Ở đời đùa giỡn chớ nên quá trớn, kẻo "vui quá hóa bi thương" thật tai hại

Ở đời làm gì cũng nên có chừng mực, nhất là việc đùa giỡn đừng nên quá trớn, kẻo lại "vui quá hóa bi thương" thật tai hại biết mấy.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 29/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cuộc sống của chúng ta, không tránh khỏi những lúc quá mức căng thẳng, mệt mỏi. Lúc ấy, nếu có ai đó đùa giỡn đôi chút, mọi người vui vẻ, có thể khiến giải tỏa áp lực, tâm trí cũng thư thái hơn hẳn.

Tất nhiên, làm gì cũng nên có chừng mực, cái gì quá cũng không hay. Đùa giỡn cũng vậy, nhiều người có thể coi mình bị công kích, tỏ ra tức giận. Như vậy, đùa không còn vui nữa, lại chỉ mang lại bực tức. Người xưa có dặn rằng, chớ dại mà đùa dai, kẻo lại vui quá hóa bi thương.

Trong cuốn Động Linh Tục Chí của Trung Quốc, phần "Cái họa trêu đùa" có câu chuyện như sau: Tào Bính Chương, tự Lý Trai xưa sống ở Biện Lương, ở nhờ nhà người chú là quan liêm phường Chu Miễn Dân. Ông cùng mấy người bạn thân thiết đã lập một hội uống rượu, chỉ những người có tài năng về thư pháp, hội họa, hát xướng, đánh cờ,... mới được tham gia.

dua-gion-cho-nen-qua-tron-keo-lai-vui-qua-hoa-bi-thuong
Người cháu của ông thầy đó trước giờ tửu lượng rất lớn, mọi người bèn dùng kế chuốc say cậu ta. Ảnh minh họa

Trong đó, có vị đại lệnh Triệu Tấn Thanh (danh xưng kính trọng) cũng tham gia hội này. Tào Lý Trai lúc còn trẻ từng nhiều lần được diện kiến vị đại lệnh này, được ông truyền thụ nhiều bài học. Trong đó, lần đáng nhớ nhất là khi Triệt Tấn Thanh nhắc nhở rằng: "Mấy trò trêu đùa không có ích gì cả".

Vị đại lệnh này kể, ông lúc nhỏ khi hầu hạ trưởng bối, trong nhà có thuê một thầy giáo đến dạy học cho bọn trẻ. Thầy giáo này có đưa một người cháu đến nghe giảng. Người cháu này lớn tuổi nhất trong đám bạn cùng lớp, so về trí tuệ và sức lực thì không ai có thể hơn được. Được cái, tính cậu lại cương trực hào sảng, hòa ái dễ gần, mọi người đều rất thích cậu.

Một lần nọ, vào dịp nghỉ lễ, thầy giáo và người cháu cùng về nhà nghỉ dưỡng mấy hôm. Thế nhưng, đám học trò vô cùng quý cậu, đã xin thầy cho cậu ở lại. Xuôi lòng, thầy giáo về quê, còn đám học trò ở lại vui vầy cùng nhau uống rượu.

Người cháu của ông thầy đó trước giờ tửu lượng rất lớn, mọi người bèn dùng kế chuốc say cậu ta. Người đó uống tài đến mấy cũng không thắng nổi tiểu xảo, say bí tỉ nằm lăn ra đó. Đám học trò không có việc gì làm, liền bày trò chơi tiêu khiển. Thế là, mọi người nảy ra ý định hóa trang người cháu đó như thể cậu đã chết, chỉ muốn trêu đùa một chút.

dua-gion-cho-nen-qua-tron-keo-lai-vui-qua-hoa-bi-thuong
Thế là, họ dời cái bàn đến trước giường, mua nến màu xanh lục và thắp lên, rồi lại đốt hương đốt tiền giấy, cùng nhau khóc lóc bái lạy. Ảnh minh họa

Thế là, họ dời cái bàn đến trước giường, mua nến màu xanh lục và thắp lên, rồi lại đốt hương đốt tiền giấy, cùng nhau khóc lóc bái lạy. Sau đó lại lo sợ rằng khi cậu ta tỉnh lại nhất định sẽ rất tức giận, mọi người đều chạy ra ngoài trốn và len lén quan sát động tĩnh.

Một lúc sau, người cháu của ông thầy tỉnh dậy, cơ hồ đã bớt say. Nào ngờ, cậu mở mắt ra thấy cảnh tượng xung quanh thì vô cùng kinh hãi. Đám học trò đứng ngoài chỉ nghe thấy tiếng thở dài, rồi nhìn vào thấy mặt cậu có hai hàng nước mắt chảy dài. Sau đó, cậu ta lại nằm vật ra, một lúc lâu sau không nghe thấy tiếng động gì nữa.

Khi mọi người đến gần xem thử, thì thấy cậu ta đã tắt thở qua đời. Thầy giáo sau khi hay tin đã vội vàng chạy đến, vô cùng thương xót người cháu, đoạn mắng nhiếc đám học trò. Sau này, ông thậm chí còn kiện lên quan phủ, kết quả cũng chỉ có thể nhận thêm chút tiền an ủi chăm sóc và tiền mai táng mà thôi. Triệu Tấn Khanh mãi đến những năm cuối đời mỗi khi nhớ lại chuyện này vẫn cảm thấy hối hận không thôi, vậy nên thường dùng chuyện này để nhắc nhở mọi người.

Có thể, trên đây chỉ là chuyện dân gian, nhưng cũng đủ thấy mức độ nghiêm trọng của việc đùa giỡn quá trớn. Nói chung, có trêu đùa cũng nên chừng mực, nếu đối phương khó chịu nên biết ý dừng lại, cũng đừng lấy chuyện sinh tử ra làm trò đùa.

Tổng hợp

Xem thêm: Cổ nhân giáo huấn: "3 phần kinh doanh, 7 phần học cách làm người"

Đọc thêm

Chặt cây thông hay cây bạch dương - đây là câu chuyện về tính kiên trì giúp nhiều người nhìn nhận lại bản thân mình.

Chặt cây thông hay cây bạch dương - câu chuyện nhỏ 'lật tẩy' nguyên nhân thất bại của nhiều người
0 Bình luận

Có một sự thật phũ phàng rằng, không có ai là không thể thay thế, vì vậy đừng đánh giá bản thân quá cao trong lòng người khác.

Đừng đánh giá bản thân quá cao trong lòng người khác, không ai là không thể thay thế
0 Bình luận

Trí tuệ cổ nhân đúc kết bài học rằng, làm người có thể khôn ngoan, nhưng tuyệt đối đừng nham hiểm, kẻo tự rước họa vào thân.

Cổ nhân có câu: 'Tinh nãi trí tuệ, âm nãi tà ác', nghĩa là sao?
0 Bình luận

Tin liên quan

Đức Phật dạy, sám hối giúp ta nhận rằng, biết ăn năn hối cải những tội nghiệp dù lớn dù nhỏ thì tâm trí sẽ được thảnh thơi. Phúc báo của đời người một phần cũng đến từ sám hối.

Làm người phải biết 'hối' thì mới mong nhẹ nghiệp
0 Bình luận

“Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Bài văn hay về lời tâm sự của thầy Nguyễn Ngọc Ký: 'Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn'
0 Bình luận


Bài mới

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Đề xuất