Nghịch lý người thường mua ô tô để tiêu tiền, người giàu tận dụng để kiểm tiền: Tương lai ra sao, nhìn cách chọn xe là biết
Các chuyên gia tài chính cho rằng, chỉ cần nhìn vào cách mua ô tô, họ có thể biết một người có tương lai giàu hay nghèo.

Nếu từng đọc tác phẩm "Cha giàu, cha nghèo", bạn sẽ thấy người giàu và người giàu có tư duy khác nhau khi đối diện với một vấn đề của cuộc sống. Mua ô tô cũng là một cách như vậy, bạn sẽ thấy rõ điều đó. Hãy xem các chuyên gia giải thích:
Mục đích mua xe
Đa số người bình thường mua xe để đi lại, coi nó là phương tiện di chuyển bình thường. Bởi vậy khi chọn mua ô tô, họ chủ yếu hướng đến các thương hiệu giá rẻ nhưng bền, đặc biệt phải tiết kiệm nhiên liệu.

Trong khi đó, nhiều người giàu mua xe lại nhằm thể hiện đẳng cấp, bên cạnh những nhu cầu cơ bản. Suy cho cùng đối với họ ô tô như một món đồ trang sức bên ngoài nên chắc chắn chiếc xe họ ngồi lên phải thể hiện đẳng cấp.
Giá trị sử dụng
Người nghèo thường mua ô tô về để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày, nên họ chọn những dòng xe chú trọng mặt tiết kiệm. Điều này có thể khiến họ gặp một số trải nghiệm không tốt, gây bực dọc trong người, nhưng rồi đành bấm bụng cho qua.
Mặt khác, với người giàu, ngoài phục vụ nhu cầu cơ bản của một phương tiện đi lại, họ còn sử dụng ô tô như một cách để kinh doanh, thương mại, đóng góp cho sự nghiệp. Ngoài ra mua một chiếc xe hơi sang trọng còn là vấn đề an toàn hơn, trải nghiệm không gian lái tốt hơn và giá trị kiểm soát tốt hơn.
Tiêu chí lựa chọn
Người bình thường khi mua xe thường thích xem giá trước, lọc những mẫu trong khả năng chi trả rồi so sánh từng chiếc một. Khi tài chính không quá dư dả, giá cả là một tiêu chí quyết định. Một khi giá xe vượt quá ngân sách được đề ra, họ sẵn sàng chờ thời điểm đủ tiền hoặc lựa chọn loại khác với mức giá phải chăng hơn. Bởi việc tiêu tốn thêm 100-200 triệu đồng không phải là vấn đề đơn giản. Đôi khi đó có thể là số tiền ít ỏi còn lại dự phòng cho những lúc đau ốm.

Còn với đại đa số người giàu thì sao? Họ tập trung vào những thương hiệu đã có tên tuổi nhằm khẳng định địa vị và đẳng cấp của bản thân. Chỉ cần thích và chiếc xe thuộc dòng cao cấp, họ không ngại xuống tiền để thỏa mãn nhu cầu.
Tóm lại, giữa suy nghĩ của người bình thường và người nghèo có một khoảng cách rất lớn. Khi suy nghĩ khác nhau dẫn đến cách lựa chọn khác nhau và kết quả nhận được cũng không tương đồng. Đương nhiên, cuộc sống của 2 tầng lớp này cũng có khoảng cách. Việc lựa chọn xe đã phần nào thể hiện rõ sự khác biệt này.
Theo TTVH
Đọc thêm
Có một nghịch lý dễ thấy là, người nghèo tiêu tiền mua thể diện, người giàu chi mạnh mua tri thức.
Trước đây nhiều người nói, tiết kiệm là quốc sách. Nhưng nay, lại có quan niệm khác, người càng biết tiêu tiền càng giàu, người càng tiết kiệm càng nghèo, vì sao vậy?
Có một thực tế hiện nay là, người giàu cứ làm ra tiền là mua đất bỏ không, trong khi kẻ nghèo muốn có 1 mảnh đất để an cư thì chỉ biết ước.
Tin liên quan
Khi yêu, đàn ông sẵn sàng tặng quà, tặng tiền, tặng đủ thứ… nhưng anh ta cũng có thể sẽ rất tiếc, sẽ trở mặt đòi quà.
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, nhiều người trẻ than phiền chơi với người giàu khiến họ dễ tiêu tiền hơn, và đành phải hủy kết bạn để tránh nợ.
Ở xã hội xưa, lễ nghi là quy phạm điều chỉnh đạo đức và hành vi của con người. Bên cạnh đó nó cũng là biểu tượng xã hội văn minh, của truyền thống tốt đẹp.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.