Xa xỉ chuyện du lịch ngày lễ - Câu chuyện đáng ngẫm

Từ ngày lấy chồng đến nay, hễ nghỉ lễ quá 2 ngày là tôi phải về quê chồng, phục vụ cỗ bàn đến lả người, nhìn bạn bè du lịch ngày lễ mà tủi thân quá.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi lấy chồng 6 năm nay, có hai con gái 5 tuổi và 2 tuổi. Tôi làm sáng tạo nội dung cho một tổ chức giáo dục nước ngoài, còn chồng làm cho một cơ quan nhà nước gần nhà. Hai vợ chồng đều làm công ăn lương nên chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, hiện tại vẫn ở nhà thuê.

Những ngày này, thấy mọi người nô nức chuẩn bị cho 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tôi lại chỉ thấy áp lực và buồn tủi. Tất cả các kỳ nghỉ lễ dài đều làm tôi ngán ngẩm xen lẫn sợ hãi, vì vừa bị áp lực công việc lại vừa phải lo nghĩ chuyện di chuyển về quê.

Trước khi nghỉ lễ tôi phải sản xuất trước nội dung để những ngày nghỉ vẫn có bài đăng tải trên các trang mạng xã hội. Cả tuần trước kỳ nghỉ, không một ngày nào là tôi rảnh rỗi. Cứ cơm nước xong là lại ngồi bàn bàn làm việc đến khuya. Phải vận dụng hết chất xám và cả sức lực như vậy, tôi thực sự kiệt sức.

Trong khi tôi phải sắp xếp công việc, bận tối mắt tối mũi thì chồng chẳng phải lo nghĩ gì. Cơ quan chồng tôi cứ đến ngày lễ là nghỉ một lèo, tha hồ chơi. Thấy tôi bận rộn anh anh vẫn cứ nằm ườn chơi game, không phụ giúp vợ chuẩn bị đồ đạc để về quê. Tôi nói thì anh chỉ chuẩn bị quần áo của chính mình, còn đồ đạc của con, quà cáp cho bố mẹ thì mặc kệ.

Do quê chồng cách thành phố 300km nên kỳ nghỉ lễ dài nào cả nhà chúng tôi đều phải bắt xe khách về quê. Do điều kiện kinh tế eo hẹp, chúng tôi không thể thuê xe riêng vì giá thuê những ngày lễ rất cao, đội lên cả 3 - 4 lần. Dù đã đặt trước vé xe khách nhưng ngày lễ vẫn không thể tránh khỏi cảnh nhồi nhét. Lần nào về quê, tôi cũng bị say xe đến rũ cả người.

Xa-xi-chuyen-du-lich-ngay-le-cau-chuyen-dang-ngam

Về đến nhà chồng, chưa kịp nghỉ ngơi, tôi lại phải lao đầu xuống bếp chuẩn bị cơm nước. Rồi cứ thế hết nấu ăn lại dọn rửa cho đến lúc kết thúc kỳ nghỉ quay lại thành phố. Ngày lễ là ngày đại gia đình sum họp, họ hàng không người này thì người kia đến tụ tập, cỗ bàn liên miên nên ngày nào tôi cũng phải dậy từ sớm tinh mơ để đi chợ chuẩn bị.

Chuyện ăn uống của nhà chồng tôi những ngày này cũng khá cầu kỳ, chuẩn bị xong bữa cơm cũng tới trưa. Lúc cả nhà ngồi ăn cơm, tôi vẫn chạy lên chạy xuống vì thiếu thứ nọ thứ kia. Vừa bưng bát lên chưa kịp ăn, tôi lại phải đứng dậy lấy bát canh dưới bếp, xào lại đĩa thịt, hay nấu thêm món đơn giản nào đó mà bố hay chú bác vừa nổi hứng nghĩ ra.

Buồn nhất là dù luôn chân luôn tay, đầu tắt mặt tối, tôi vẫn chẳng nhận được một lời động viên hay khen ngợi nào. Thậm chí vài lần bố chồng còn luôn miệng chê các món tôi nấu không đúng vị.

Đã vậy tôi còn bị áp lực nhân đôi từ 2 bà cô chồng. Họ không lập gia đình nên sống cùng bố mẹ chồng tôi, tính khí rất khác người và đặc biệt toàn nói ra những lời khó nghe. Từ ngày lấy chồng về đây, tôi đã biết họ không thích mình vì tôi không khéo miệng xu nịnh như chị dâu. Lần nào về quê tôi cũng mua thực phẩm chức năng hay đồ bổ cho hai cô. Nhưng thay vì cảm ơn, họ lại nói này nói kia, chê bai món đồ tôi tặng là đồ rẻ tiền, dùng dùng chẳng thấy khỏe gì.

Do tính chất công việc, nên dù là ngày lễ mỗi khi sếp gọi điện yêu cầu xử lý một vài đầu việc, tôi vẫn buộc phải mở máy tính làm ngay. Mỗi lúc như vậy, cả gia đình chồng đều tỏ ra khó chịu. Đã mấy lần tôi nghe hai bà cô nói: "Nó giả vờ ngồi máy tính làm việc để không phải làm việc nhà đó à", hay "Không biết có làm việc thật không? Đâu có chuyện ngày lễ cũng phải làm như thế!". Nghe những lời đó, tôi nghẹn ứ cổ, nhưng chỉ biết câm nín chịu đựng.

Biết tôi vừa mệt mỏi vừa phải chịu ấm ức như vậy mỗi khi về quê nghỉ lễ nhưng chồng tôi chẳng nói được một lời động viên, quan tâm vợ. Anh coi đó là nghĩa vụ làm dâu, là việc tôi phải làm. Bản thân anh ngày nào cũng vui cả ngày lẫn đêm vì chỉ việc nhậu và ngủ.

Suốt 6 năm lấy chồng, chưa bao giờ tôi biết đến mùi du lịch ngày nghỉ lễ là gì. Hễ được nghỉ quá 2 ngày là đương nhiên về quê (hai vợ chồng cùng quê nhưng thực tế nói về quê nghĩa là về nhà nội, còn nhà ngoại thường chỉ ghé qua chơi một lát). Tôi tủi thân ghê gớm khi thấy bạn bè hễ sắp nghỉ là bàn bạc đi đâu, rồi náo nức đặt vé máy bay, phòng khách sạn...

Trong khi tôi đang cắm đầu nấu ăn, rửa bát phục vụ cả họ nhà chồng thì bạn bè xúng xính váy áo, chụp ảnh sống ảo ở những khu nghỉ dưỡng sang chảnh. Nhìn lại mình quần áo sực mùi dầu mỡ, mồ hôi chảy ướt áo, tóc tai buộc túm qua quýt, chân xỏ dép tổ ong,…tôi chỉ ước trong năm đừng có kỳ nghỉ lễ nào.

Chuẩn bị về quê lần này, tôi chợt nghĩ, mình có nên "khởi nghĩa" một lần, đòi chồng trở lại thành phố sớm 2 ngày để được nghỉ ngơi. Như thế tôi sẽ không phải phục vụ ai, được ra phố thảnh thơi uống cốc cà phê, ăn bữa búp phê hải sản. Nghĩ thôi đã thấy thoải mái rồi.

Theo VTC News

Xem thêm: 4 “quy tắc” của quý tử dành cho mẹ - Câu chuyện gia đình đáng ngẫm

Đọc thêm

Bà lão 71 tuổi sau khi cầm 5.3 tỷ tiền đền bù nhà, thay vì đưa tiền và sống ở nhà con trai, bà lại một mình dọn vào khách sạn 4 sao để ở.

Không ở nhà con trai – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Cụ bà 69 tuổi về hưu dọn đến sống cùng con trai, vừa bước vào cửa nghe quý tử nói 4 “quy tắc” thì rơi nước mắt, chạnh lòng bỏ về trong đêm.

4 “quy tắc” của quý tử dành cho mẹ - Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Chăm sóc cha mẹ hơn 50 năm, dù được cha mẹ viết di chúc để lại căn nhà cho mình, nhưng khoản thừa kế ấy lại không trọn vẹn vì 1 lý do.

Khoản thừa kế không trọn vẹn – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cùng một mẫu quần áo, "mẫu xịn" mặc chất như nước cất, còn "mẫu nhà" mặc xong mọi người chỉ biết phì cười.

Mua quần áo mới cho cháu, dì cứ nghĩ 'lên đồ' đẹp như trai Hàn, ai ngờ khiến cả nhà cười nguyên tối
0 Bình luận

"Bán hàng rong" - nghề không có nghỉ lễ là bài viết đầy xúc động của cô nữ sinh trường THPT Lương Thế Vinh. 

Bài văn điểm 10 của nữ sinh Nam Định: 'Bán hàng rong' - nghề không có nghỉ lễ
0 Bình luận

So với các năm trước đó, lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2022 đã được kéo dài hơn so với quy định cũ là 1 ngày. Vậy, cụ thể, Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2022 rơi vào những ngày nào và kéo dài trong bao lâu?

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2022 cập nhật mới nhất
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất