Mai Kiều Liên: "Nữ tướng" hơn 30 năm lãnh đạo Vinamilk với tư duy "đổi mới - sáng tạo"
Bà Mai Kiều Liên là CEO của Vinamilk, một vị "nữ tướng" với tài kinh doanh đáng nể, luôn giữ vững tư duy "đổi mới - sáng tạo".
CEO Vinamilk là ai?
CEO Vinamilk hiện tại là bà Mai Kiều Liên, một "nữ tướng" đáng nể trên thương trường. Tính đến hiện tại vị doanh nhân này đã có 3 lần được tạp chí Forbes vinh danh với tư cách là nữ CEO hàng đầu khu vực Châu Á. Vào tháng 7/2012, bà được tạp chí Quản trị doanh nghiệp Châu Á trao giải Asian Excellence recognition Awards 2012 với hạng mục “những nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc của châu Á trong quan hệ với nhà đầu tư”.
Dưới sự lãnh đạo của người phụ nữ này, thương hiệu sữa Vinamilk đã vươn lên phát triển, chiếm 35% thị phần sữa tươi của Việt Nam. Không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sử dụng, thương hiệu này còn vươn mình tới 40 quốc gia trên thế giới.
Bà Mai Kiều Liên quê gốc ở Vị Thanh, Hậu Giang, sinh ra vào năm 1953 ở Pháp. Khi bà được 4 tuổi, gia đình bà - những trí thức yêu nước quyết định quay trở về Việt Nam. Sau này, bà kết ông với ông Nguyễn Hiệp, một người bạn học chung cấp ba. Nữ doanh nhân từng tâm sự, chồng của bà chính là tri kỉ, luôn sẵn sàng đảm nhiệm công việc nội trợ, dạy dỗ con cái.
Sự nghiệp của CEO Vinamilk
Những năm tháng thanh xuân
Ngày nhỏ, bà Mai Kiều Liên theo học ở trường TH Trưng Vương, Hà Nội. Do chiến tranh miền Bắc trở nên khốc liệt thời bấy giờ, bà sơ tán về vùng nông thôn, đi học trong điều kiện thiếu thốn. Cũng từ lúc này, người phụ nữ ấy đã nung nấu ước mơ khởi nghiệp, hi vọng có thể mang nguồn sữa tươi giàu dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
Tốt nghiệp trung học, bà nhận được học bổng từ Nhà nước và du học Liên Xô (Nga hiện tại). Vón có ước mơ làm bác sĩ, nên bà từng có thời gian chán nản khi phải chuyển hướng sang ngành chế biến sữa và thịt. Năm 1976, bà tốt nghiệp với tấm bằng là kỹ sư công nghệ chế biến, nhưng vẫn đau đáu ước mơ khởi nghiệp.
Từng bước xây dựng sự nghiệp
Sau khi về nước, bà Mai Kiều Liên vào làm ở máy sữa Trường Thọ thuộc công ty Sữa và cà phê miền Nam với vai trò là kỹ sư. Doanh nghiệp này cũng chính là tiền thân của công ty sữa Việt Nam Vinamilk. 2 năm sau đó, bà được chuyển công tác tới phòng kỹ thuật của xí nghiệp Liên Hiệp Sữa cà phê bánh kẹo 1. Trong suốt những năm nay, bà luôn hết mình làm việc, cố gắng hoàn thành tốt vai trò. Vì thế, đến năm 1983, bà tiếp tục được Nhà nước tài trợ đi học Quản trị Kinh tế tại Đại học Lenigrad.
Sau khi trở về nước, bà được bổ nhiệm vào vị trí phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk. Đến tháng 12/1992, nữ doanh nhân chính thức trở thành Tổng Giám đốc Vinamilk Từ năm 2003 đến 2015, bà kiêm nhiệm cả chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của Vinamilk.
Từ những năm 1990, Vinamilk đã luôn tìm cách "gắn bó" với nông dân, đề cao "tam nông. Cũng nhờ đó, các trang trại bò sữa Vinamilk trở thành hạt nhân để phát triển kinh tế vùng, với mắt xích là người nông dân. Thương hiệu này đã tạo ra chuỗi giá trị đảm bảo hài hòa phát triển nông nghiệp và đời sống của người nông dân một cách bền vững.
Bà luôn chủ động nhiều lần đi công tác ở nước ngoài, tiếp xúc với kỹ thuật của nước bạn để có thể đem nguồn bò mới và chấp nhận thu mua sữa với mức giá cao so với thị trường. Ngoài ra thì bà cũng vận động bà con nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng của Vinamilk mua cổ phiếu của Vinamilk để có thêm tích lũy.
Chiến lược kinh doanh của bà Mai Kiều Liên
Gắn bó với Vinamilk từ khi thành lập, lại thêm 30 năm giữ vững vị trí CEPO, bà Mai Kiều Liên liên tiếp tạo ra sự đột phá cho Vinamilk. Nhờ đó, doanh nghiệp này liên tục phát triển vượt bậc, được các chuyên gia nhìn nhận là doanh nghiệp điển hình về cổ phần hóa hiệu quả của Việt Nam.
Tính đến nay, nữ doanh nhân này vẫn luôn tâm niệm: "Cạnh tranh lành mạnh để tạo ra động lực phát triển và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất". Theo bà, thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước cũng như đối tác, khách hàng và cả người lao động... Sự kết nối của các yếu tố đó cũng chính là nền tảng để Vinamilk tiến xa hơn trên hành trình phát triển bền vững trong nhiều năm qua.
Mới đây, Vinamilk đã có một sự thay đổi đầy táo bạo, khi quyết định thay thế bộ nhận diện thương hiệu. Logo được chuyển từ dạng phù hiệu (emblem) sang biểu tượng chữ (wordmark), cùng dòng “Est 1976” bên dưới chữ “Vinamilk” màu trắng trên nền xanh dương.
Sự thay đổi này đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều, người khen, kẻ chê đều có. Tận dụng "cơn bão" dư luận, Vinamilk nhanh chóng tạo trend logo, khiến người dùng MXH rần rần thực hiện, cũng giúp cho logo thêm thân thiện hơn.
Chia sẻ về bộ nhận diện thương hiệu mới, "nữ tướng" Mai Kiều Liên cho hay: "Chúng tôi nghĩ đối với người tiêu dùng, quan trọng nhất vẫn là chất lượng, giá cả và dịch vụ. Bao bì có thể xấu với người này, nhưng đẹp với người kia...
Màu xanh và trắng đã tồn tại hàng chục năm nay, phù hợp để trưng bày trong những thời điểm nhất định. Còn xu hướng bây giờ của mọi người, bao gồm cả thời trang cũng là đa sắc, không phải là ton-sur-ton (cách phối dựa trên những gam màu tương đồng) nữa.
Do đó, phải suy nghĩ tới tâm lý người tiêu dùng hiện nay và tương lai như thế nào. Sự thay đổi cũng phải có khoa học. Không phải chúng tôi nghĩ nhiều màu là tốt, mà là theo xu hướng của thế giới...
Vinamilk từ năm 1 tuổi cho tới bây giờ 47 tuổi vẫn phải rất năng động, hiện đại hóa. Tôi nghĩ có tới 100 năm vẫn thế thôi, nghĩa là vẫn phải rất nhanh, luôn luôn có ý thức và hành động để khắc phục, vượt mọi thách thức mới tồn tại được".
Bà Mai Kiều Liên đã được trao Danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì (2006, 2001), được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới (2017). Bà cũng nhiều lần được các tổ chức quốc tế uy tín như Nikkei, Forbes châu Á bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.
Vào ngày 12/10/2022, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, bà Mai Kiều Liên cũng vừa được vinh danh Doanh nhân xuất sắc 2022, với bản lĩnh vượt qua sóng gió, vững tay chèo, giữ cho con thuyền doanh nghiệp ổn định, phục hồi tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tổng hợp theo Vinamilk, Nhịp sống thị trường
Xem thêm: Nguyễn Hoàng Trung: CEO của Lozi và Loship với quyết tâm theo đuổi những giấc mơ lớn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận