Chuyên gia nhận định: Tỉ lệ chỉ là tương đối, đừng quá gò bó với luật tiết kiệm 50-30-20

Chuyên gia tài chính Jorge Padilla, cho rằng, việc chia tiền theo tỉ lệ dựa trên luật 50-30-20 là tốt, nhưng mỗi người lại có ưu tiên khác nhau nên tỉ lệ chỉ là tương đối.

Chi Nguyễn
08:53 21/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Luật 50-30-20 là một quy tắc tiết kiệm tiền khá phổ biến, theo đó ta sẽ chia số tiền mình kiếm được thành 3 phần: tiền sinh hoạt, tiền mua sắm và tiền tiết kiệm. Áp dụng quy luật này sẽ giúp ta tiết kiệm được nhiều tiền hơn và chi tiêu một cách hợp lý. Tuy nhiên, do tình hình tài chính của mỗi người là khác nhau, vậy nên ta cần cân đối lại những con số này để phù hợp với bản thân.

Jorge Padilla là nhà hoạch định tài chính và nhân viên tư vấn cho các khách hàng cấp cao của The Lubitz Financial Group. Vị chuyên gia này nhận định: "Tỉ lệ này chỉ là một dấu mốc tương đối. Bởi vì tình trạng cuộc sống sẽ thay đổi, và các tỉ lệ này cũng cần thay đổi theo để phù hợp với hoàn cảnh".

ti-le-chi-la-tuong-doi-dung-qua-go-bo-voi-luat-tiet-kiem-50-30-20
Luật 50-30-20 là một quy tắc tiết kiệm tiền khá phổ biến

Trên thực tế, tỉ lệ này hoạt động rất tốt với những người có thu nhập cao hay những người có sẵn nguồn tài chính lớn. Tuy nhiên, tiết kiệm và đầu tư 20% sẽ rất khó khăn cho những người cần tiền để sinh hoạt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay. Ông cho rằng họ cần dành "hơn 50% thu nhập cho chi phí sinh hoạt."

Dưới đây là chi tiết và điều chỉnh về điều luật 50-30-20, và cách mà ta có thể khiến nó hoạt động tốt phù hợp với bản thân: 

50% thu nhập dành cho tiền sinh hoạt

Luật quy định

ti-le-chi-la-tuong-doi-dung-qua-go-bo-voi-luat-tiet-kiem-50-30-20
Ta không tiêu quá một nửa thu nhập cho các khoản phí sinh hoạt không thể tiết kiệm được

Theo luật tiết kiệm 50-30-20, ta không tiêu quá một nửa thu nhập cho các khoản phí sinh hoạt không thể tiết kiệm được như tiền nhà, tiền xe, tiền dịch vụ y tế, đồ ăn hay các khoản phí theo tháng. Ngay từ trước thời điểm đại dịch COVID-19, hơn 10 triệu người Mỹ đang thuê nhà, có nghĩa là cứ 4 người đi thuê nhà thì có 1 người chi nhiều hơn một nửa số thu nhập cho tiền nhà. Tất nhiên, điều này chưa tính đến tiền ăn uống hay các khoản phí sinh hoạt khác theo một báo cáo năm 2018 của Joint Center for Housing Studies của đại học Harvard.

Julian B. Morris, nhà hoạch định tài chính của Concierge Wealth Management nhận định: "Khi bạn đang sống ở một bang có chi phí sinh hoạt cao như Massachusetts, New York và California, sẽ khó để tiết kiệm 20% thu nhập. Bạn phải lựa chọn giữa sống trong biệt thự ngay bây giờ và làm việc lâu hơn hay sống trong một căn nhà nhỏ hơn, tiết kiệm chi phí và có thể nghỉ hưu sớm".

Mẹo áp dụng

Nếu chi phí sinh hoạt của ta tốn hơn 50% số tiền lương, ta có thể giảm tiền mạng, cáp TV hay tiền điện thoại (với sự trợ giúp của các chương trình hỗ trợ trong đại dịch COVID-19) hay giảm số tiền ở 2 khoản khác để bù vào. Theo Padilla, đây cũng là thời điểm để ta tự hỏi rằng liệu lối sống hiện tại của mình có thể giúp bản thân có được vị trí tài chính chắc chắn trong tương lai".

20% số tiền kiếm được dành cho tiết kiệm và đầu tư

Luật quy định

Theo đó, 20% tiền lương sẽ được cho và sổ tiết kiệm hay những tài khoản lương hưu 401(k) hay Roth IRAs, cùng với những khoản đầu tư như cổ phiếu.

Mẹo chi tiêu

ti-le-chi-la-tuong-doi-dung-qua-go-bo-voi-luat-tiet-kiem-50-30-20
Nhiều người cho rằng ta nên tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng tiền sinh hoạt phí, kế đó mới dành tiền cho các quỹ lương hưu

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói rằng ta nên "thưởng" cho bản thân mình trước bằng cách có một khoản tiết kiệm khẩn cấp. Nhiều người cho rằng ta nên tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng tiền sinh hoạt phí, kế đó mới dành tiền cho các quỹ lương hưu nếu công ty của ta hỗ trợ.

Padilla nói: "Đầu tư vào 401(k) ở mức tối đa, đóng góp vào Roth IRA ở cấp cao nhất, và tìm ra một chiến lược đầu tư tự động làm điều này giúp bạn. Nếu bạn không thể đóng góp ở cấp cao nhất, đầu tư "ít nhất 10% tiền lương là một mức khởi đầu tốt"

Tất cả số tiền còn dư ở khoản này có thể dùng để trả nợ hay "đầu tư cho bản thân với tri thức, các khóa học, bằng cấp có khả năng giúp tăng thu nhập của bạn".

30% số tiền lương dùng để tiêu xài

Luật quy định

Sau khi trả hết những hóa đơn sinh hoạt và các khoản tiết kiệm cho tương lai, ta có thể thoải mái chi tiêu cho bản thân. Khoản tiền cuối cùng này được dùng cho những khoản phí không bắt buộc như tiền dịch vụ online, ăn uống ở nhà hàng hay mua các vật dụng mới. Chuyên gia tài chính cho rằng, ta cần "chi tiền cho những việc vui vẻ hay các trải nghiệm đem lại hạnh phúc cho bản thân". Tùy theo mỗi cá nhân mà 30% là nhiều hay ít, nhưng "các nghiên cứu chỉ ra rằng việc chi tiêu cho bản thân cũng như những người khác sẽ tạo ra các mối quan hệ sâu sắc hơn".

Mẹo chi tiêu

Nhà hoạch định tài chính kiêm kế toán viên của Financial Finesse Kelley C. Long khuyên rằng, dù khoản 30% chi tiêu này là thứ nhiều người quan tâm nhất, nhưng ta nên tránh đi quá giới hạn để dẫn tới các khoản nợ.

Có một kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân

ti-le-chi-la-tuong-doi-dung-qua-go-bo-voi-luat-tiet-kiem-50-30-20
Sử dụng luật 50-30-20 sẽ giúp ta có một cuộc sống tổ chức hơn, kể cả khi ta không làm theo quy tắc này 100%

Bất kể việc ta chia nguồn thu nhập bản thân ra sao, việc có một kế hoạch cho tương lai luôn là một điều tốt. Sử dụng luật 50-30-20 sẽ giúp ta có một cuộc sống tổ chức, kể cả khi ta không làm theo điều luật này 100%. "Một cặp đôi có đứa con sắp bước vào đại học có thể sẽ muốn dành nhiều tiền hơn để đầu tư cho việc học của con và giảm chi tiêu cho bản thân trong một khoảng thời gian, vậy nên tỉ lệ 30% sẽ giảm xuống," Padilla nói.

Hay một người dành nhiều thời gian lên mạng "sẽ cần ít hơn 50% số tiền của mình cho các chi phí sinh hoạt và dành nhiều hơn 30% cho các dịch vụ online". Theo Long, chìa khóa ở đây là hãy linh hoạt trong chi tiêu và đừng quá gò bó: "Đây chỉ là một bước nhỏ để giúp bạn cắt giảm chi tiêu và tập trung cho mục tiêu tài chính của bản thân. Nó là một mẫu hướng dẫn dạy cách bạn nên quyết định chi tiêu".

Xem thêm: Mẹ chính là "hảo" chuyên gia trong lĩnh vực tài chính

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận