Nữ chuyên gia tài chính 34 tuổi hé lộ 7 thói quen chi tiêu giúp cô sắp đạt được mục tiêu kiếm hàng triệu USD
Với thói quen đầu tư và tiết kiệm 20% lương liên tục trong nhiều năm, nữ chuyên gia tài chính cá nhân Mandi Woodruff-Santos đang gần bước tới mục tiêu kiếm hàng triệu USD.
Mandi Woodruff-Santos là chuyên gia tài chính cá nhân, nhà báo từng đoạt giải thưởng kiêm blogger có tiếng. Cô là nhà chiến lược nội dung và là người đồng dẫn chương trình podcast Ambition. Trong những năm đầu ở tuổi 20, cô đã có những bước ngoặt lớn giúp sự nghiệp phát triển và tối đa hóa thu nhập.
Hiện tại ở tuổi 34, nữ chuyên gia đang sở hữu khối tài sản hơn 700.000 USD, chủ yếu đến từ thu nhập cá nhân, tài khoản hưu trí, vốn sở hữu nhà, tài khoản tiết kiệm và đầu tư. Mandi hiện đang đặt mục tiêu kiếm được 1 triệu USD vào sinh nhật lần thứ 40 của mình. Dưới đây là 7 thói quen chi tiêu giúp Mandi thành công như ngày hôm nay:
Chọn đúng lúc để đầu tư và tiết kiệm
Mandi tốt nghiệp đại học vào đúng thời kỳ suy thoái kinh tế, khiến cô cảm thấy chùn chân vì sợ sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng khác. Dù vậy, 8x sớm nhận ra rằng dù tiết kiệm có cảm giác an toàn hơn, nhưng nó lại là cách kiếm tiền chậm chạp.
Vì vậy, Mandi đã nghĩ ra kế hoạch cho phép cô vừa tiết kiệm, vừa đầu tư cùng lúc. Mỗi tháng, sau khi nhận lương cô sẽ tự động trích 10% vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao, thêm 10% cho quỹ hưu trí tư nhân 401(k).
Can đảm tìm cơ hội mới
Khi đã xây dựng thói quen đầu tư và tiết kiệm, nữ chuyên gia tài chính bắt đầu tập trung vào việc tăng thu nhập. Vì thế, cô không ngần ngại việc thay đổi để có thể thăng tiến. Đừng ngại đề nghị tăng lương và tìm kiếm những công việc có thu nhập cao hơn, cơ hội thăng tiến tốt hơn.
Mandi cho biết, khi chuyển việc cô luôn tìm công việc có mức lương cao hơn 30%. Ở tuổi 24, cô kiếm được khoảng 45.000 USD/năm. Nhưng 5 năm sau đó, sau vài lần "nhảy" việc, thu nhập của cô đã tăng hơn 150.000 USD. Nếu chỉ lập kế hoạch tài chính hay tiết kiệm tiền, cô sẽ chẳng thể đạt được mức lương đó. Mandi cũng nói thêm, bước đi này không hẳn phù hợp với tất cả mọi người, bởi mỗi người cần cân nhắc, tính toán đến mọi tình huống và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
Không tiêu xài hoang phí
Với người trẻ, việc tăng lương giống như một cái cớ để tận hưởng và tiêu xài thả ga. Mandi luôn cố gắng giữ chi phí sinh hoạt ở mức thấp, không chi quá 30% số tiền trả hàng tháng cho việc thuê nhà. Vì thế, dù có thừa khả năng thuê chỗ riêng, cô vẫn quyết tâm ở ghép với bạn cùng phòng.
Để chuẩn bị tiền cho đám cưới, cô và chồng tương lai đã chuyển tới nhà bố mẹ chồng ở trong nửa năm. Đây là quyết định khó khăn, nhưng nhờ vậy mà cặp đôi tiết kiệm được hơn 10.000 USD cho đám ưới.
Đừng tạo ra ngân sách quá cứng nhắc
Khi lập ra kế hoạch chi tiêu đầu tiên, Mandi đã đưa ra mục tiêu tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Điều đó tuy tốt nhưng lại khiến cô cảm thấy buồn bã và thất vọng về bản thân khi chi tiêu những khoản nhỏ như mua quà, đi ăn hàng.
Cô nhận ra rằng một ngân sách quá cứng nhắc có nhiều hại hơn lợi. Vì thế, cô đã tập trung tự động hóa các khoản chi, bao gồm cả khoản đóng góp và đồng tư tiết kiệm.
Xây dựng mối quan hệ tốt
Chuyên gia tài chính thú nhận cô là một người hướng nội, không thích tham gia hội thảo hay sự kiện. Dù vậy, cô vẫn duy trì những mối quan hệ thân thiết với bạn bè hay đồng nghiệp ở cơ quan cũ. Đôi khi, 8x sẽ gửi tin nhắn hoặc email cho họ để giữ quan hệ, đồng thời khiến tình cảm đôi bên khăng khít và thân thiết hơn.
Nếu thấy tin tuyển dụng ai đó có thể quan tâm, Mandi liền gửi thông tin cho họ. Đổi lại, đôi khi cô cũng nhận được những sự giúp đỡ tương tự. 8x cho biết, đó là cách tuyệt vời để được cập nhật thông tin về việc làm cũng như mức lương trong ngành. Nhờ đó, cô luôn xác định được rằng bản thân đang được trả một mức lương hợp lý trên thị trường.
Chú ý tới thẻ tín dụng
Ở tuổi 20, Mandi đã mắc phải một sai lầm lớn khi liên quan tới một vụ gian lận thẻ tín dụng, khiến cô phải trả 12.000 USD. Từ đó, 8x luôn ám ảnh phải kiểm tra kỹ lưỡng báo cáo tín dụng hàng tháng.
Để làm điều đó, cô sử dụng những ứng dụng cảnh báo gian lận, để ý tới những hoạt động đáng ngờ. Đó có thể là một tài khoản lạ, tên chủ tài khoản bị viết sai chính tả hay các giao dịch từ chối liên tục. Nếu cảm thấy có điều gì đó đáng nghi, Mandi sẽ báo cáo cho các văn phòng tín dụng.
Thuê cố vấn tài chính
Tất nhiên, không phải ai cũng cần tới cố vấn tài chính. Mandi là người biết cách đầu tư, tiết kiệm và quản lý chi tiêu, nhưng cô cảm thấy vẫn cần cố vấn để giải quyết những vấn đề lướn hơn.
Chẳng hạn như vợ chồng cô có thói quen tiền bạc giống nhau, nhưng mục tiêu tài chính và cách chi tiêu của hai người lại khác biệt. Việc thuê cố vấn tài chính đã giúp đôi vợ chồng giải quyết được vấn đề và ghi nhớ các mục tiêu chung của cả hai.
Theo CNBC
Xem thêm: 8 thói quen tiêu tiền tai hại khiến ta không thể ổn định tài chính dù thu nhập "không phải dạng vừa"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận