Mẹ chính là "hảo" chuyên gia trong lĩnh vực tài chính

Có một sự thật hiển nhiên mà ai cũng phải gật gù đồng ý, đó là các bà mẹ chính là những "master" dùng tiền giỏi nhất. Họ vừa biết chi tiêu hợp lý, vừa biết đầu tư đúng đắn, chẳng thua cố vấn tài chính nào cả.

Chi Nguyễn
15:39 20/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đối với tất cả chúng ta, mẹ chắc chắn là người phụ nữ vô địch, giỏi nhất thế giới. Chỉ cần không biết phải làm gì, hỏi tới mẹ là ta có thể biết ngay cách giải quyết. Tất nhiên, mẹ không chỉ giỏi ở việc chăm sóc, vun vén gia đình, mà ngay cả ở lĩnh vực tài chính mẹ cũng vô cùng giỏi giang. Chẳng phải những triết lý đầu tư sâu sắc, hay những câu chuyện đao to búa lớn, mẹ sở hữu những bài học quản lý chi tiêu vô cùng đắt giá mà dễ hiểu.

Nữ hoàng trả giá

biet-tai-cua-me-kho-ai-sanh-kip-ba-chua-tiet-kiem-dinh-cao-dung-tien
Bất kể là người bán đưa ra con số bao nhiêu, mẹ cũng có thể trả giá để mua với giá rẻ hơn nhiều

Riêng về khoản trả giá, mặc cả khi đi mua hàng, chắc chắn chúng ta đều có một lần được chứng kiến. Bất kể là người bán đưa ra con số bao nhiêu, mẹ cũng có thể trả giá để mua với giá rẻ hơn nhiều. Có thể lúc đó, ta cảm thấy xấu hổ bởi cho rằng mình không nên mặc cả chút nào.

Chỉ khi lớn lên, phải tự chủ tài chính, tự tay đi mua đồ ta mới hiểu được tài năng mặc cả của mẹ. Thì ra mức giá ta nghĩ là cân bằng khi xưa chính là những chiêu trò "móc ví" của cửa hàng, nếu không biết cách mặc cả thì quả thực mình bị lỗ "chổng vó". Thế mới biết, mẹ quản lý chi tiêu tài ba đến mức nào.

100.000 đồng là tiền, và 1.000 đồng cũng là tiền

Không có bà mẹ nào muốn con cái phải "lao vào đời kiếm cơm" từ nhỏ, trừ khi hoàn cảnh quá sức khó khăn. Dù vậy, bằng một cách nào đó, mẹ cũng sẽ muốn các con hiểu rõ giá trị của đồng tiền, biết cách tự lập kiếm ra đồng tiền. Một trong những bài học đắt giá mà mẹ từng chỉ dạy chính là "tích tiểu thành đại", ngay cả 1.000 đồng cũng quý giá.

Một người đã chia sẻ bài học dùng tiền mẹ từng dạy cô như sau: "Đơn giản nhất là chuyện hồi còn học cấp 1, mẹ cho phép tôi tự kiếm tiền bằng cách gom chai nhựa, vỏ lon rỗng trong nhà và đem bán. Mặt khác, mẹ cũng nhẹ nhàng bảo tôi có thể tiêu ngay số tiền ấy cho đồ chơi, kẹo bánh hoặc để dành. Số tiền ấy thực ra không nhiều, chỉ vài chục ngàn hay cao lắm hơn trăm ngàn. Thế nhưng sau khi nghe lời mẹ giữ lại và cất đi, tôi đã có thể tự sắm đồ dùng học tập, sách báo hay những món to to như xe đạp cho lũ bạn "lác mắt" chơi".

Đừng trông đợi vào ví tiền của người khác

biet-tai-cua-me-kho-ai-sanh-kip-ba-chua-tiet-kiem-dinh-cao-dung-tien
Đừng trông đợi vào ví tiền của người khác

Bậc cha mẹ nào cũng mong con cái sẽ có một đời đầy đủ, sung túc, nhưng quan trọng nhất là các con được hạnh phúc. Con không cần phải lấy chồng/ vợ đại gia, phải được gả vào nhà giàu, mà chỉ cần kiếm đủ sống là đã viên mãn rồi. 

Mẹ dạy ta cách sống tự lập, muốn gì thì kiếm lấy, đừng phụ thuộc vào ví tiền của người khác. Tự lo chính là tự do, trông đợi nửa kia chu cấp hay để một người gồng gánh tài chính rất dễ khiến cuộc sống rơi vào ngõ cụt. Đó là lý do mẹ chỉ ta cách giữ cho chặt ví tiền, có trách nhiệm với tình hình tài chính của mình.

Biết thế nào là đủ

Hẳn chúng ta đều có một lần rơi vào cái "bẫy" mua sắm bốc đồng, chỉ mua cho vui chứ không thực sự cần đến. Mẹ thì hoàn toàn ngược lại, bà sẽ chỉ mua sắm khi chiếc áo cũ đã rách không thể sửa hay đơn giản là chúng trở nên chật chội. Ta có thể đi siêu thị, lướt web mua sắm 7749 món đồ, nhưng mẹ sẽ chỉ mua sắm những thứ đã được lên list sẵn. 

Tất nhiên, có những thứ mẹ sẵn sàng chi tiền dù có đắt đỏ thế nào, chẳng hạn như việc học hành, sức khỏe, xe cộ... Với mẹ, bà sẽ chỉ đầu tư nếu đó là khoản đầu tư đáng giá, dài hạn chứ không phải là hời hợt cho vui nhất thời. Mẹ luôn rạch ròi phân địch giữa cần và muốn, suy nghĩ kĩ càng trước khi quyết định xuống tiền. Mẹ sợ tiêu xài hoang phí, bởi bà biết mọi chuyện không phải lúc nào cũng ổn định. Bà cũng hiểu rằng dù giàu có đến đâu cũng sẽ chẳng thể mua hết tất cả những gì mình muốn, ta phải biết thế nào là đủ. 

Tiết kiệm là quốc sách

biet-tai-cua-me-kho-ai-sanh-kip-ba-chua-tiet-kiem-dinh-cao-dung-tien
Tiết kiệm là quốc sách

Chắc hẳn ta từng một lần được nghe mẹ nói những điều này: "Ăn hết đi kẻo phí!", "Mua cái này làm gì? Về mẹ nấu cho còn ngon hơn", "Sao lại vứt cái này đi hả trời? Vẫn còn dùng tốt, mang vào cất cho mẹ". Mẹ luôn đề cao việc tiết kiệm, tái sử dụng và chỉ vứt bỏ một thứ gì nó không còn sử dụng được nữa. 

Tiết kiệm không phải là tằn tiện chi li mọi thứ, mẹ làm vậy là để chi tiêu hợp lý hơn. Bà là người giữ tài chính trong gia đình, vừa phải lo chi tiêu, vừa phải lo chuyện tương lai. Mẹ không tiết kiệm suông mà luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng như cần bao nhiêu tiền để mua xe, sửa nhà, có một chuyến du lịch thoải mái cho gia đình hay đủ tiền học đại học cho con. Vì thế, có lẽ ta chẳng cần lời khuyên từ chuyên gia tài chính nào cả, cứ học từ mẹ là đủ rồi.

Xem thêm: 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất nhì thương trường Việt Nam: Những bóng hồng chẳng hề mềm yếu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận