Nghịch lý: Học phổ thông thì nặng, sinh viên lên đại học lại nhàn tênh

Theo quan điểm của một số người, có nghịch lý đang tồn tại là phổ thông học quá nặng, còn lên đại học lại nhàn.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 05/12
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vốn dĩ nhiều năm qua, không ít phụ huynh vẫn than thở là chương trình học bậc phổ thông đang quá nặng. Trong khi đó, sinh viên lên đại học thì việc học có vẻ nhàn nhã hơn. Vì sao lại có nghịch lý này?

Anh L. có nhận định: "Tôi cho rằng, học sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, trừ những ngành đào tạo có tính chất đặc thù liên quan đến sinh mạng người khác, thì ai cũng có cơ hội học đại học.

Ở phương Tây, 70% lao động có bằng cử nhân trở lên; 30% còn lại, hoặc là hành nghề tự do kiếm được tiền không cần học đại học, hoặc là không đủ trình độ để tiếp thu kiến thức cao hơn. Học sinh THCS ở phương Tây (lớp 9 trở xuống) chơi nhiều hơn học. Học sinh THPT học nhiều hơn chơi nhưng cũng không quá nặng nề. Cắm đầu cắm cổ học suốt ngày suốt đêm chính là sinh viên đại học. Suốt những năm học đại học sẽ là một chuỗi kiểm tra, thi cử liên tục, bất tận, cho đến khi tốt nghiệp. Hình tháp giáo dục của họ như vậy đó, càng học lên cao càng khó. Không phải như ở ta, học đại học nhàn, thi cử mới khó. Khó nhất là thi đầu vào đại học. Vượt qua được kỳ thi này, việc học hành ở đại học với đa số sinh viên còn dễ hơn học THPT.

nghich-ly-hoc-pho-thong-thi-nang-sinh-vien-len-dai-hoc-lai-nhan

Mỹ và EU, mỗi nơi có hàng trăm trường đại học. Tất cả những trường này đều được xếp hạng. Hạng càng cao, chất lượng giảng dạy cũng cao tương ứng. Học sinh tốt nghiệp THPT có điểm cao sẽ được các đại học top đầu mời vào học. Nếu muốn tranh học bổng, bạn sẽ phải thi, hoặc phải đóng tiền học phí rồi để vào học luôn mà không cần thi cử. Học sinh có điểm tốt nghiệp THPT thấp sẽ phải học trường xếp hạng thấp, chất lượng giảng dạy và học phí cũng tỷ lệ thuận. Nếu học ở các trường xếp hạng dưới, bạn sẽ càng khó xin việc và khó có cơ hội thăng tiến, nên hầu như ai cũng cố học giỏi để được học đại học top đầu.

Đại học có xếp hạng là cái khuôn để xã hội hóa giáo dục, tránh cho việc thu học phí trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà trường dẫn đến việc làm hoen ố học đường. Đại học xếp hạng thấp mà thu học phí cao thì ai chịu vào học?

Học đại học là một chuyện, tốt nghiệp ra trường có được cấp chứng chỉ hành nghề hay không là chuyện khác. Thông thường, sinh viên vượt qua được các khóa thực tập sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Đã có bằng tốt nghiệp đại học rồi, sao còn cần phải có chứng chỉ hành nghề? Chứng chỉ hành nghề để loại bỏ những người học lấy bằng xong không làm đúng chuyên môn nghề nghiệp. Với chứng chỉ hành nghề như vậy, người ta chỉ cần học một bằng. Nếu có học nhiều bằng thì luôn chỉ có một bằng là nghề nghiệp chính thức, các bằng khác chỉ để chứng minh có sự hiểu biết về lĩnh vực đó thôi.

Sinh viên 5 năm sau khi ra trường không làm đúng chuyên môn sẽ bị tước giấy phép hành nghề. 10 năm không làm đúng nghề bị tước bằng. Cao học, Tiến sĩ hai năm không có bài viết khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, bằng cấp ấy không được công nhận dù được đại học hàng đầu thế giới cấp...

Điều này là khác với ở ta, chỉ cần có bằng đại học thôi, làm việc gì cũng được không cần xét chuyên môn. Năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa sản phẩm kém cùng với giá cả cao, quản lý thiếu chặt chẽ minh bạch... tất thảy đều phát sinh từ chuyện bằng cấp không tương ứng với nghề nghiệp.

Người học sư phạm đi làm kỹ thuật, người học kỹ thuật đi làm quản lý, người học quản lý lại đi dạy học... kết quả sẽ thế nào? Chúng ta thường quan trọng hóa sự học, còn ở phương Tây, họ chỉ quan tâm kết quả công việc. Anh học giỏi hay dở là chuyện riêng của cá nhân. Nhưng anh làm giỏi hay dở sẽ liên quan, ảnh hưởng đến rất nhiều người khác.

nghich-ly-hoc-pho-thong-thi-nang-sinh-vien-len-dai-hoc-lai-nhan

Ngay từ khi học đại học, sinh viên đã bắt đầu làm việc ở những năm cuối thông qua các khóa thực tập, vừa để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp vừa được trả lương. Tất nhiên, lương của thực tập sinh không thể cao bằng lương của nhân viên chính thức vì họ không phải chịu trách nhiệm với kết quả công việc. Kết quả công việc chỉ là tiêu chí để đánh giá thực tập sinh này có vượt qua được khóa thực tập hay không mà thôi. Do vậy, lao động của họ tốt nghiệp xong, xin được việc là làm việc chính thức luôn, không phải đào tạo lại. Còn ta, hầu như công ty nào sau khi tuyển mộ nhân sự xong cũng phải mở khóa đào tạo cấp tốc cho nhân viên mới, rồi thử việc các kiểu mới đến làm việc chính thức.

Chúng ta có vẻ tự hào có nền giáo dục đặt nặng chuyện học hành, thi cử trong khi chất lượng lao động chưa cao. Trường chuyên, lớp chọn, 'gà nòi' đủ cả nhưng chất lượng lao động không tương xứng phải chăng là nghịch lý? Đến bao giờ người ta mới thôi cái việc tự hào 'thi đậu đại học'? Ở Tây người ta chỉ tự hào khi tốt nghiệp, còn ta có vẻ ngược với họ. Ở Tây, làm việc khó hơn học hành, còn ở ta, học hành khó hơn làm việc".

Ý kiến này cũng đem lại nhiều tranh luận trái chiều. Người tán thành, kẻ phản đối, mỗi người lại có ý của riêng mình. Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Theo VnExpress

Xem thêm: Nghịch lý: Người trẻ "chê" nhà cao cửa rộng vùng ven, chấp nhận thuê nhà trung tâm chật chội

Đọc thêm

Người đàn ông này không khỏi cay đắng vì nghịch lý này, khi rõ ràng ngày trẻ tuy còn non nớt lại kiếm tiền dễ, tới tuổi trung niên lại thất nghiệp.

Nghịch lý ngày trẻ kiếm tiền dễ, mới chạm ngõ tuổi trung niên đã thất nghiệp: 3 điều nên học để tránh bị đào thải
0 Bình luận

Có một nghịch lý là không ít bậc cha mẹ hi vọng con được vừa học vừa chơi, nhưng tương lai vẫn phải thành công.

Nghịch lý dạy con: Nhiều cha mẹ muốn con học hành nhàn hạ, nhưng tương lai phải thành công rực rỡ
0 Bình luận

Nghịch lý dễ thấy ở đây là những những ngành nghề bị TikToker chê "vô dụng" lại sở hữu tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm 100%.

Nghịch lý: Vô số ngành nghề bị TikToker chê 'vô dụng' lại sở hữu tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm 100%
0 Bình luận

Tin liên quan

Dù đã ở tuổi 83 nhưng bà Phan Thị Phúc (Hà Nội) vẫn miệt mà giúp đỡ người khuyết tật. Bà tin rằng, chỉ cần có tình yêu thương thì mọi thứ sẽ dần vẹn tròn.

Tuổi già bận bịu của người phụ nữ miệt mài lấp đầy những 'vầng trăng khuyết 
0 Bình luận

"Mình cảm thấy viết nhạc để quyên tiền từ thiện là một cách làm hay nên đã thực hiện, cho ra đời MV", Đen Vâu nói.

Đen Vâu và câu chuyện biến các nốt nhạc thành hiện kim để làm từ thiện
0 Bình luận

Tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, có những con người đang cố gắng từng ngày giành giật sự sống, đưa động vật hoang dã về lại "ngôi nhà" thuộc về chúng.

Xúc động câu chuyện về ca đỡ đẻ đặc biệt và kỷ niệm vắt sữa người nuôi khỉ con
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất