Anh lại có bố mẹ rồi em ơi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Anh đứng trước một ngôi nhà lợp ngói, có cái sân rộng phía trước. Mấy chú gà bước nhẩn nha, bên cạnh con cún vàng nằm khoanh tròn, lim dim đôi mắt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ấn tượng ban đầu với anh là mọi thứ rất ngăn nắp, sạch sẽ. Nhưng ngôi nhà có vẻ hơi yên tĩnh, thanh bình nhưng lại man mác buồn.

Anh lên tiếng gọi “Có ai ở nhà không ạ?”. Có tiếng dép lê chầm chậm đi ra… Trước mắt anh là một bác gái tầm sáu mươi tuổi, da dẻ hồng hào, tóc bạc trắng, ánh mắt còn tinh anh, trông như một bà tiên.

Bác hỏi anh “Cháu tìm ai vậy cháu?”. “Dạ, cháu tìm anh Nguyễn Văn A, có phải ở nhà này không ạ?”. “Đúng rồi cháu. Thế cháu tìm con trai bác có chuyện gì?”. “Anh A là ân nhân của gia đình cháu, cháu muốn gặp anh ấy để cảm ơn ạ”. “Vậy hả cháu. Bác mời cháu vào nhà uống nước đã”.

Anh bước vào, đồ đạc trong nhà bác không nhiều, đơn giản nhưng gọn gàng. Bác gái lên tiếng gọi “Ông ơi, nhà mình có khách này”. Bác trai từ phòng trong bước ra, khoảng sáu lăm tuổi, dáng quắc thước, săn chắc của một người ưa lao động. Bác niềm nở “Ôi quý hóa quá, lâu lắm rồi nhà bác mới có khách. Thế cháu tìm thằng A có việc gì thế?”.

Nhấp một ngụm nước chè xanh bác trai vừa đưa, rồi anh chậm rãi kể “Mẹ cháu mất sớm, cháu ở với bố. Từ nhỏ, cháu đã không được gặp mẹ. Nghe bố cháu kể, mẹ cháu đã từ bỏ mạng sống của mình để sinh ra cháu, mặc dù các bác sĩ đã hết lời khuyên can.

Bố cháu vì sự hy sinh của mẹ cháu, mà cứ ở vậy nuôi nấng cháu. Bố cháu sợ lấy vợ mới rồi cháu sẽ khổ, có lỗi với mẹ cháu.

anh-lai-co-bo-me-roi-em-oi-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-8

Bố cháu mới mất, vì bệnh tim, bác ạ. Bố chỉ muốn cháu yên bề gia thất, nhưng cháu chưa kịp cưới, thì bố cháu đã đi rồi.

Lúc hấp hối, bố cháu bảo còn nợ anh A con trai bác một chuyện, dặn cháu phải tìm cho bằng được, để cảm ơn anh ấy.

Thường khoảng bốn giờ sáng là bố cháu đã dậy ra công viên tập thể dục rồi. Hôm ấy, bố cháu bị trụy tim đột ngột, may mà có anh A đi ngang qua, đưa bố cháu vào viện cấp cứu kịp thời.

Bố cháu vẫn không qua khỏi, nhưng nhờ có con trai bác, nên bố con cháu còn được gặp mặt nhau, bố cháu không phải chết ngoài đường ngoài chợ. Bố cháu biết tên con trai bác, vì anh ấy mặc quân phục, có bảng tên trên ngực áo…”.

Không khí trong căn phòng chùng hẳn xuống, bác gái quay mặt đi chấm vội vào mắt.

Cảm giác ngột ngạt, anh lên tiếng hỏi “Thế anh A đâu rồi bác, cháu không thấy?”. Bác trai lặng lẽ đứng đậy, đưa anh đến bên ban thờ, rồi chỉ vào di ảnh một nguời mặc quân phục, miệng đang tươi cười, nói “Nó đấy, thằng A con trai bác đấy. Giờ nó chỉ cười thôi, chứ không nói câu nào với bác nữa, cháu ơi”.

Anh đứng lặng người. Rất lâu sau, anh mới cất tiểng nổi “Anh ấy bị sao vậy bác?”. “Nó mất khi cùng với cảnh sát truy quét tội phạm ma túy. Nó bị một viên đạn găm vào ngực”.

Bác trai ngoảnh mặt đi nơi khác “Thôi ra bàn ngồi uống nước đi cháu”. Anh xin phép thắp cho con trai bác một nén nhang, nhìn nụ cười tươi như hoa của con trai bác mà anh đau thắt lòng…

Bác trai nhìn bác gái, nhắc nhở “Bà đừng có sụt sịt nữa, để chúng tôi nói chuyện”. Anh hỏi bác trai “Thế ngoài anh A ra hai bác còn ai nữa không ạ?”. “Hai bác chỉ có mình nó thôi. Nó hiền lắm, đến nguời yêu còn không dám có nữa”.

Anh an ủi “Hai bác cố gắng lên ạ. Thỉnh thoảng cháu sẽ tới thăm hai bác”. “Cảm ơn cháu. Các bác có lương hưu, kinh tế không phải lo gì, nhưng từ ngày thằng A đi, nhà cửa hiu hắt lắm. Hai bác chỉ thiếu một đứa con thôi. Ước gì…”

Anh ngồi ngắm nhìn hai bác, cảm giác gần gũi đến kỳ lạ. Anh chỉ muốn sà vào lòng bác gái để nũng nịu như một đứa trẻ, để được cất lên hai tiếng Mẹ ơi, anh chưa được gọi lần nào.

Anh tới ngồi cạnh bên bác gái, cầm hai tay bác, nhẹ nhàng “Cháu biết là bác buồn lắm, khi anh A đi xa. Cũng giống như cháu, bơ vơ khi bố cháu ra đi, chẳng có gì bù đắp nổi. Cháu xin lỗi, nhưng cháu rất muốn được bác ôm cháu. Cháu chưa được mẹ ôm bao giờ”.

Bác gái vòng tay qua vai anh, kéo đầu anh tựa vào vai mình “Cháu có muốn làm con trai hai bác không?”. Anh đang xúc động trong vòng tay bác gái, chợt bừng tỉnh, mắt sáng rỡ lên

“Sao… sao… bác nói sao ạ?. Bác nhận cháu là con, nghĩa là cháu có mẹ, cháu có nghe nhầm không ạ”. “Nhầm nhọt cái gì. Thế không thích làm con của bố mẹ à”.

Anh vui sướng như phát điên, móc điện thoại ra gọi cho người yêu, giọng oang oang “Anh lại có bố, có mẹ rồi em ơi…”. Anh nhảy nhót như một đứa trẻ, ôm và hôn vào khắp mặt mẹ, tận hưởng cái hương vị ngọt ngào của một người con có mẹ.

Bố anh ngồi một mình bên cạnh, lên giọng mát mẻ “Chẳng có ai quan tâm tới cái thân già này cả. Bà nhường con cho tôi một chút với”.

Anh đến bên bố, ôm bố, thấy người bố rung rung. Bố đang rất xúc động, hai tay liên tục nắn bóp khắp người con trai…

Ngoài sân nắng đã nhạt, không khí trở nên mát mẻ dễ chịu. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua, mơn man, mời gọi một mùa xuân đang đến thật gần…

Xem thêm: Buông bỏ - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Tôi là đứa con gái duy nhất của ba tôi. Mẹ tôi mất sớm. Và như thể đó là lẽ tự nhiên nhất trên đời, ba dồn hết tình yêu thương cho tôi. 

Chìa khóa xe dự phòng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Trong cuộc sống này, đôi khi chỉ một hành động nhỏ thôi, nhưng nếu đặt trong những bối cảnh khác nhau thì nó lại đưa người ta đến những suy nghĩ hoàn toàn kháс. Câu chuyện từ 5 cái bánh bao này sẽ cho bạn biết sự “bất thường” trong suy nghĩ của con người.

5 chiếc bánh bao - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Buổi sáng hôm ấy, ông Chí đang chuẩn bị ra đồng để mò ốc thì nhận được cuộc điện thoại của co trai: "Cha ơi, con đậu thủ khoa rồi!".

Con đậu thủ khoa rồi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 phút trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Đề xuất