữa hiểu biết và thực hành khá xa vời. Có người giỏi nghiên cứu nhưng không có khả năng thực hành nên chỉ nói suông. Trong khi đó nhiều người dù không có trình độ chuyên môn cao, nhưng họ biết thích nghi nhu cầu cuộc sống, nên đa phần đều dễ thành công.
Càng học sâu, càng rèn luyện nhiều thì tri thức được mở mang, sống sâu sắc, biết lắng nghe.
Xem thêm: Những bài học quan trọng mà trường đời không bao giờ dạy bạn
Đọc thêm
Sống ở đời, ai cũng ao ước kết được thêm nhiều bạn, quen biết được thêm nhiều đối tác làm ăn. Thế nhưng, nếu bạn không biết đọc vị lòng người thì dễ trở thành con rối để họ "thao túng".
Một đoạn đường ở Nhật Bản thường xuyên bị sạt lở và các kỹ sư cầu đường đã đưa ra phương án có 1 - 0 - 2. Cách giải quyết này đã tạo nên một bài học cuộc sống giá trị: "Nếu cuộc đời ném cho bạn một túi mắm tôm thì đừng ngại order thêm đĩa bún đậu".
Câu chuyện cuộc sống dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra: Nếu muốn cuộc sống kéo dài, ngay từ hôm nay hãy tiết chế cơn giận, thay đổi quan niệm sống, cải biến tập quán sinh hoạt không tốt, tu thân dưỡng tính.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.