Trần Thị Lệ: Từ bác sĩ dinh dưỡng tâm huyết đến "nữ tướng" vực dậy Nutifood

Trần Thị Lệ là một nữ doanh nhân quyền lực, là người đảm nhiệm vị trí CEO Nutifood và góp phần vực dậy tập đoàn đang say ngủ này.

Chi Nguyễn
14:00 09/08/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

CEO Nutifood là ai?

Trần Thị Lệ là một nữ tướng tài ba trên thương trường. Bà sinh năm 1973, quê Bình Định, lèo lái Nutifood đến nay là hơn 20 năm.

Bà hiện vừa là Tổng giám đốc (CEO), vừa là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood. Với những đóng góp đáng nể, bà cũng là nữ doanh nhân đầu tiên nhận giải “Doanh nhân xuất sắc châu Á” tại lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) trong 3 năm liên tiếp (2020 - 2022).

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

"Nữ tướng" của Nutifood cũng từng xuất hiện trong danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 và 2019 của Forbes Việt Nam, Top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes Asia năm 2019 và 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng 2021 do Forbes Việt Nam bình chọn.

Sự nghiệp của CEO Nutifood

Bác sĩ dinh dưỡng có tâm với trẻ em

Bà Lệ vốn là bác sĩ, từng tốt nghiệp Đại học Y Tây Nguyên. Sau khi ra trường, bà đảm nhiệm công việc là chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng TP HCM. Trong thời gian làm việc, bà nhận thấy cứ 10 trẻ đến nhập viện thì có 2-3 trẻ tử vong vì bị suy dinh dưỡng, không thể đáp ứng được yêu cầu điều trị. 

Thương các bé, một vị bác sĩ đã mày mò kết hợp các loại thực phẩm, xay nhuyễn cùng men tiêu hóa, nuôi các em qua ống thông dạ dày. Việc làm tưởng chừng như đơn giản này đã cứu sống hàng ngàn trẻ em vào thời điểm đó.

Biết đây chỉ là biện pháp tức thời, nhóm bác sĩ của trung tâm nung nấp mở một cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Họ cùng nghiên cứu, thành lập cơ sở Đồng Tâm. Bác sĩ Trần Thị Lệ vừa có tài kinh doanh, lại thích nghiên cứu dinh dưỡng, dã được phân công làm trợ lý cho chủ nhiệm cơ sở Đồng Tâm – tiền thân của NutiFood ngày nay.

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

Suốt nhiều năm liền, nữ doanh nhân dành trọn thời gian để cống hiến cho trẻ em suy dinh dưỡng. Bà vừa tham gia nghiên cứu, sản xuất, vừa đi học thêm quản trị doanh nghiệp, marketing… đến nỗi mỗi ngày chỉ ngủ chưa tới 5 tiếng.

Năm 2000, bà Lệ được mời về làm Giám đốc cơ sở Đồng Tâm. Ngay khi vừa đảm nhiệm vị trí này, bà đã nung nấu tham vọng đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế. Nghĩ là làm, bà đổi tên cơ sở thực phẩm Đồng Tâm thành Nutifood. Đến năm 30 tuổi, nữ doanh nhân chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của NutiFood và là CEO kiêm Chủ tịch HĐQT của công ty (hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT).

Đánh thức doanh nghiệp đang "ngủ yên"

Từ năm 2000 - 2007, Nutifood liên tục có mức tăng trưởng vượt bậc. Từ một cơ sở nhỏ lẻ, họ đạt doanh thu 500 tỷ vào năm 2007, sau đó là niêm yết cố phiếu lên sàn giao dịch. 

Nữ doanh nhân chia sẻ: "Ở giai đoạn phát triển tốt, chúng tôi có tham vọng đi nhanh hơn, mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi mời chuyên gia từ các công ty đa quốc gia về điều hành. Sau đó, chúng tôi lại tham vọng muốn tái định vị hình ảnh thương hiệu".

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh, công ty lập tức rơi vào khủng hoảng khi gặp rủi ro. Năm 2008, Nutifood thua lỗ tới mức cạn vốn điều lệ, tưởng chừng không thể tiếp tục hoạt động; nhân viên giỏi dần rời bỏ công ty, còn công nhân thì ăn lương chờ việc, 150 nhà phân phối từ bỏ hợp tác. 

Tháng 6 năm đó, theo yêu cầu của HĐQT, bà Trần Thị Lệ được mời quay lại điều hành Nutifood. Trước đó, bà tạm rời xa vị trí quản lý, dành thời gian cho bản thân và học hỏi thêm ở nhiều nơi. Ngay khi trở lại, "nữ tướng" này đã làm điều không tưởng, vực dậy công ty dang khủng hoảng.

Bà nhớ lại: "Tôi bắt tay tái cấu trúc các phòng ban, bộ phận theo thứ tự ưu tiên từ việc lớn đến việc nhỏ. Đây là thời điểm thử thách nhất đối với NutiFood. Chiến lược tái cấu trúc của dần phát huy tác dụng và sang năm 2009, công ty có lãi 51 tỷ đồng". 

Thời điểm đó, nữ doanh nhân tự mình đi thuyết phục nhân viên ở lại "đồng cam cộng khổ". Bà cũng trực tiếp thương thảo với hàng trăm phân phối khắp các tỉnh thành thay vì giao phó cho nhân sự cấp dưới. Ngoài ra, để có thể "cứu" doanh nghiệp, bà nhờ chồng là ông Trần Thanh Hải trợ giúp. Vốn là doanh nhân thành đạt nhờ bất động sản, ông Hải chấp nhận thoái vốn ở nhiều nơi để lấy tiền mua lại cổ phần NutiFood, vì lúc đó đã có nhiều cổ đông rời đi. Bà lao vào làm ngày làm đêm gần 5 năm liên tục để giúp công ty phục hồi, thoát lỗ và tìm lại lợi nhuận.

Năm 2013, vợ chồng bà Trần Thị Lệ đều trở thành những cổ đông lớn của Nutifood. Họ nhanh chóng thay đổi cục diện, dồn sức đưa sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đầu mảng sữa dinh dưỡng của Việt Nam. 

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

Sau đó, ông Trần Thanh Hải về đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Nutifood. Cũng từ đây, công ty bắt đầu tăng trưởng. Năm 2012, doanh thu của NutiFood đạt 2.700 tỉ đồng, tăng gần 100% so với cùng kì năm trước đó. 

Trong 3 năm liền từ năm 2016 đến năm 2018, sản phẩm GrowPlus dành cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi liên tục đứng đầu Việt Nam trong ngành sữa. Đồng thời, sữa bột pha sẵn của NutiFood cũng liên tục đứng đầu thị phần sản lượng tại Việt Nam.

Tham vọng của một nữ doanh nhân có tầm

Hiện nay, Nutifood cung cấp sữa và thực phẩm dinh dưỡng cho từ trẻ sơ sinh đến các lứa tuổi khác nhau, phục vụ nhu cầu mọi gia đình. Doanh nghiệp vận hành năm nhà máy trong nước và một nhà máy tại Thụy Điển, có 5.600 nhân viên tại Việt Nam, Thụy Điển và Mỹ, sản phẩm của được bán ở Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Philippines.

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

Chia sẻ về dự định tương lai, nữ CEO Nutifood từng cho biết: "Năm 2020-2025 chúng tôi đặt mục tiêu trở thành tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới, mang nông sản, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, kết hợp với ngành sữa, trà, cà phê để ra thế giới".

Năm 2020, dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, Nutifood vẫn thực hiện nhiều dự án để vươn ra thế giới. Công ty tiếp quản toàn bộ dự án nhà máy Nutifood Thụy Điển, vốn là dự án liên doanh với đối tác Thụy Điển từ năm 2018. Họ cũng thành lập viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS), hi vọng bắt kịp "tiến bộ khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng.

Nhờ đó, NNRIS đã công bố công thức FDI độc quyền giúp trẻ có đề kháng khỏe và tiêu hóa tốt. Họ cũng  góp phần chuyển giao quy trình nông nghiệp kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn Thụy Điển áp dụng tại trang trại bò sữa NutiMilk ở Gia Lai.

ceo-nutifood-la-ai-su-nghiep-ceo-nutifood

Sản phẩm GrowPLUS + trở thành nhãn hiệu sữa trẻ em số 1 Việt Nam tính trong 12 tháng kể từ tháng 6/2019 với 22% thị phần, theo Nielsen Việt Nam. Sản phẩm của Nutifood được bán tại chuỗi siêu thị Walmart (Trung Quốc). Bên cạnh sản phẩm sữa các loại, Nutifood tham gia đầu tư chuỗi cà phê Ông Bầu, với tốc độ mở rộng nhanh, đầu tháng 4/2021 đã có 200 cửa hàng tại 40 tỉnh thành.

Có một tôn chỉ mà hơn 20 năm qua, bà Trần Thị Lệ luôn cố gắng gìn giữ, phát huy - đó là "chính trực". Nữ doanh nhân cho biết: "Tôi vạch ra mục tiêu gì tôi sẽ đi đến cùng".

Tổng hợp theo Forbes Việt Nam, Vietnam Business Insider

Xem thêm: Mai Kiều Liên: "Nữ tướng" hơn 30 năm lãnh đạo Vinamilk với tư duy "đổi mới - sáng tạo"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận