Tầm
4 lời khuyên đắt giá về tiền bạc người trẻ nên biết sớm: Tiền không làm ta hạnh phúc, nhưng tiền cho ta tự do
Đọc xong cuốn sách về quản lý tài chính này, tôi đã đúc kết ra 4 lời khuyên đắt giá về tiền bạc cho người trẻ mới ra trường.

Có một câu nói rằng: "Tiền không làm cho người ta hạnh phúc, nhưng tiền có thể cho bạn tự do, và tự do làm cho người ta hạnh phúc". Quả thực, khi thấy vật giá leo thang, thứ gì cũng trở nên đắt đỏ, tôi mới nhận ra tiền bạc rất quan trọng. Ta có thể nói là ta không tham tiền, nhưng ta vẫn cần tiền để sống.
Một lần nọ, tôi vô tình đọc được cuốn sách dạy quản lý tài chính cho trẻ con, tên là "A dog called Money". Quả thực đó chỉ là sách cho thiếu nhi, nhưng tôi đã rút ra nhiều bài học đắt giá.

Từ cuối năm ngoái, tôi đã cố gắng tiết kiệm phần lương công việc chính, chỉ sống bằng thu nhập của nghề tay trái. Ban đầu, cuộc sống rất khó khăn, nhưng nghĩ về tương lai vô định, tôi càng ép mình phải sống trong khuôn khổ. Hiện tại, tôi đã để dành một khoản kha khá, có 2-3 công việc cùng lúc, tất cả là nhờ 4 lời khuyên đắt giá này:
Kiếm tiền bằng sở thich
Trong cuốn sách "A dog called Money", anh họ của nhân vật chính Kira là một cậu bé biết dùng sở thích để kiếm ra tiền. Anh ta từng nói: "Tốt hơn là bạn nên tìm ra những gì bạn thích làm, và sau đó nghĩ về cách kiếm tiền với nó".
Theo tôi, viết lách là một trong những việc có thể giúp ta kiếm thêm thu nhập khá. Ở Trung Quốc, phí bản thảo sẽ giao động từ khoảng 200 - 2000 tệ (khoảng 700 - 7 triệu) cho một bài đăng, tùy vào chất lượng và số lượt tương tác. Có không ít người ban đàu chỉ định viết để kiếm thêm tiền, đã trở thành cây viết chính của một mục.
Dù sao, tôi nghĩ rằng ta nên làm những gì mình thích, và rồi ta sẽ thấy mình cố gắng phát triển đam mê thành công cụ kiếm ra tiền.
Tận dụng sức mạnh lãi kép

Nếu tháng nào ta cũng tiêu xài hoang phí, thì lấy đâu ra tiền để tiết kiệm, đầu tư. Bạn tôi đã gợi ý, sau khi nhận lương tháng, ta nên lập tức gửi tiết kiệm hoặc đầu tư 500 tệ (khoảng 1.7 triệu), nhờ vậy bạn có thể có 6000 tệ/ năm (khoảng 21 triệu) chưa kể lãi suất.
Ta liên tục dùng số tiền này để tiết kiệm và đầu tư, lâu dần sẽ có lãi suất kép. Lãi kép chính là kì quan thứ 8 của thế giới, chính là "con ngỗng đẻ trứng vàng" mà ai cũng có thể có.
Né các bẫy "latte factor"

Chắc nhiều người cũng biết tới "latte factor", một cái bẫy chi tiêu điển hình khiến ta tiêu tốn nhiều tiền hơn mình nghĩ. "Latte Factor" giống như một tên trộm bí hiểm, làm rỗng túi tiền của ta trong vô thức. Khái niệm này do chuyên gia tài chính David Bach nghĩ ra, và ông còn nói rằng: "Gặp vấn đề tiền nong không phải là do thu nhập quá ít, mà là do chi tiêu quá nhiều!".
Có không ít người biết tới sự tồn tại của Latte Factor, thế nhưng họ lại không thể tìm cách từ bỏ. Hẳn chúng ta từng có một lần tự nhủ rằng: "Tôi uống trà sữa chỉ để cho vui thôi. Nếu ngay cả số tiền nhỏ vậy tôi cũng tiêu không được, thì cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa!". Tất nhiên ta chỉ chi các khoản vô cùng nhỏ, nhưng tích tiểu thành đại, chúng sẽ trở thành một món tiền khổng lồ.
Tìm cách cưỡng lại sự cám dỗ của "latte factor" khá khó, bởi đó đồng nghĩa với việc ta thay đổi thói quen chi tiêu. Hãy thử tìm các lựa chọn thay thế bằng các chi phí thấp hơn cho các chi phí hàng ngày không cần thiết.
Đặt ra mục tiêu có thể thực hiện được

Trong "A dog called Money", Kira được dạy bước đầu tiên để quản lý tài chính là liệt kê 3 mục tiêu mình muốn theo đuổi. Hãy nhớ, 3 mục tiêu này nên là thứ ta có thể thực hiện được, và nếu định làm nó, phải làm ngay trong vòng 72 giờ.
Từ năm 2016, tôi đã liệt kê các mục tiêu của mình mỗi năm. Chẳng hạn, năm 2017 tôi đặt mục tiêu là viết 300 bài báo, đi du lịch đến 5 thành phố, đọc 70 cuốn sách và giảm 10 cân. Mỗi khi định chi tiêu gì đó để thỏa mãn nhu cầu, tôi lại nghĩ xem liệu khoản chi này có ảnh hưởng đến mục tiêu hàng năm của tôi hay không. Nếu đó là khoản chi tiêu hợp lý, không làm ảnh hưởng ngân sách, tôi sẽ làm nó; còn không, thì quên đi.
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm: Bẫy chi tiêu "Latte Factor": Người thành công nào cũng biết mà tránh, người nghèo vẫn cứ đâm đầu
-
Tầm 11 giờ trước
Câu chuyện về ông lão tốt bụng được Google vinh danh và bí mật giấu kín suốt 50 năm
-
Tầm 3 ngày trước
Phùng Đức Minh: Từ nam sinh chỉ đạt 0.93/4 đến tốt nghiệp bằng giỏi ĐH Bách Khoa
-
Tầm 6 ngày trước
Nữ thủ khoa với GPA 3.9/4.0 bật mí bí kíp học tập: Không bao giờ đợi "nước đến chân mới nhảy"
-
Tầm 08:00 16/03/2023
Chiếc xe đạp thồ cũ kĩ chở ước mơ làm giáo viên của cô gái người Mông
-
Tầm 08:00 15/03/2023
"Tôi đã sẵn sàng chết đi tất cả phần con người mình vốn có, để có thể sinh ra phần con người mà tôi muốn trở thành"
-
Tầm 08:00 14/03/2023
Lee Ji Seon đánh bại nghịch cảnh: Từ cô sinh viên bị tai nạn hủy dung đến nữ giảng viên truyền cảm hứng
-
Tầm 08:00 13/03/2023
Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam Hoàng Xuân Sính
-
Tầm 13:09 12/03/2023
Làm thế nào để cô gái từng chỉ học hết lớp 5 có thể học lên Tiến sĩ: Tất cả là nhờ nỗ lực hơn người
0 Bình luận