4 điều đại kỵ rút ra từ Thủy Hử ai cũng nên tránh để không thiệt thân: SỢ, VỘI, NGẠO, GIẢO

Sống trên đời, ai cũng muốn mình làm Võ Tòng, song kết quả lại trở thành Lâm Xung... Sống ở đời, có những đại kỵ định phải tránh, đừng vì cái tôi quá lớn mà làm điều thiệt thân.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐẠI KỴ 01 - SỢ

Người ta thường nói "trên ngựa Lâm Xung, xuống ngựa Võ Tòng". 

Trong Thủy Hử, Lâm Xung được xem là "một trong ngũ hổ tướng Lương Sơn", bất kể là danh tiếng hay võ nghệ đều thuộc hành "danh bất hư truyền". Song người lại cũng thuộc hàng "hữu dũng vô mưu", chỉ giỏi đánh võ còn lại sống như một tên vô dụng.

Khi biết bị chọc ghẹo, Lâm Xung tức giận đùng đùng chạy tới "hiện trường" hòng xử đối phương. Vốn dĩ muốn cho đối phương 1 bài học nhớ đời nhưng khi biết đó là Cao Nha Nội thì liền thả lỏng nắm đấm, đến lời mắng cũng không thốt ra được. Cuối cùng chỉ nhẫn nhịn nuốt cục tức vào trong lòng rồi đưa vợ về.

Lâm Xung tuy "gan 'nhỏ nhưng lại có bạn tốt là Lỗ Trí Thâm. Mà người này lại thuộc dạng "không sợ trời không sợ đất". Sau khi biết sự việc, Lỗ Trí Lâm vội chạy đi giáo huấn Cao Nha Nội. Nhưng Lâm Xung ngược lại lại đi can ngăn bạn, bị người ta ức hiếp nhục nhã như vậy, nhưng thứ mà Lâm Xung để ý tới vẫn chỉ là thể hiện của của cấp trên. Lâm Xung có thể nói là chỉ biết sợ. 

4-dieu-dai-ky-rut-ra-tu-Thuy-Hu-ai-cung-nen-tranh-de-khong-thiet-than-9
Cả đời Lâm Xung bị 1 chữ SỢ trói buộc

Cần phải biết, nhẫn nhịn cũng cần có giới hạn, nếu bạn cứ chỉ biết nhường nhịn, vậy sẽ chỉ tạo ra cơ hội cho đối phương đục nước béo cò mà thôi. Lâm Xung nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác, nhường 1 bước nhường vạn bước, cuối cùng vẫn lâm vào kết cục bị vu oan, hủy hoại cả một đời, khổ mình, khổ vợ và người thân.

Lâm Xung cả đời ép dạ cầu toàn, nhân nhượng vì đại cục, điều này khiến chí khí anh hùng giảm bớt đi phần nào, tuy là một "thiên hùng tinh", nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cả đời lại bị chữ "SỢ" trói buộc.

Tiểu thuyết gia Charles Dickens từng nói: "Trong suốt cuộc đời của mình, tất cả sự hèn nhát và đáng khinh bỉ nhất của chúng ta đều được thể hiện ra trước những người coi thường chúng ta nhất". Ai cũng muốn làm Võ Tòng, nhưng kết quả lại đều trở thành lâm Xung. Tuy thân an nhất thời nhưng tâm lại loạn cả đời. 

Đôi khi, lúc cần ra tay hãy ra tay, thay vì chấp nhận sự khảo tra của tâm hồn, chi bằng hãy chủ động cầm roi lên.

ĐẠI KỴ 02 - VỘI

Lý Quỳ có biệt danh là Hắc toàn phong - có nghĩa là lốc xoáy. Mà lốc một khi nổi lên sẽ không phân đông nam tây bắc, rất giống với tính cách lỗ mãng, bốc đồng của Lý Quỳ. 

Lý Quỳ khi mới gặp Tống Giang, người này muốn ăn canh cá thế là Quỳ cũng tức tốc đi ra bờ sông mua cá. Vì nóng lòng muốn tìm cá tươi mà Lý Quỳ gây sự và đánh người câu cá lẫn những người bạn hàng chài quanh bờ sông. Từ đó dẫn đến một loạt những chuyện không hay khác.

Tống Giang là người thận trọng, từ tốn, còn Lý Quỳ tuy là người anh em tốt của Tống đại ca nhưng lại không có chút nhẫn nại nào cả. Một lần nọ, Lý Quỳ phụng mệnh đi thu thập lương thảo, tình cờ nghe ngóng người ta bàn tán rằng,  Tống Giang cướp con gái nhà người ta, Lý Quỳ xông lên hỏi trông Tống Giang thế nào?

Người kia nói: "Tống Giang khoảng 40, da ngăm ngăm, không quá cao...". Chưa đợi người ta nói hết, Lý Quỳ đã tự mình kết án, phẫn nộ nói: "Không cần nói nữa, đúng rồi, chính là hắn ta". 

4-dieu-dai-ky-rut-ra-tu-Thuy-Hu-ai-cung-nen-tranh-de-khong-thiet-than-0
Lý Quỳ

Vậy là Lý Quỳ nhanh chóng quay về Lương Sơn, không phân định rõ trắng đen xông vào mắng Tống Giang. Thậm chí còn phỉ báng vào câu khẩu hiệu "thay trời hành đạo" của Lương Sơn. Sau này, Lý Quỳ mới biết, thực ra có người mạo danh Tống Giang làm chuyện xấu xa.

Sinh thời nhà văn Lỗ Tấn từng nói rằng ghét nhất kiểu người lỗ mãng như Trương Phi, Lý Quỳ. Bởi họ không bao giờ hiểu ngọn ngành, trắng đen, chỉ biết cầm rìu đánh lung tung. 

Trí tuệ đời người tiềm ẩn trong sự bình tĩnh và ôn hòa, còn họa đời người lại tiềm ẩn trong sự nóng vội và lỗ mãng. Một người, chỉ khi bình tĩnh, mới có thể trông thấy được chân tướng, mới có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

Nếu chỉ biết dùng tư duy nóng nảy và lộn xộn của mình đi làm việc, vậy thì sẽ chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Sống ở đời, suy cho cùng cũng chỉ cần: tâm không bốc đồng, làm việc không nóng vội.

ĐẠI KỴ 03 - NGẠO

Lưu Tuấn Nghĩa là nhân vật cũng khá nổi tiếng trong Thủy Hử. Số lần xuất trận không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu sắc với người khác. Trước khi lên Lương Sơn, ông hùng cứ một phương, được mệnh danh là Hà Bắc tam tuyệt, thương pháp thiên hạ vô địch. Sau khi lên Lương Sơn, ông bắt sống Sử Văn Cung, ngay lập tức ngồi vào chiếc ghế cao thứ hai của Lương Sơn Bạc.

Trong mắt giang hồ, Lưu Tuấn Nghĩa là nhân vật truyền kỳ, khó có ai địch lại được. Ấy vậy mà trong mắt của Kim Thánh Hán (một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là "Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc"), ông cũng chỉ là một kẻ "ngai khí thập túc" (vô cùng ngu ngốc): "Trông thì tưởng là nhân vật tầm cỡ, nhưng suy cho cùng thì cũng chẳng anh tài là bao".

Kim Thánh Hán sở dĩ không vừa mắt Lưu Tuấn Nghĩa, phần lớn vì nguyên nhân Lưu Tuấn Nghĩa là người cao ngạo. Vốn là một đại gia, thương bổng vô song, cuộc sống đủ đầy nhưng vì Ngô Dụng dùng kế cuối cùng tan cửa nát nhà rơi vào con đường làm giặc cỏ.

4-dieu-dai-ky-rut-ra-tu-Thuy-Hu-ai-cung-nen-tranh-de-khong-thiet-than-7
Lưu Tuấn Nghĩa - nhân vật bị "thổi phồng" quá mức trong Thủy Hử

Tống Giang vì muốn lừa Lưu Tuấn Nghĩa lên Lương Sơn mà có thể nói là đã hao tổn không ít tâm huyết. Tống Giang để Ngô Dụng giả làm thầy bói, tới nhà Lưu Tuấn Nghĩa, nói ông sẽ gặp tai họa bị giết và bảo lên Thái An, Sơn Đông lánh nạn. 

Lưu Tuấn Nghĩa cho đây là thật, liền ngay lập tức thu dọn đồ đạc rời đi. Muốn đến được Thái An thì sẽ bắt buộc phải đi qua Lương Sơn, thân cận của Lư Tuấn Nghĩa là Yến Thanh cảm thấy chuyện này có phần kỳ lạ, khuyên Lư Tuấn Nghĩa đừng tùy tiện, đề phòng người Lương Sơn chặn đường cướp giật.

Nhưng Lưu Tuấn Nghĩa trước giờ luôn cho mình là đúng, cao ngạo, nào để ai trong mắt. Những hảo hán Lương Sơn vang danh thiên hạ trong mắt ông chẳng qua cũng chỉ là mấy tên giặc cỏ không hơn không kém. Lư Tuấn Nghĩa đem theo quan điểm này mà xuất phát, kết quả bị trúng kế của Lương Sơn, sau đó, có nhà cũng khó về, cuối cùng cũng vẫn chỉ đành nhập hội.

Trong cuốn "Lễ ký" có viết: "Quân tử bất tự đại kỳ sự, bất tự thượng kỳ công". Cuộc đời huy hoàng đến đâu cũng bị sự tự phụ đánh bại; chiến công có chói lòa tới đâu cũng sẽ bị sự kiêu ngạo hủy hoại. Làm người, phải lý trí đối mặt với cả ưu và khuyết điểm của mình.

Đối mặt với khó khăn và trắc trở, không mất đi niềm tin; đối mặt với huy hoàng và thành tựu, cũng không được quên đi mình của những năm tháng vất vả phấn đấu khi xưa. Người phóng túng, không lấy một người thành công, người tự đại ắt sẽ rước họa vào thân, Lư Tuấn Nghĩa chính là ví dụ điển hình cho điều này.

ĐẠI KỴ 04 - GIẢO

Có người từng nói, Ngô Dụng chính là "Gia Cát Lượng" của Lương Sơn. Thực ra không hẳn như vậy, mưu của Ngô Dụng phần lớn là mấy vở kịch tổn người lợi ta, còn xa mới tới được cái danh "trí đa tinh".

Ngô Dụng sở dĩ có thể ngồi vào chiếc ghế thứ 3, hoàn toàn không phải vì mưu trí của ông cao cường ra sao, mà chỉ bởi ông là một kẻ chủ nghĩa lợi mình giảo hoạt. Trước khi Tống Giang ngồi vào chiếc ghế đầu tiên, Tiều Cái mới là lão đại Lương Sơn. Nhưng không lâu sau khi Tống Giang lên Lương Sơn, Ngô Dụng đã quay sang đầu quân cho Tống Giang.

Giữa Tiều Cái và Tống Giang, Ngô Dụng lựa chọn Tống Giang, bởi lẽ Ngô Dụng biết rằng mục đích của Tiều Cái là quản lý cho tốt cái trại này, còn mục đích của Tống Giang là chiêu an. Tự mình khởi nghiệp mở công ty là rất tốt, nhưng một người xuất thân từ "văn nhân" như Ngô Dụng lại muốn một "doanh nghiệp nhà nước" ổn định và có thể diện hơn. Như vậy, Tống Giang hiển nhiên là lựa chọn tốt hơn so với Tiều Cái.

Khi ai nấy đều có ý tạo phản nhưng lại chưa được Tống Giang cho phép, mọi người đã kéo nhau tới hỏi Ngô Dụng, thương lượng chuyện lật đổ triều đình. Lúc này, trông thấy quần chúng có phần kích động, Ngô Dụng giảo hoạt nói: "Tự cổ rắn không đầu thì làm sao mà được, Dụng tôi nào dám làm chủ? Chuyện này nhất định phải để ca ca quyết rồi mới tiến hành được".

4-dieu-dai-ky-rut-ra-tu-Thuy-Hu-ai-cung-nen-tranh-de-khong-thiet-than-5
Ngô Dụng

trong thời khắc mấu chốt, Ngô Dụng lại lấy Tống Giang ra làm bình phong, vừa giải quyết được vấn đề, vừa không đắc tội với ai, có thể nói, quân sư Ngô Dụng là một người vô cùng giảo hoạt. Sự giảo hoạt đem lại cho Ngô Dụng địa vị và quyền lực, nhưng Ngô Dụng cũng vì vậy mà mất đi cuộc sống của chính mình.

Cuộc đời của Ngô Dụng lúc nào cũng chỉ xoay quanh Tống Giang, sau khi Tống Giang trúng độc chết, sinh mệnh của Ngô Dụng cũng mất đi trung tâm. Có lẽ, thắt cổ tự vẫn là cái kết tốt đẹp nhất đối với Ngô Dụng.

Một tác giả người Anh có nói: "Một người không có nguyên tắc và ý chí, giống như con thuyền không có bánh lái và la bàn, nó sẽ thay đổi phương hướng của mình theo chiều gió".

Trong lòng của mỗi người đều sẽ có một cây gậy như ý, nó giúp giữ vững quan điểm và bảo vệ cái tôi của bản thân, đừng bao giờ để cây gậy ấy bị lung lay một cách dễ dàng. Kinh nghiệm của rất nhiều người đi trước đều nói với chúng ta một điều rằng: con người, thắng ở nhân phẩm, thua ở tính toán.

Làm một người tốt, với một trái tim chân thành, luôn lớn hơn bất cứ điều gì.

(Theo Báo Dân sinh)

Xem thêm: Chân lý đúc rút từ Tam Quốc: Tuổi trẻ nhìn xa, trung niên trông rộng, về già thấy mà "như không"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hồi trẻ đọc Tam Quốc, sùng bái sự phóng khoáng của Tào Tháo, ngưỡng mộ tài trí của Khổng Minh, khâm phục sự anh dũng của Lã Bố. Nay đọc Tam Quốc lại cảm phục Lưu hoàng thúc...

Ngẫm về 3 cảnh giới đời người khi đọc Tam Quốc: Phóng khoáng như Tào Tháo, tài trí như Khổng Minh, kiên trì như Lưu Bị
0 Bình luận

Tào Tháo được hậu thế gọi là "gian hùng thời loạn". Thế nhưng ít ai biết được, ở thời Tam Quốc ấy có kẻ còn gian hùng hơn Tào, đó là ai?

Thời Tam Quốc còn có nhân vật 'gian hùng' hơn cả Tào Tháo, đó là ai?
0 Bình luận

Lúc sinh thời, Tào Tháo và Tôn Quyền luôn kiêng dè 2 vị đại tướng. Trong khi đó, Lưu Bị lại sợ đối thủ của mình.

Không sợ trời không sợ đất nhưng 3 vị quân chủ Tam Quốc lại thất kinh bởi 3 người này, họ là ai?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 17/06
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 16/06
Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 15/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất