Cha mẹ nhất định phải dạy con 3 nguyên tắc này để trẻ tự cứu lấy mình khi bị bắt nạt
Vẫn biết đánh nhau hay gây gổ là chuyện xấu. Nhưng cha mẹ không thể bên trẻ 24/24 để bảo vệ con. Ít nhất hãy dạy con phải biết tự bảo vệ bản thân khi cần thiết.

Con bị bắt nạt nếu cha mẹ không xử lý kịp thời rất dễ gây tổn hại đến tâm hồn trẻ thơ. Cha mẹ phải hiểu rằng nếu ai đó đánh con, bắt nạt con, thì với tư cách là cha mẹ phải dạy con 3 nguyên tắc tự bảo vệ bản thân.
Con luôn nhớ có bố mẹ đứng sau con, giúp đỡ con
Một đứa trẻ cảm thấy an toàn, có cha mẹ chống lưng thường sẽ tự tin và mạnh mẽ hơn. Cha mẹ hãy để con tin tưởng, dựa dẫm, cho con biết có cha mẹ luôn ở phía sau, sẵn sàng giúp đỡ con, bảo vệ con. Một khi con là đứa trẻ tự tin, mạnh mẽ thì cũng sẽ hạn chế những nguy cơ bị bắt nạt, vì kẻ bắt nạt thường chỉ nhắm đến những đứa trẻ có vẻ yếu đuối, sợ sệt.

Dặn con phải biết tự bảo vệ mình, không sợ hãi
Đây là nguyên tắc chủ yếu phải dạy con từ thuở còn thơ, đó là dặn dò con phải học cách tự bảo vệ mình. Cha mẹ đừng yêu cầu con phải nhún nhường, phải chịu đựng khi ai đó bắt nạt con, sống hòa nhã, yêu thương phải đúng đối tượng.
Khi người khác làm điều sai với con, đánh con, ăn hiếp con, con cần kịp thời báo lại cho cô giáo, phụ huynh hoặc có những phản ứng nhất định như đẩy bạn ra, hét lớn, phản kháng kịp thời để tình trạng bắt nạt không kéo dài và leo thang.

Nếu con co người lại, thu mình đi khi bị bắt nạt, phản ứng yếu ớt thì sau này bản thân con sẽ luôn đối diện với việc bị bắt nạt. Chưa kể đến việc con không dám nói ra mình bị bắt nạt, tự chịu đựng, lâu dần biến thành sự ức chế, sợ hãi, tổn thương tâm lý.
Dám nói “không” khi cần thiết
Dạy con không gây sự, không đánh nhau nhưng không có nghĩa là con không được phản ứng lại khi có rắc rối. Những đứa trẻ dễ bị bắt nạt là những đứa trẻ hay thỏa hiệp, chấp nhận những yêu cầu vô lý, khiến đối phương được nước lấn tới. Vì vậy con không nên trở thành kẻ bắt nạt nhưng cũng đừng thỏa thuận dễ dàng với những kẻ bắt nạt.
Một khi đáp ứng dễ dàng những yêu cầu kẻ bắt nạt đưa ra, chỉ cần có lần đầu sẽ có lần sau. Dạy con kiên quyết nói không khi cần thiết là điều tốt để kẻ bắt nạt không có cơ hội điều khiển con, yêu cầu vô lý với con.

Dạy cho con sự quyết đoán, mạnh mẽ là một cách để con tự bảo vệ mình trước kẻ bắt nạt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên rèn luyện thể chất cho con. Một đứa trẻ khỏe mạnh mới đủ tự tin bảo vệ bản thân mình. Khi đứa trẻ hiểu được ba nguyên tắc này thì cho dù gặp rắc rối, bị bắt nạt cũng có thể trở thành động lực để con tiến bộ, ý thức được sự bắt nạt và tự tìm cách bảo vệ bản thân.
Đọc thêm: 9 điềᴜ mọi bà mẹ có qᴜyền làm mà không cần cảm thấy có lỗi với con
Đọc thêm
Ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ nên hướng dẫn trẻ hình thành những thói quen tốt này để trẻ phát triển tốt hơn và có một tương lai rạng ngời. Ngoài việc đọc sách, những thói quen này là cách hay để tạo nên đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện và có tính tự lập.
Hiện nay, các bậc cha mẹ sưu tầm đủ kiểu nuôi dạy con thông minh, thành tài nhưng lại quên mất việc dạy con giữ đạo làm người, sống tử tế, nhân văn.
Dù lớn lên trong gia đình bình thường nhưng nếu cha mẹ biết cách cổ vũ, nói những câu khích lệ đúng đắn, sau cùng con cũng sẽ có được thành tựu vượt bậc.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.