10 thói quen xấu xí của cha mẹ làm "méo mó" tính cách con trẻ
Trẻ con rất dễ bắt chước những cử chỉ việc làm của cha mẹ, vì thế, nếu chúng ta thường xuyên sử dụng các thói quen xấu xí thì sẽ làm "méo mó" tính cách con trẻ.

Cha mẹ chính là tấm gương sáng để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ muốn con mình tốt hơn thì hãy duy trì những thói quen tốt, sử dụng những lời nói hay.
Dưới đây là 10 thói quan xấu xí của cha mẹ có thể làm "méo mó" tính cách con trẻ:
1. Tằn tiện mọi thứ nhưng lại quá hào phóng với con cái
Có không ít cha mẹ duy trì chính sách tiết kiệm trong chi tiêu, nhưng không tiếc tay đầu tư, mua sắm cho con cái. Họ tin rằng, đó là thương con. Nhưng thực tế, những biểu hiện của trẻ lại phản tác dụng, chúng không biết ơn với những gì cha mẹ làm cho mình.
Yêu thương con cái không phải cho con những thứ đắt tiền mà là cho con những gì phù hợp. Dạy trẻ quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, sống biết ơn và biết báo đáp mới là điều cha mẹ cần làm.
2. Không lịch sự
Nếu cha mẹ thường nói bậy, có hành vi thô lỗ, đương nhiên con cái sẽ bắt chước theo, lâu dần những hành vi này trở thành thói quen xấu khó thay đổi. Trẻ không biết phép lịch sự thường bị mọi người ghét bỏ và xa lánh.

Vì tương lai của con cái, cha mẹ nên cố gắng thay đổi để trở thành một người văn minh và lịch sự. Trong việc giáo dục con cái, lời nói và hành động phải đi liền với nhau.
3. Thích so sánh con mình với người khác
Việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác sẽ khiến cho con cái có cảm giác rất khó chịu, uất ức và nảy sinh tâm lý chán ghét muốn chống đối lại cha mẹ. Hơn nữa, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, không tự tin.
Cha mẹ lúc nào cũng dùng tiêu chuẩn của những đứa trẻ khác để đo lường con mình, hãy để trẻ tự do phát triển một cách tự nhiên, chỉ cần chúng không quá chậm chạp thì không phải lo lắng.
4. Yêu con quá nhiều
Có một số người mẹ luôn tỏ ra lo lắng thái quá với con mình. Họ không để cho con cái làm bất cứ điều gì. Điều này vô tình tước đi mọi cơ hội trải nghiệm của trẻ, khiến chúng không thể học hỏi và rèn luyện sức khỏe. Khi trẻ không biết tự chăm sóc bản thân, chúng sẽ ngày càng ỷ lại và lười biếng hơn, khó thích nghi với cuộc sống tập thể trong tương lai.
Cha mẹ nên tạo cơ hội để trẻ làm một số việc trong khả năng của mình. Việc quá yêu con thực tế mang lại nhiều tác hại hơn là lợi.
5. Cho con cái tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử
Một số cha mẹ thoải mái đưa con dùng điện thoại để họ rảnh tay làm những việc khác. Tuy nhiên, bức xạ của điện thoại rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ, có hại cho hệ thần kinh, não bộ, thị giác và thính giác cũng bị kích thích mạnh, đồng thời dễ gây ra các vấn đề về phát triển xương như cột sống cổ.

Cho trẻ tiếp xúc các thiết bị điện tử quá sớm không phải là điều tốt, cha mẹ cần giới hạn thời gian và độ tuổi cho con mình sử dụng.
6. Thể hiện sự tức giận trước mặt con cái
Có đôi lúc cha mẹ bị áp lực trong công việc, bị bạn bè chơi xấu, vợ chồng cãi nhau… và họ "giận cá chém thớt", trút những bực tức trong lòng lên con cái. Điều này không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn gây ra những tổn thương không thể xóa nhòa cho trẻ.
Dù có khó chịu đến đâu, cha mẹ cũng cần học cách bình tĩnh đối diện với thực tế, đừng "trút" hết mọi thứ lên những đứa trẻ vô tội.
7. Nói dối
Đôi khi, cha mẹ hoàn toàn không nhận ra họ đang nói dối, họ thậm chí còn tự mãn về những lời nói dối của mình. Tất cả những điều này trông như thế nào trong mắt của một đứa trẻ? Trước hết, trẻ sẽ cảm thấy nói dối là không sai, sau đó có thể bắt chước theo hoặc có cái nhìn méo mó về cha mẹ mình.
Những gì cha mẹ hứa với con cái đều cần thực hiện, bởi một khi mất đi sự tin tưởng của trẻ, cha mẹ sẽ ngày càng xa cách với chúng.
8. Chần chừ, thiếu quyết đoán, hay trì hoãn
Một số cha mẹ luôn trì hoãn và không có ý thức về thời gian. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó sẽ khiến trẻ lề mề, hay trễ hẹn.

Cha mẹ cần dạy trẻ khái niệm về thời gian ngay từ nhỏ và để chúng hiểu được tầm quan trọng của thời gian. Mọi việc phải được tiến hành theo kế hoạch và hoàn thành theo đúng thời gian quy định.
9. Không tuân thủ luật lệ giao thông
Vượt đèn đỏ, lạng lách, không chú ý tới luật lệ giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác mà còn khiến con cái bắt chước theo. Trẻ em không có ý thức an toàn và tự bảo vệ bản thân rất dễ gặp nguy hiểm dù đi chơi hay ở nhà.
Khi có con rồi, cha mẹ nên cố gắng thay đổi để trở nên gương mẫu hơn. Thay vì suốt ngày nói con phải biết tuân thủ luật lệ giao thông, tốt hơn cha mẹ nên làm gương cho con noi theo.
10. Mắng mỏ con cái nơi công cộng
Vì sĩ diện hoặc điều nào đó, một số cha mẹ thản nhiên mắng mỏ, sỉ nhục con cái khi chúng mắc lỗi ở nơi công cộng. Điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng cảm thấy tự ti. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, đồng thời không khiến trẻ tự nhận ra lỗi của mình.
Nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên chỉ ra kịp thời với thái độ nhẹ nhàng và nói cho trẻ biết tại sao trẻ sai.
Xem thêm: 3 quy luật nuôi con vĩ đại cha mẹ nên biết để bồi dưỡng con thành đứa trẻ xuất sắc
Đọc thêm
Người trưởng thành nói chuyện lợi ích bởi họ hiểu rằng quan điểm mỗi người là khác nhau, nếu xảy ra tranh chấp cứ nhằm vào lợi ích mà triển khai, đúng hay sai người thông minh ắt sẽ hiểu.
Nhiều cha mẹ không tiếc tay chi tiền mua đồ hiệu cho con. Nhưng đó có phải là sự đầu tư xứng đáng?
Nhật Bản luôn nổi tiếng là đất nước có nền giáo dục rất khác biệt. Họ có cách để nuôi những đứa trẻ trở thành người xuất chúng.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.