Chuyện kể về vị hổ tướng dám cãi lệnh vua vì không muốn đối đầu bạn trên chiến trường

Nguyễn Văn Thoại là một danh tướng nổi tiếng, có công lớn trong việc xây dựng triều đại Nguyễn và khai khẩn miền Nam nước ta khi xưa.

Chi Nguyễn
12:41 26/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Văn Thoại (còn được gọi là Thoại Ngọc Hầu, 瑞玉侯, 1761-1829) là một danh tướng nổi tiếng nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long. Ông sinh ra tại xóm An Trung, làng An Hải, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, Quảng Nam (nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Theo như sách "Kỷ yếu" của Đào Duy Anh, ông được coi là một trong những vị tướng nổi bật nhất, với nhiều giai thoại lẫy lừng. Đặc biệt trong đó là việc ông dám cãi lệnh vua vì không muốn phải đối đầu bạn trên chiến trường.

ho-tuong-dam-cai-lenh-vua-vi-khong-muon-doi-dau-ban-tren-chien-truong
Nguyễn Văn Thoại (còn được gọi là Thoại Ngọc Hầu, 瑞玉侯, 1761-1829) là một danh tướng nổi tiếng nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long.

Kể rằng, Nguyễn Văn Thoại (sau này làm tướng nhà Nguyễn) và Trần Quang Diệu (tướng nhà Tây Sơn) là bạn thân từ nhỏ, có điều khi trưởng thành thì hai người lại trở thành danh tướng hai triều đại đối nghịch. Trong "Kỷ yếu" của Lê Duy Anh có ghi lại rằng, vào năm 1801, khi ấy Nguyễn Văn Thoại đang mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tới đánh Phú Xuân thì nhận tin Trần Quang Diệu cũng cầm binh từ Quy Nhơn ra ứng cứu.

Vì không muốn đối đầu với bạn thân, ông đã quyết định giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường, sau đó bỏ vào Gia Định. Vì không đợi lệnh bên trên, ông bị giáng cấp thành Cai đội quản suất Thanh Châu đạo.

Theo cuốn "Minh Mệnh chính yếu", công lao lớn nhất của Nguyễn Văn Thoại là khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm 1816, ông được triệu về Huế, sau đó được giao chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh. Ở đây, ông đã lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển, khai hoang và bảo vệ vùng đất mới. 

Ông đã lập nên nhiều thôn làng mới tại vùng An Giang, Kiên Giang ngày nay, nhờ nhiều công trình của ông mà người Việt có cơ sở đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Ông cũng nối kênh Vĩnh Tế tới hơn 87km, giúp dẫn nước về phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Triều Nguyễn khi ấy tưởng nhớ đến công lao của Nguyễn Văn Thoại nên lấy tên ông đặt cho tên làng, núi, sông: Thoại Sơn, Thoại Hà, Thoại Giang ở tỉnh An Giang. Khi mất, ông được an táng trong lăng ở chân núi Sam, hai bên mộ là hai bà vợ gồm chính thất Châu Thị Tế và bà thứ nhất Trương Thị Miệt. 

ho-tuong-dam-cai-lenh-vua-vi-khong-muon-doi-dau-ban-tren-chien-truong
Theo cuốn "Minh Mệnh chính yếu", công lao lớn nhất của Nguyễn Văn Thoại là khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay.

Trong văn bia tại mộ có ghi: "Hoàng Việt, Hiển khảo, Thống chế án thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ, được ban Nhị cấp, thưởng Kỷ lục lần thứ tư, và được truy tặng Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, tên thụy là Võ Khác. Ông họ Nguyễn, tên húy là Thoại. Bia này lập năm Minh Mạng thứ 10 (1829) do con trai là Nguyễn Văn Lâm."

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận