6 bài học về tài chính đắt giá sau đại dịch: Đừng để nước đến chân mới nhảy

Đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình tài chính của chúng ta ảnh hưởng nặng nề, nhưng nó cũng khiến ta rút ra những bài học đắt giá.

Chi Nguyễn
10:01 26/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

2 năm vừa qua, đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới đã khiến cuộc sống của con người thay đổi. Đời sống hàng ngày của chúng ta bị xáo trộn, nhiều người lâm vào cảnh bị giảm thu nhập, thất nghiệp và cuộc sống bất ổn. Có thể nói, tuy đại dịch khiến cuộc sống của ta bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng nó cũng khiến ta rút ra nhiều bài học đắt giá. Dưới đây là 6 bài học về tài chính mà ta nên ghi nhớ để thay đổi sau đại dịch:

Bảo hiểm sức khỏe rất quan trọng

Hiện tại, hầu hết chúng ta đều sở hữu một chiếc thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ này còn nhiều hạn chế, người tham gia bảo hiểm chưa có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở y tế có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu. 

Đăng ký bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp ta tiết kiệm thời gian chờ đợi, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Hơn thế nữa, ta sẽ được hỗ trợ kịp thời nếu gặp vấn đề về tài chính như được bảo lãnh viện phí, chi phí điều trị... Ngoài ra, ta có thể tự do lựa chọn cơ sở y tế trong danh sách hợp đồng tùy theo nhu cầu của bản thân.

Quỹ dự phòng khẩn cấp

6-bai-hoc-ve-tai-chinh-dat-gia-sau-dai-dich-ta-nen-khac-cot-ghi-tam
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người mới thực sự nhận ra tầm quan trọng của quỹ dự phòng

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người mới thực sự nhận ra tầm quan trọng của quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng khẩn cấp (Emergency Fund) là khoản tiền tiết kiệm giúp ta đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu trong vòng 6 tháng khi không có thu nhập. Đừng để nước đến chân mới nhảy, khi ta phát hiện ra mình hết tiền thì e lúc đó đã quá muộn

Thiết lập quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt sẽ giúp ta cảm thấy yên tâm hơn, giảm bớt áp lực tài chính trong những lúc khó khăn. Tuy không có một con số cố định, nhưng ta nên kiểm tra kế hoạch chi tiêu hàng tháng để xem mình cần tối thiểu bao nhiêu tiền. Các chuyên gia khuyên rằng quỹ khẩn cấp tương đương với 3-6 tháng chi tiêu là hợp lý.

Kỷ luật trong chi tiêu

Rất nhiều người thường rơi vào tình trạng tiêu tiền tùy hứng, thậm chí là "tiêu tiền trước, kiếm tiền sau". Vì vậy mà họ không có bất kỳ khoản dư nào trong các trường hợp cần thiết, và rất dễ bị rơi vào cảnh nợ nần. Ta có xu hướng đặt nhu cầu giải trí, ăn chơi, mua sắm lên hàng đầu, dễ bị cám dỗ bởi các chương trình giảm giá, khuyến mãi mà chi tiêu vô tội vạ.

Hãy thay đổi ngay điều này và rèn cho mình thói quen kỷ luật trong chi tiêu. Khi ta kiểm soát được thói quen chi tiêu của bản thân, ta sẽ tự tin xử lý các tình huống bất ngờ trong tương lai. 

Sống tiết kiệm

6-bai-hoc-ve-tai-chinh-dat-gia-sau-dai-dich-ta-nen-khac-cot-ghi-tam
Sống tiết kiệm khác với việc tằn tiện quá mức, quản lý chi tiêu là điều vô cùng quan trọng

Nhiều người không muốn tiết kiệm vì họ cho rằng mình đang hạn chế niềm vui của bản thân, và nếu không tiêu tiền lúc này thì còn lúc nào để tiêu nữa. Trên thực tế, sống tiết kiệm khác với việc tằn tiện, ta chỉ cần cắt giảm các khoản chi tiêu vô tội vạ và suy nghĩ kĩ trước khi chi tiền là được. 

Hãy lập một bảng ngân sách chi tiêu hàng tháng, tìm ra những khoản chi tiêu tùy hứng khiến ta mất quá nhiều tiền. Thử đặt tình huống giả định rằng ta sẽ không thể kiếm thêm tiền được nữa, thì việc tiết kiệm là một thói quen tài chính vô cùng cần thiết. Ta nên có kế hoạch quản lý nguồn tài chính cá nhân để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. 

Đầu tư

Hầu hết chúng ta đều sợ đầu tư bởi họ nghĩ rằng điều này vô cùng rủi ro, đặc biệt là khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên, khi thị trường có nhiều biến động, đây lại là lúc phù hợp để ta tìm hiểu và thử sức vào đầu tư.

Cần lưu ý, hãy cẩn trọng khi đưa ra các quyết định, đặc biệt là số tiền ta đầu tư cần xác định dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Nếu điều kiện tài chính cho phép, đây sẽ là cơ hội tốt để ta tận dụng lợi thế từ đợt khủng hoảng này.

Đừng vay tiền với lãi cao

6-bai-hoc-ve-tai-chinh-dat-gia-sau-dai-dich-ta-nen-khac-cot-ghi-tam
Vay tiền với lãi suất cao là một lựa chọn sai lầm nhất là khi ta không có nguồn thu nhập đều đặn

Vay tiền với lãi suất cao là một lựa chọn sai lầm nhất là khi ta không có nguồn thu nhập đều đặn. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVDI-19 diễn biến phức tạp, ta càng không nên chọn bất kì khoản vay hay gói tín dụng cá nhân nào với lãi suất cao. 

Ngay cả khi ta đang thất nghiệp hay thu nhập bị giảm đi, các khoản nợ vẫn luôn chờ trực ở đó. Nếu ta đang sử dụng thẻ tín dụng, hãy cân nhắc chi tiêu một cách thông minh để tránh những rắc rối về sau.

Xem thêm: Triết lý "ngược đời" giúp chuyên gia tài chính tiết kiệm 100.000 USD sau 3 năm: Hãy ưu tiên sở thích cá nhân

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận