3 loại tiền người giàu hiếm hoi tiêu, người nghèo lại rất thích: Chẳng trách mãi không đổi đời
Thực tế, kiếm tiền đã khó, tiết kiệm tiền còn khó hơn, và đây là 3 loại tiền người giàu hiếm hoi tiêu, người nghèo lại rất thích.
Tiền bạc chắc chắn là một sự tồn tại rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Từ thực phẩm, quần áo, nhà ở đến phương tiện đi lại đều không thể tách rời khỏi sự liên quan tới tiền bạc.
Để có điều kiện tài chính khá hơn hơn, chúng ta thường phải làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, dù kiếm tiền ngày này qua ngày khác nhưng cuối năm, nhiều người vẫn cảm thấy áp lực về vấn đề chi tiêu. Thực tế, kiếm tiền đã không dễ, tiết kiệm tiền lại càng khó hơn, vì thế chúng ta phải học cách tiêu tiền một cách khôn ngoan thì tình hình tài chính mới có thể ngày một khá lên.
Trong cuộc sống, thường có sự khác biệt đáng kể trong thái độ đối với tiền bạc giữa người thực sự giàu và người nghèo. Người giàu thường tránh lãng phí tiền vào 3 loại tiền này, trong khi người nghèo lại làm điều ngược lại. Đây là lý do tại sao một số người làm mãi mà chưa khấm khá lên được.
Loại thứ nhất: Tiền “đi đường tắt”
Trong cuộc sống, ai cũng hay mơ ước mình có thể giàu lên chỉ sau một đêm để không phải làm việc vất vả mỗi ngày. Vì vậy, nhiều người sẽ muốn tận dụng mọi kẽ hở để kiếm tìm phương pháp “giàu nhanh” của mình. Một số lựa chọn những đường tắt trông chờ vào vận may, chẳng hạn như mua vé số, vòng quay may mắn. Một số khác lại lao vào các con đường phi nghĩa, thậm chí là phạm pháp.
Tuy nhiên, không có tiền trên trời rơi xuống, mà chỉ có bẫy rập dưới đất đang chờ họ. Đặt hy vọng vào vận may viển vông như vậy sẽ chẳng mang lại kết quả gì, mà còn lãng phí rất nhiều tiền bạc một cách vô ích. Trên vận số may rủi, người thắng muốn thắng nhiều hơn, người thua muốn lấy lại tiền, vòng luẩn quẩn này sẽ càng ngày càng sâu và không có hồi kết, chỉ có tiền bạc không ngừng trôi đi.
Vì vậy, nếu muốn có thêm cơ hội thành công, bạn nên sử dụng các biện pháp nỗ lực và tích lũy không ngừng. Đi đường tắt sẽ không làm bạn giàu có mà chỉ khiến bạn mệt mỏi và thất vọng hơn. Hãy dùng mồ hôi và trí tuệ để tạo dựng tương lai cho chính mình, thay vì trông chờ may rủi.
Loại thứ hai: Tiền so bì phù phiếm
Xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều người không ngần ngại chi thật nhiều tiền vào ăn, mặc, ở, đi lại… để người khác cảm thấy họ giàu có, sống sung túc. Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, không ít người trong số đó thực chất chỉ có một công việc bình thường, gia thế bình thường, đồng lương trung bình so với số đông. Nhưng vì so bì phù phiếm, người nghèo vẫn cố mua đồng hồ, túi xách, trang sức đắt đỏ.
Kết quả là, tình hình tài chính của người nào người nấy đều nợ nần chồng chất đến mức khó có thể trang trải chi phí hàng ngày, lại tiếp tục vay chỗ nọ đắp chỗ kia. Nếu cứ tiếp tục như vậy, cuối cùng mọi người vẫn sẽ phát hiện ra sự thật, đồng thời, bản thân họ cũng trở thành trò cười trong mắt người khác.
Vì vậy, việc theo đuổi sự phù phiếm quá mức sẽ mang lại áp lực tài chính và xã hội cho bản thân, thậm chí ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình. Trong thời đại chủ nghĩa tiêu dùng tràn lan này, mọi người vẫn nên lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, không nên vung tay quá trán để theo đuổi sự phù phiếm bên ngoài.
Thay vào đó, cần sắp xếp mọi khoản thu chi dựa trên tình hình kinh tế của chính mình. Đừng để tiêu dùng trở thành gánh nặng trong cuộc sống. Đồng thời, chúng ta nên chú ý “đầu tư” cho gia đình, bạn bè, sức khỏe, sự phát triển bản thân… Đó mới là khoản chi tiêu đúng nghĩa, giúp chúng ta có thể thực sự tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Loại thứ ba: Tiền cho đồ giá rẻ
Khi mua sắm vật dụng, chúng ta luôn có xu hướng so sánh giá cả. Cùng một sản phẩm, đương nhiên ai cũng muốn chọn cái rẻ hơn vì nghĩ rằng sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng trên thực tế, khi mua đồ chúng ta nên chú ý hơn đến hiệu quả chi phí. Không phải lúc nào giá rẻ cũng là một sự lựa chọn tốt.
Ví dụ, khi mua đồ gia dụng rẻ tiền, nhiều người không biết nó sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn, kém chất lượng và dễ hư hỏng hơn sau một thời gian ngắn sử dụng, thậm chí có thể sản sinh ra các chất độc hại. Như vậy, dù tiết kiệm tiền lúc mua, nhưng họ đang gánh thêm nhiều loại chi phí ngầm như tiền điện, tiền sửa chữa, chi phí y tế… Hoặc khi mua quần áo, túi xách, các đồ dùng khác, bạn mua hàng giá rẻ một cách vội vã, nhưng sau khi mang về nhà mới thấy không quá cần thiết. Cứ như vậy, đồ đạc bị bỏ xó lâu ngày, thậm chí chưa một lần sử dụng đã hết “đát”.
Có thể bạn không tiêu nhiều tiền một lúc nhưng nếu làm điều này trong thời gian dài sẽ lãng phí rất nhiều tiền. Vì vậy, khi mua đồ chúng ta nên chú ý hơn đến chất lượng, để tránh lãng phí và tốn kém không cần thiết.
Theo ĐSPL
Xem thêm: 2 điểm chung mà tỷ phú cùng có: Hóa ra bí quyết tăng thu nhập của người giàu là đây
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận