Sống trên đời, đừng quá xét nét người, cũng đừng quá tin lời nói tán dương của người

Lời nói có thể là con dao hai lưỡi, nếu không tỉnh táo sử dụng cũng như xem xét nó, rất có thể ta sẽ tự chuộc họa vào thân.

Chi Nguyễn
15:00 12/10/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lời nói có thể giúp một người thành công, cũng có thể giúp người đó thất bại. Từ lời nói và hành vi, ta có thể thấy tích cách, kiến thức cũng như sự tu dưỡng bản thân của người đó. Người có trí tuệ hiểu rằng không nên quá xét nét so đo, cũng đừng quá tin vào lời tán dương của người khác.

Đừng vội phán xét

Có câu chuyện như sau: Một buổi sáng sớm, một chiếc thuyền chở khách đậu sẵn bên sông, sẵn sàng chở người qua sông. Tất cả các hành khách đều ngồi yên lặng cho đến khi một người đàn ông cùng mấy đứa trẻ bước đến. Tiếng ồn ào từ lũ trẻ đã phá vỡ sự yên lặng trên thuyền. Người đàn ông ngồi bên cạnh có vẻ là cha lũ trẻ cứ mặc cho chúng gây ồn ào, bản thân thì tỏ ra dửng dưng. 

Có người nói với ông ấy: “Này ông, con cái của ông ồn ào quá, ông có thể dạy dỗ lại chúng không?” 

Người đàn ông ngẩng đầu lên và nhẹ nhàng nói: "Vâng, tôi nên chăm sóc chúng. Mẹ của chúng mới mất cách đây một giờ, và chúng tôi vừa mới trở về. Tôi vô cùng lúng túng, và những đứa trẻ cũng vậy".

o-doi-dung-qua-xet-net-cung-dung-qua-tin-loi-noi-tan-duong
Mẹ của chúng mới mất cách đây một giờ, và chúng tôi vừa mới trở về. Tôi vô cùng lúng túng, và những đứa trẻ cũng vậy

Trong giây lát, tất cả đều im lặng, nỗi tức giận bỗng nhiên tan biến, sự đồng cảm và thương cảm cũng tự nhiên trào dâng.

Trong thực tế cuộc sống, việc không biết thật ra là chuyện gì nhưng đã vội vàng kết luận, được nước lấn tới và hay mắng mỏ người khác, thường xuyên xảy ra. Khi đối nhân xử thế, cố gắng đừng nói quá nhiều về việc đúng sai của người khác, hãy cố gắng nghĩ cho đối phương và cân nhắc cảm xúc của họ.

Đối với người khác, đó là một loại tôn trọng, đối với bản thân, đó là một loại tu dưỡng và lương thiện.

Cẩn trọng với lời khen

Trâu Kỵ là tể tướng nước Tề, thân cao hơn tám thước, tướng mạo sáng sủa, anh tuấn. Khách đến thăm còn nói ông là bậc nam tử khôi ngô tuấn tú vô song thiên hạ. Tuy nhiên, cho đến khi Trâu Kỵ nhìn thấy Từ Công và quan sát ông ta một cách cẩn thận, Trâu Kỵ nhận thấy rằng mình còn thua kém Từ Công.

Vì vậy, Trâu Kỵ vào triều bái kiến Tề Uy vương, đã dùng câu chuyện của mình để khuyên nhủ vua: “Nhân dân cả nước muốn làm đẹp lòng đại vương và được đại vương chiếu cố. Vì thế, trong hoàn cảnh như vậy, những điều đại vương nghe thấy rất có thể không phải là điều chân thực.”

o-doi-dung-qua-xet-net-cung-dung-qua-tin-loi-noi-tan-duong
Trâu Kỵ khuyên vua: "Nhân dân cả nước muốn làm đẹp lòng đại vương và được đại vương chiếu cố. Những điều đại vương nghe thấy rất có thể không phải là điều chân thực"

Trâu Kỵ đề nghị Tề Uy vương nên tiếp nhận lời can gián của quần thần và bách tính. Ngay khi lệnh được ban ra, tất cả các quan đại thần đều đến trình tấu sớ "đông như trẩy hội". Nước Tề bắt đầu có kỷ cương chính trị và dần dần trở nên hùng mạnh. Các nước Yến, Triệu đều đến bái kiến nước Tề để học hỏi.

Trước những lời khen ngợi, Trâu Kỵ đã cẩn thận suy nghĩ và phân tích kỹ lưỡng, bảo trì tư duy và nhận thức sáng suốt của mình, không hồ đồ tin theo một cách mù quáng. Tề Uy vương nhờ tin lời cận thần mà tránh được đại họa, thu phục lòng dân.

Chúng ta không nên bình luận về cuộc sống của người khác, cũng không thể sống theo lời của người khác. Chúng ta nên là chính mình và sống đúng bản chất của mình. Hãy cẩn trọng ngôn hành của bản thân, không nên phán xét người khác, cũng đừng sợ lời đàm tiếu, hãy tự mình lựa chọn và bước đi con đường nhân sinh của mình. 

Theo Trí Thức VN

Xem thêm: Cổ nhân dạy: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ", vậy là sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận