Bài học đắt giá cho người trẻ từ chuyện trầy trật khởi nghiệp của Jack Ma và Phạm Nhật Vượng
Trước khi sở hữu sự nghiệp thành công rực rỡ, tỷ phú như Phạm Nhật Vượng và Jack Ma từng không ít lần gặp thất bại. Người trẻ muốn làm nên nghiệp lớn thì nên học từ họ những gì?

Chuyện thất bại của các tỷ phú
Những năm gần đây, câu chuyện thành công của các tỷ phú đã trở thành một "món ăn tinh thần" được nhiều người đón đọc. Nếu nhìn qua những thành tựu mà họ đã đạt được, không phải ai cũng biết rằng họ đã phải nếm trải những thất bại đau đớn.
Chẳng hạn như tỷ phú Jack Ma - người từng nhiều năm giữ vị trí là người giàu nhất Trung Quốc đã từng vấp ngã nhiều lần. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015, ông chủ Alibaba đã tiết lộ những lần thất bại đau đớn của mình. Ông từng trượt đại học tới 2 lần, bị ĐH Harvard từ chối 10 lần, từng đi xin việc ở 30 công ty khác nhau và bị từ chối tất cả. Thậm chí, khi nộp đơn vào KFC, có 23/24 người được nhận và chỉ duy nhất Jack Ma bị loại.

Sau khi thành lập Alibaba vào năm 1998, vị tỷ phú này lại liên tục gặp nhiều trở ngại. Trong 3 năm đầu khởi nghiệp, việc kinh doanh không hề thuận lợi khiến ông phải nỗ lực làm việc. Một trong những thách thức lớn của công ty là không có cách nào để thanh toán và cũng không có ngân hàng nào muốn làm việc cùng. Thế rồi, Jack Ma đã tạo ra ứng dụng thanh toán của riêng mình là Alipay, mở ra chương mới trong sự nghiệp.
Ông Phạm Nhật Vượng - vị tỷ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Hẳn chúng ta đã quen với những thành công của Vingroup như a mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark... Dù vậy, trong một bài phỏng vấn vào năm 2019 trên báo Tuổi trẻ, vị tỷ phú này đã trải lòng về những thất bại của mình.

Ông nói: "Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Matxcơva, tại Dom 5, mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.
Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn, vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Matxcơva đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD".
Dũng cảm đứng lên sau thất bại
Có một sự thật là, thành công không phải là con đường dễ đi, và ta sẽ gặp thất bại nhiều hơn ta mong đợi. Các vị triệu phú, tỷ phú tự thân từng nhiều lần thua lỗ đau đớn, thậm chí rơi vào cảnh suýt phá sản trước khi có thể vượt lên thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ không chấp nhận thất bại, mà coi đó là động lực để làm lại từ đầu. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng nói: "Mình nhạy hơn với thị trường. Mình 'ăn đòn' nhiều nên khôn hơn".
Tác giả Brian Tracy từng viết trong cuốn sách "100 quy luật bất biến trong kinh doanh" rằng: "Khả năng của bạn kiên trì trong việc đối mặt với những thất bại và thất vọng là mức độ niềm tin của bản thân bạn và khả năng thành công của bạn". Sự kiên trì là phẩm chất cần thiết để thành công, đó là tài sản quan trọng nhất mà ta có thể có.

Cũng theo vị tác giả này, kiên trì là một hành động kỉ luật tự giác. Khi ta kiên trì chịu đựng đối mặt với khó khăn, thất bại, đó cũng chính là lúc ta trau dồi kỹ năng bản thân, khiến mình trở thêm kiên cường. Khi ta dũng cảm làm những điều đó, ta đã chứng tỏ với bản thân mình và những người xung quanh sự quý giá của việc kỷ luật tự giác và sự tự chủ.
Winston Churchil từng tổng kết bài học quan trọng nhất đời ông bằng câu nói: "Đừng bao giờ đầu hàng, đừng bao giờ chịu thua". Theo ông, người kiên gan ngoan cường đối mặt với những gì dường như là sự thất bại thảm hại đang sở hữu phẩm chất quan trọng để chuyển bại thành thắng. Có lẽ vì thế mà Churchill có thể trở thành một trong những vị lãnh tụ vĩ đại nhất thế kỉ 20.
Từ chuyện thất bại của các tỷ phú, Brian Tracy đã chỉ ra 2 bí quyết cho người trẻ muốn thành công trên con đường lập nghiệp.
- Liệt kê danh sách gồm những vấn đề và thách thức ta đang đối mặt: Ta đang cảm thấy chán nản, không chắc chắn ở điểm nào? Ta cần phải thay đổi những gì? Hãy tự nhắc nhở rằng, thất bại không phải là một sự lựa chọn.
- Quyết tâm và kiên trì, không bao giờ từ bỏ ước mơ: Hãy nhớ tới lý do bắt đầu của mình, quyết tâm rằng mình sẽ không bao giờ từ bỏ dù cho mọi chuyện có diễn biến ra sao.
Xem thêm: Miệng kẻ sang có gang có thép: 7 lời khuyên người giàu hay nói nhưng bản thân họ chẳng hề làm
Đọc thêm
10 "bóng hồng" dưới đây đều là những nữ doanh nhân quyền lực, giỏi giang chèo lái những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam vượt qua khó khăn, vươn tới đỉnh vinh quang.
Vượt qua hàng ngàn sinh viên, 9x Việt quê Bình Định Nguyễn Thị Hồng Ngọc trở thành thủ khóa ngành Dược đầu tiên ở Đại học Tyler tại Mỹ.
Bất kể khoản chi nhỏ nào cũng có thể lớn hơn khi cộng dồn qua năm tháng, cái bẫy "latte factor" luôn chờ trực cản bước ta trên con đường trở nên giàu có.
Tin liên quan
Kể từ ngày chồng mất khả năng lao động, bà Nhĩ trở thành người "gánh cả giang sơn". 5h sáng trên cánh đồng còn mờ sương, người phụ nữ ấy đã đi sâu vào đường ruộng, chân ngập dưới bùn lạnh để nhặt ốc mưu sinh.
Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương.
5 cung hoàng đạo dưới đây luôn thể hiện bản lĩnh, sự cứng cỏi và mạnh mẽ luôn được bạn bè, người thân tin tưởng.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.