Akrasia: Căn bệnh trì hoãn muôn thuở khiến kế hoạch mãi là kế hoạch, thành công chỉ là viễn tưởng

Akrasia là thuật ngữ chỉ sự trì hoãn, thiếu tự chủ, như một "căn bệnh" khiến ta không thể nào thực hiện những kế hoạch đã đề ra. 

Chi Nguyễn
10:23 30/11/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện kể rằng, vào mùa hè năm 1830, đại văn hào Victor Hugo đang đối mặt với một tình huống bất khả thi. Theo đó, ông đã hứa với nhà xuất bản là sẽ cho ra một tác phẩm mới. Nhưng ông ông đã hứa với nhà xuất bản là sẽ cho ra đời tác phẩm mới, nhưng ông lại dành cả năm đó để làm những việc khác. 

akrasia-la-gi-va-vi-sao-akrasia-khien-ta-kho-thanh-cong
Đại văn hào Victor Hugo

Do không thể hoàn thành kịp thời hạn, phía nhà xuất banjd dã cho phép gia hạn, nhưng yêu cầu ông phải hoàn tất cuốn sách trong 6 tháng tiếp theo để nó kịp ra mắt vào tháng 2 năm sau. Trước yêu cầu này, Hugo đã lên kế hoạch để vượt qua căn bệnh trì hoãn. Ông nhờ trợ lý gom tất cả vào quần áo, nhờ họ cất vào một chiếc hòm lớn và khóa chặt. 

Vì thế, ông không còn gì để mặc ngoại trừ một chiếc khăn choàng to cho mùa đông lạnh giá. Không thể đi ra ngoài, đại văn hào Hugo chỉ có thể ngồi trong nhà và tập trung viết lách. Đến ngày 14/1/1831, kiệt tác "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" đã ra đời, sớm hơn hạn chót 2 tuần.

Akrasia - Căn bệnh trì hoãn không của riêng ai

akrasia-la-gi-va-vi-sao-akrasia-khien-ta-kho-thanh-cong
Akrasia - Căn bệnh trì hoãn không của riêng ai

Trì hoãn là vấn đề của con người trong mọi thời đại, ngay cả những người nổi tiếng cũng không tránh khỏi điều đó. Điều này đã trở nên quen thuộc tới nỗi, các triết gia cổ đại như Socrates và Aristotle cũng phát triển 1 từ để mô tả kiểu hành vi này, đó chính là Akrasia.

Akrasia được mô tả là trạng thái hoạt động chống lại khả năng phán đoán lý trí của con người. Đó là khi ta làm những việc không liên quan dù biết mình nên làm việc khác. Đây có thể hiểu là sự trì hoãn hoặc thiếu tự chủ, và ta không thể làm được những điều ta đã đề ra trước đó dù đã quyết tâm cam kết.

Vì sao ta không thể làm được như dự định?

Với nhiều người, rất khó để lý giải vì sao căn bệnh trì hoãn lại điều khiển cuộc sống của họ như vậy. Được biết, điều này có nghĩa là "sự không nhất quán về thời gian", có nghĩa là não bộ khiến ta coi trọng những phần thưởng trước mắt hơn là thành quả tốt đẹp ở tương lai.

akrasia-la-gi-va-vi-sao-akrasia-khien-ta-kho-thanh-cong
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ta hiện tại rất thích sự thỏa mãn ngay lập tức chứ không phải sự đền đáp dài lâu

Chẳng hạn, khi ta đặt mục tiêu viết sách, học một ngôn ngữ, giảm cân,... đó là ta đang lập kế hoạch cho tương lai. Não bộ có thể nhận thấy giá trị của hành động mang lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, khi phải đưa ra quyết định hành động, ta lại không chú trọng vào tương lai nữa mà đang ở thời điểm hiện tại. Và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ta hiện tại rất thích sự thỏa mãn ngay lập tức chứ không phải sự đền đáp dài lâu.

Đó là lý do vì sao ta thường lên kế hoạch bài bản, đi ngủ với quyết tâm hừng hực rằng mình sẽ thay đổi bản thân. Dù vậy, khi thức dậy vào sáng sớm hôm sau, mọi thứ lại đâu vào đấy. Đó là nghịch lý mà ai cũng có, rằng ta coi trọng những lợi ích lâu dài trong tương lai nhưng bản thân lại không muốn kiên trì khổ luyện, cần sự thỏa mãn ngay lập tức. Vì thế, khả năng "trì hoãn những ham muốn nhất thời" là yếu tố quan trọng của người thành công.

Làm sao để đánh bại hội chứng Akrasia?

Cam kết với bản thân

akrasia-la-gi-va-vi-sao-akrasia-khien-ta-kho-thanh-cong
Cam kết với bản thân

Như Victor Hugo, để có thể hoàn thành deadline trước thời hạn, ông đã tìm cách loại bỏ khả năng xao nhãng. Các nhà tâm lý học gọi đây là công cụ cam kết, tức là sự lựa chọn tốt để ta kiểm soát các hành động trong tương lai của bản thân. Đây là chiến lược "khóa" hành vi, ràng buộc ta với những thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu.

Ta có nhiều cách để tạo ra công cụ cam kết. Chẳng hạn, để giảm việc ăn quá nhiều, ta có thể mua thực phẩm theo gói và chia nhỏ khẩu phần hàng ngày thay vì mua số lượng lớn. Ta nên khóa tài khoản MXH để ngăn bản thân bị xao nhang, cất tiền ở nơi khó lấy để không bị cám dỗ mua sắm. Các công cụ cam kết có thể giúp ta tự thiết kế hành vi của bản thân trong tương lai.

Lập kế hoạch thật cụ thể

Hãy đặt ra một kế hoạch càng cụ thể càng tốt, tốt nhất là có các mốc thời gian. Chẳng hạn: "Tôi sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút, vào thứ ..., lúc...". Các nghiên cứu về thành công cho thấy, ý định thực hiện tác động tích cực tới mọi mặt cuộc sống.

Một khảo sát 3.272 nhân viên của một công ty tại Mỹ của các nhà khoa học đã cho thấy, những người viết ra ngày, giờ cụ thể họ dự định tiêm phòng cúm có nhiều khả năng làm theo kế hoạch hơn những người khác. Trên thực tế, việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp ta có khả năng thực hiện việc đó trong tương lai cao hơn gấp 2, 3 lần.

Biết rằng vạn sự khởi đầu nan

akrasia-la-gi-va-vi-sao-akrasia-khien-ta-kho-thanh-cong
Biết rằng vạn sự khởi đầu nan

Hãy hiểu rằng, dù ta làm bất cứ điều gì đi chăng nữa thì việc khởi đầu luôn luôn có trở ngại. Diễn giả Eliezer Yudkowsky từng nói: "Trong từng khoảnh khắc, cảm giác khó chịu khi làm việc thường ít đau đơn hơn cảm giác khi bạn đang gặm nhấm sự trì hoãn". Thế nhưng, vì sao ta vẫn luôn trì hoãn?

Bản chất công việc không phải khó, khó nhất là làm sao ta có thể bắt tay làm. Có những công việc khiến ta có cảm giác chỉ nghĩ tới thôi đã không muốn làm. Ta sẽ tưởng tượng ra những khó khăn bất tận ngay cả khi chưa dấn thân và cuộc phiêu lưu đó. Hãy hiểu rằng, một khi đã bắt đầu làm, ta sẽ nhận ra công việc không khó chịu như ta tưởng. Hãy dồn sức và nỗ lực vào việc xây dựng thói quen để bắt đầu công việc, đừng vội nghĩ tới kết quả.

Xem thêm: 6 thói quen tiêu tiền không thông thái khiến ta luôn rỗng túi: Mua đồ chỉ vì nó đang giảm giá

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận