Không phải do xui xẻo, đây là 8 lý do khiến đàn ông làm gì cũng thất bại

Nhiều người luôn nói rằng mình chẳng thể thành công là do xui xẻo, nhưng quá nhiều lần không thành thì phải xem lại chính mình. Đây là 8 lý do khiến đàn ông dù làm gì cũng thất bại, việc nhỏ không thành mà việc lớn cũng chẳng xong.

Chi Nguyễn
20:10 31/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc sống vốn không bao giờ bằng phẳng cả, con người ta lúc nào cũng phải trải qua biết bao thăng trầm. Khi thất bại, không ít người luôn cho rằng đó là do xui xẻo, và quả thực đôi khi chỉ vì kém may mắn mà mọi việc xôi hỏng bỏng không.

Tuy nhiên, một hai lần thì có thể nói như vậy, nhưng nếu đó là nhiều lần khác nhau đều không thành thì ta phải xem lại chính mình. Đây là 8 lý do khiến đàn ông dù làm gì cũng thất bại, việc nhỏ không thành mà việc lớn cũng chẳng xong.

Chỉ tập trung tới đích đến cuối cùng

8-ly-do-khien-dan-ong-lam-gi-cung-that-bai
Chỉ tập trung vào cái đích đến cuối cùng mà quên đi những mục tiêu nhỏ phía trước là sai

Có một đích đến rõ ràng là một bước đi khôn ngoan, đó là động lực giúp ta vượt qua trở ngại. Thế nhưng, chỉ tập trung vào cái đích đến cuối cùng mà quên đi những mục tiêu nhỏ phía trước là sai. Không ít người vì muốn thành công mà sẵn sàng đánh mất những giá trị đạo đức của mình.

Thử hình dung con đường sự nghiệp như những bậc thang, và ta đang đi bộ từng bước tới đỉnh. Nếu ngước nhìn ở những bậc ban đầu lên bậc thứ 1000, ta hẳn sẽ cảm thấy bất lực, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Nhưng nếu ta chỉ quan tâm đến bậc kế tiếp mình đang đứng, biết rằng mỗi bước ta đi là một đoạn gần tới đích, ta sẽ cảm thấy tâm trí thư thái hơn.

Mục tiêu quá xa vời

Đặt mục tiêu hợp lý cũng là một trong những kỹ năng cần thiết để thành công. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ trước, rồi dần chuyển sang những mục tiêu lớn. Có 3 bước cơ bản khi đặt mục tiêu gồm:

Bước 1: Biết mình là ai, đang ở vị trí nào, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu.

Bước 2: Phải biết cơ hội và thử thách thực tế ảnh hưởng ra sao đến điểm mạnh và điểm yếu đó.

Bước 3: Đặt mục tiêu sao cho những điểm mạnh của bạn thân có thể phát huy tối đa có thể, và những thách thức có thể tấn công điểm yếu của ta nhưng không đủ làm ta gục ngã.

Quá tham lam

8-ly-do-khien-dan-ong-lam-gi-cung-that-bai
Mục tiêu như các món ăn, quá nhiều món trên đĩa sẽ khiến ta cảm thấy nhanh ngán, chưa kể còn cầm nặng tay

Hãy tưởng tượng mục tiêu như các món ăn, quá nhiều món trên đĩa sẽ khiến ta cảm thấy nhanh ngán, chưa kể còn cầm nặng tay. Khi có quá nhiều kế hoạch phải thực hiện cùng lúc, sẽ khó có kế hoạch nào thành công rực rỡ, nếu không nói tất cả đều sẽ tạm bợ.

Nếu là một người quá lão luyện, dành quá nhiều năm trên thương trường, có thể họ sẽ thành công. Thế nhưng, ta chỉ là một người bình thường, mới chân ướt chân ráo lập nghiệp, tốt hơn hết hãy tập trung vào một việc duy nhất.

Không có kế hoạch cụ thể

Sau khi xác định mục tiêu hợp lý, điều quan trọng là ta có một kế hoạch cụ thể. Ta không thể thành công nếu cứ làm việc theo hứng thú, chẳng hạn hôm nay yêu đời thì làm, còn không thì thôi.

Không có deadline thì không căng thẳng, nhưng không có nó thì công việc sẽ chẳng tiến triển gì. Hãy lập một kế hoạch hợp lý, như thế ta sẽ hoàn thành công việc dễ dàng hơn.

Quên mất lý do bắt đầu

8-ly-do-khien-dan-ong-lam-gi-cung-that-bai
Trước khi từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu, và nghĩ xem khó khăn lúc này có đáng để ta đánh đổi nó không

Trước khi làm bất cứ việc gì, ta luôn có một lý do nào đó để bắt đầu. Ít ai tốn công tốn sức làm việc gì đó vì họ thấy... vui. Dù sao, điều quan trọng là trong suốt hành trình lập nghiệp, ta không được quên lý do bắt đầu đó.

Khi mới bắt đầu làm việc, ta thường cảm thấy hoang mang khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức mới, gặp quá nhiều thử thách khó nhằn. Những lúc quá mệt mỏi và tuyệt vọng, ta thường nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Trước khi từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu, và nghĩ xem khó khăn lúc này có đáng để ta đánh đổi nó không.

Đổ lỗi

Không ít người có một thói quen rất xấu, đó là luôn nghĩ mình là nạn nhân và đổ lỗi cho người khác. Chẳng hạn, nếu cùng làm một việc nọ nhưng anh kia làm được, còn mình không làm được, thì họ sẽ nghĩ do anh kia may mắn, hoặc được nâng đỡ. 

Có một lời khuyên rất đơn giản cho vấn đề này, đó là nếu thấy chuyện gì xảy ra không đúng như dự định, hãy tự nhìn lại bản thân mình trước. Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại không phải là những lý do, mà là có vượt qua được những lý do ấy hay không.

Sợ thất bại

Sợ hãi là một phản ứng bình thường của con người khi đối mặt với thứ gì đó mới. Tuy nhiên, quá sức sợ hãi mà khiến bản thân chùn chân, lỡ đi cơ hội quý báu là một điều không hay.

Hãy tạm bỏ qua những dự đoán về diễn biến hay suy tưởng về tương lai, hãy tập trung vào hiện tại trước đã. Sợ hãi để cẩn trọng là tốt, nhưng đừng để nó níu chân ta. Nếu quá sợ thất bại mà không dám làm gì, ta đã tự hủy hoại 50% khả năng thành công rồi.

Quan tâm quá nhiều đến ý kiến người khác

8-ly-do-khien-dan-ong-lam-gi-cung-that-bai
Chín người - mười ý, sống trên đời không phải là để làm hài lòng người khác

Chín người - mười ý, sống trên đời không phải là để làm hài lòng người khác. Không ít người khi thấy ai đó nhận xét kế hoạch A không thành, vội vàng thay đổi thành kế hoạch B mà chẳng dám nêu ra chính kiến. Nghẹ người khác nói ta phải đi từ A đến C thay vì từ A đến C, không suy nghĩ cẩn trọng cũng nghe theo.

Cứ giữ mãi tâm tưởng đó, đàn ông khó mà thành công được. Trên con đường lập nghiệp, ai bảo gì nghe thấy, ai khuyên gì thì làm theo, sau cùng ta chỉ thấy đích đến ngày càng xa xôi hơn mà thôi. Muốn thành công, nhất định phải có chính kiến, kiên cường theo đuổi ước mơ của mình đến cùng.

Gửi những người tuổi 30 đang loay hoay tìm mục đích sống cho bản thân

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận