"Phù thủy dọn dẹp" Marie Kondo hé lộ 6 bước đơn giản để quản lý tài chính hiệu quả

Không chỉ đơn giản hóa việc dọn dẹp nhà cửa và được ví như "phù thủy", Marie Kondo còn có 6 bước quản lý tài chính hiệu quả sau.

Chi Nguyễn
08:30 02/05/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Marie Kondo là một tác giả, nhà tư vấn kiêm triệu phú nổi tiếng, là người đã tạo ra "cách mạng" về dọn dẹp trên toàn thế giới. Cô đã viết và xuất bản 4 cuốn sách về việc sắp xếp, dọn dẹp, là "phù thủy dọn dẹp" mà các bà mẹ bỉm sữa vô cùng ngưỡng mộ.

Không chỉ có tài năng đặc biệt trong việc dọn dẹp, Marie Kondo còn có nhiều bí quyết quản lý tài chính. Áp dụng chính phương pháp KonMari nổi tiếng, đây là các bước mà "phù thủy dọn dẹp" áp dụng để có tài chính vững vàng và tươi sáng hơn:

6-buoc-don-gian-de-quan-ly-tai-chinh-hieu-qua-theo-marie-kondo
Marie Kondo là một tác giả, nhà tư vấn kiêm triệu phú nổi tiếng, là người đã tạo ra "cách mạng" về dọn dẹp trên toàn thế giới

Xác định lý do vì sao ta muốn cải thiện tài chính

Dù là bắt đầu bất cứ việc gì mới đi chăng nữa, ta sẽ luôn cần có một mục tiêu rõ ràng. Quản lý tài chính cũng vậy, hãy đưa ra lý do vì sao việc này lại quan trọng và cần thiết. Đó có thể là lập gia đình, mua nhà hoặc tự do tài chính, nghỉ hưu sớm,...

Sau khi xác định được điều này, hãy viết nó ra giấy và để ở nơi dễ thấy. Đó có thể là ghi chú dán trên máy tính, note tên điện thoại hay giấy nhớ trong ví. Như vậy, dù là bất kì lúc nào, ta cũng được nhắc nhở về lý do bản thân tập trung cải thiện cuộc sống tiền bạc.

Hình dung ra điều gì sẽ xảy ra nếu ta đạt được mục tiêu đó

Có một tầm nhìn rõ ràng về kết quả của mục tiêu rất cần thiết, nó có thể tác động mạnh tới suy nghĩ của ta. Về cơ bản, điều này khiến bộ não hướng tới nhận thức về những người, sự vật và tình huống giúp tầm nhìn của bạn trở thành hiện thực.

Lên ngân sách cẩn thận

Giờ là lúc ta nhìn lại ngân sách chi tiêu trong thời gian qua và thay đổi nó phù hợp với mục tiêu. Hãy tìm ra đâu là những khoản chi tiêu đúng đắn và đâu là chi tiêu hoang phí, từ đó lựa chọn giữ lại hay loại bỏ. Ta có thể viết ra giấy, làm bảng tính excel,... đều được, miễn là phương pháp đó phù hợp với ta.

Tự hỏi bản thân xem khoản chi đó có khiến ta vui không

6-buoc-don-gian-de-quan-ly-tai-chinh-hieu-qua-theo-marie-kondo
Chỉ giữ lại những thứ có ý nghĩa với trái tim và loại bỏ những thứ không còn tạo ra niềm vui

Marie Kondo từng viết: "Chỉ giữ lại những thứ có ý nghĩa với trái tim và loại bỏ những thứ không còn tạo ra niềm vui". Ta có thể áp dụng điều này vào quản lý tài chính, chỉ giữ lại các chi phí khiến ta thấy vui và phù hợp với cuộc sống lý tưởng ta đang tạo ra.

Điều này cũng giúp ta loại bỏ bớt một số thói quen xấu, ngăn cản ta đạt được mục tiêu tài chính. Cần lưu ý, hãy chỉ thực hiện từng bước nhỏ, từ từ loại dần đi những khoản chi không khiến ta cảm thấy vui vẻ.

Phân loại mục tiêu và chi tiêu

Tạo danh mục cho chi tiêu có thể giúp ta xác định khoản chi đó đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống ta đang và sẽ xây dựng. Hãy phân chia thành các mục như chi tiêu thiết yếu, chi tiêu giải trí,... Sau đó, hãy viết ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà ta đang mong muốn. Việc viết rõ mục tiêu và ghi lại những thành quả khiến ta biết rằng mình đang đi đến đâu và chúng đóng góp như thế nào cho tầm nhìn dài hạn.

Đừng bỏ cuộc

Hãy nghĩ về tương lai tươi sáng ta đã vẽ ra và đừng bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi khó khăn nhất. Hãy nghĩ về các ưu tiên tài chính và xếp hạng chúng, cứ bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản nhất. Điều đó sẽ giúp ta tạo ra một lộ trình rõ ràng cho các mục tiêu của mình.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem thêm: Marie Kondo: Nữ tác giả Nhật Bản tạo ra cuộc "cách mạng" về dọn dẹp chấn động thế giới, sở hữu tài sản 8 triệu USD

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận