"Bà trùm tằn tiện" nước Anh Charlotte Jessop: Dùng lại giấy vệ sinh, không mua dầu gội để tiết kiệm tiền đi du lịch
Charlotte Jessop được coi là "bà trùm tằn tiện" nước Anh, quyết tâm sống tiết kiệm triệt để nhằm tích cóp tiền du lịch thế giới.

Cách đây không lâu, chuyên gia tiết kiệm nổi tiếng Martin Lewis đã tổ chức một cuộc "săn lùng" những người tiết kiệm nhất nước Anh. Và rồi, ông đã phát hiện ra bà Charlotte Jessop - người được gọi là "bà hoàng tằn tiện".
Để tiết kiệm, sau khi sinh con, người phụ nữ này đã may tã lót cho con từ vải vụn. Nhưng điều đó chưa là gì cả, vì gia đình cô còn tiết kiệm hơn thế. Charlotte Jessop bật mí, đã nhiều năm trời họ không còn dùng giấy vệ sinh, mà... tái sử dụng nó. Cựu giáo viên toán cho biết: "Hồi sinh bé thứ nhất, giống như nhiều bà mẹ khác, tôi dùng giấy ướt để vệ sinh cho con. Một thời gian tôi thấy cách này rất ổn, nếu có tác dụng với trẻ nhỏ thì sao không áp dụng cho người lớn".

Cũng vì thế, cô không mua giấy vệ sinh nữa, mà dùng vải tự nhiên để làm giấy vệ sinh. Sau khi dùng xong, cô sẽ giặt sạch và tái sử dụng nó. Thậm chí, băng vệ sinh cũng được Jessop tái chế từ những chiếc áo phông cũ. Bà mẹ hai con cho biết, cách làm này đã giúp mình dành dụm được hàng nghìn USD mỗi năm. Chưa kể, cô còn nói rằng làm như vậy rất rất thân thiện với môi trường.
Nhờ vậy, Charlotte Jessop đã tiết kiệm được 230 bảng Anh cho sản phẩm băng vệ sinh, 400 bảng cho giấy vệ sinh, 200 bảng cho viên giặt và 280 bảng cho tã lót. Mẹ bỉm sữa chia sẻ, họ còn tiết kiệm được 97 bảng khi không sử dụng khăn giấy, khoảng 350 bảng cho màng bọc thực phẩm, 105 bảng cho dầu gội đầu cũng như dầu xả (dùng xà phòng thay thế) và 400 bảng cho túi đựng thực phẩm, giấy dán tường.

Cô nói thêm, chỉ sau 5 năm, cô đã tiết kiệm được gần 2.300 bảng (khoảng 65 triệu đồng). Với số tiền này, cô đã thực hiện một chuyến du lịch quá 12 nước và 5 châu lục. Tất nhiên, ngay cả khi đi du lịch, người phụ nữ này cũng tìm cách giảm thiểu tối đa chi phí như không thuê nhà nghỉ hay ăn uống ở nhà hàng.
Sau khi chương trình được phát sóng, người dẫn chương trình Martin Lewis nói rằng ông rất ấn tượng với nỗ lực tiết kiệm của Charlotte Jessop. "Thật sự khâm phục cả về tài chính và ý thức bảo vệ môi trường của người mẹ này", ông nói. Hiện tại, Jessop đang lấn sân sang làm blog và TikTok, chuyên tư vấn và giáo dục về lĩnh vực tài chính cá nhân.

Tất nhiên, lối sống tiết kiệm của Charlotte Jessop đã đem lại nhiều ý kiến trái chiều. Có người đồng tình và khen ngợi bà mẹ bỉm sữa đã tìm ra cách tiết kiệm triệt để, lại có ích cho môi trường. Nhưng cũng có người cảm thấy lấn cấn, nhất là khi cô quyết định tái sử dụng giấy vệ sinh.
Một người dùng đã bình luận: "Số tiền người phụ nữ này tiết kiệm được khi không mua giấy dùng một lần có khi ngang ngửa thậm chí nhiều hơn chi phí bỏ ra để giặt giấy vệ sinh tái sử dụng. Cứ nghĩ mà xem, nếu giặt riêng thì rất lãng phí. Nếu giặt chung với quần áo thì những cuộn giấy đó thực sự sạch không. Thà dùng giấy vệ sinh một lần làm từ các sản phẩm tái chế còn hơn dùng cách này".
Không chỉ Charlotte Jessop, còn rất nhiều người khác đã chọn lối sống tằn tiện. Chẳng hạn như Kate Hashimoto, một người Mỹ gốc Nhật sống ở New York, đã khiến dân tình "ngã ngửa" bởi cách tiết kiệm không giống ai. Cô không dùng giấy vệ sinh, không mua quần áo mới. Cô tự cắt tóc, giặt quần áo ngay khi đang tắm để đỡ tốn nước.

Đồ đạc trong nhà đều do cô nhặt được từ xe rác trên phố. Giường ngủ được ghép từ hai tấm thảm tập yoga. Trong khi đó, bàn ăn là những tờ tạp chí cũ xếp chồng lên nhau. Đáng chú ý, Kate là một nhân viên ở công ty kiểm toán quốc tế, có thu nhập cao ngất ngưởng.
Roy Haynes được mệnh danh là "ông trùm hà tiện", cũng khiến dân tình ngỡ ngàng với những cách tiết kiệm kỳ quặc. Khi đi siêu thị mua hoa quả, ông sẽ ngắt bớt cuống để giảm trọng lượng, dùng vỏ chuối để đánh giày. Với những loại giấy hay bát đũa dùng một lần, dùng xong ông sẽ giặt hoặc đánh sạch, phơi khô rồi tái sử dụng. Với giấy vệ sinh 2 lớp, ông tách đôi để sử dụng được nhiều hơn.
Theo Mirror
Đọc thêm
Dù là một kế toán công chứng với mức lương trung bình gần 2 tỷ đồng/năm, Kate Hashimoto vẫn lựa chọn lối sống tằn tiện, sẵn sàng bới rác để ăn, hơn hai thập kỷ không mua đồ lót.
Sau 4 năm ròng sống tằn tiện, tích cóp từng đồng, cuối cùng cô gái trẻ ở Hàn Quốc này cũng đã hiện thực hóa giấc mơ mua nhà ở tuổi 24.
Kiếm ra tiền đã khó, làm cách nào để tiết kiệm được tiền còn khó hơn. Dưới đây là cách mà "bậc thầy tiết kiệm" Nhật Bản đã làm để làm giàu nhanh chóng.
Tin liên quan
“U của tôi” là câu chuyện ngắn chân thật, mộc mạc khiến nhiều người không khỏi xúc động, trên đời không có gì thân thương và cao quý bằng tình yêu của mẹ!
Nhà đầu tư này có nhiều năm kinh nghiệm về bất động sản, thường đi "săn" mua đất sào, đất vườn ở vùng ven, chợt ngộ ra nỗi khổ của bà con nông dân.
Liệu bạn có hiểu rõ bản thân mình không? Những hiện tượng tâm lý bí ẩn nào mà bạn vẫn chưa thể lý giải? 25 sự thật tâm lý đầy hấp dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.