Vợ chồng trẻ chia sẻ cách quản lý chi tiêu cho nhà 5 người, cuối tháng vẫn để dành một khoản kha khá
Vợ chồng trẻ Johnny và Joanna Galbraith nhận ra việc có 3 người con làm tình hình tài chính khó khăn, và đây là cách họ đã quản lý chi tiêu.
Vợ chồng người Utah Johnny và Joanna Galbraith nhận ra rằng giá cả ngày một leo thang, còn chi tiêu của gia đình 5 người cũng tăng theo cấp số nhân. Đại dịch COVID-19 khiến cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên còn nguồn cung lại khan hiếm, khiến cho giá cả thực phẩm, xăng dầu, dịch vụ cũng leo thang.
Được biết, chi tiêu bình quân một tháng của gia đình Galbraith rơi vào khoảng 5.143 USD, phần lớn là để trả các khoản lãi vay ngân hàng. Họ nhận ra việc ăn uống cũng chiếm một khoản tiền lớn, mỗi tháng là hơn 1000 USD, chưa kể mỗi lần đi ăn nhà hàng hay gọi đồ ăn ngoài tiêu tốn thêm 300 USD. Ngoài ra, tiền mua sắm quần áo, giày dép mất khoảng 700 USD, tiền xăng xe đi lại là 250 USD, tiền điện nước là 167 USD.
Giá cả leo thang, dầu đậu nành mà gia đình dùng bỗng tăng giá, ngay cả giá hoa quả cũng tăng chóng mặt. Hóa đơn thực phẩm thiết yếu mỗi tháng tăng mạnh, so với cùng kì năm ngoái thì tăng đến 30%. Vì thế, vợ chồng Galbraith quyết định quản lý chi tiêu để tiết kiệm giữa mùa dịch.
Cả hai quyết định sẽ chuyển sang ăn cơm ở nhà, hạn chế ăn hàng hay gọi đồ ăn về. Họ đặt ra giới hạn là chỉ tiêu khoảng 1.000 USD cho việc mua thực phẩm và đồ thiết yếu. Bên cạnh đó, Joanna cũng đặt Walmart giao hàng tận nơi, nhờ vậy cô sẽ không phải thường xuyên đi tới tạp hóa gần nhà để mua đồ nữa.
Những đứa con của vợ chồng Galbraith khá thích ăn hoa quả, trong nhà họ thường có chuối và táo. Tuy nhiên, đứa con trai 3 tuổi của Joanna lại rất thích ăn dâu tây, việt quất, mâm xôi, những thứ quả có phần đắt đỏ. Vẫn muốn chiều con, cô chọn cách đợi đến khi giảm giá mới mua, thay vì mua trong siêu thị quá đắt đỏ.
Trước kia, mỗi lần các con đi học về, gia đình cô hay gọi đồ ăn ngoài. Sau đại dịch, nhận thấy chi phí gọi đồ ăn ngày một cao, họ chuyển sang mua dịch vụ bữa ăn trọn gói với chi phí cố định của một trung tâm mua sắm trực tuyến. Nhờ đó, họ luôn có sẵn thực phẩm vừa đủ dùng, lại có thể nấu ăn ở nhà nhiều hơn.
Năm ngoái vì đại dịch, cả gia đình đã dùng số tiền tiết kiệm để mua một chiếc giường mới. Năm nay, họ dự định tới vịnh Mexico nghỉ ngơi, nhưng nhận ra giá vé máy bay tăng 1/4 so với năm ngoái, giá phòng nghỉ cũng tăng nhẹ. Cuối cùng, vợ chồng Galbraith chọn cách lái xe 10 tiếng rưỡi tới Palm Springs, California và nghỉ ngơi ở một nhà trọ giá vừa túi tiền.
Bên cạnh việc quản lý chi tiêu, vợ chồng trẻ này còn quyết định cắt bỏ một số chi tiêu không cần thiết. Chẳng hạn, vào năm ngoái, Joanna đăng ký 5 loại dịch vụ TV, đến lúc giãn cách xã hội thì họ đặt tới 8 loại. Chi tiêu cho việc vui chơi giải trí tăng 1,5 lần, tiêu tốn 135 USD/tháng. Vì thế, gia đình họ đã quyết định bỏ bớt một số loại dịch vụ này để tiết kiệm chi phí.
Tuy những biện pháp này có vẻ không tiết kiệm quá nhiều, nhưng sau một thời gian thực hiện ta sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Johnny và Joanna Galbraith nhận ra họ không chỉ chi tiêu hợp lý hơn mà cuối tháng còn dành được một khoản kha khá.
(Theo Aboulowang)
Ông bố 3 con chia sẻ bí quyết quản lý tài chính giúp mua nhà ở tuổi 30
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận