Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?
Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?
Vì sao quả mít chín vàng ngọt ngon lại không thắp hương
Thắp hương hoa quả trái cây là dâng lên những loại ngọt ngon thơm mát thể hiện tấm lòng của gia chủ. Quả mít khi chín vàng ngon, trị giá cao so với nhiều loại trái cây khác. Múi mít chín lại có màu vàng rất đẹp.
Thế nhưng mít kiêng không thắp hương vì một số lý do sau:
- Quả mít có nhiều gai nếu dâng lên ban thờ thắp hương sẽ gây ra sát khí phòng thờ, tổn hại phong thủy.
- Quả mít thường có kích thước to, đặt lên ban thờ vừa chật vừa có thể gây rơi vỡ.
- Hình dáng quả mít to nhưng không đẹp nên khó bày biện thẩm mỹ trên ban thờ.
- Mùi quả mít khá nặng mùi ảnh hưởng đến thờ cúng, gây mất tập trung, giảm đi sự thanh thoát trong phòng thờ, lấn át mùi hương trầm.

- Nếu bỏ vỏ, để múi mít lên thờ thì sẽ loại bỏ được gai nhưng mùi càng tỏa ra mạnh. Hơn nữa khi bỏ vỏ thắp hương múi mít thì lại dễ thu hút côn trùng, ruồi muỗi dĩn bay tới vì mùi mít rất rõ và lại nhiều đường. Côn trùng tới sẽ làm nhiễu loạn trường khí nơi thờ cúng.
- Chính vì những lý do trên nên mặc dù quả mít thơm ngon chín vàng đẹp, ngọt ngào nhưng không thích hợp để dâng lên thờ cúng.
Ngày nay thì sao?
Ngày nay quả mít vẫn không phải là trái cây được chọn thờ cúng cũng bởi những lý do trên. Hơn nữa ban thờ ngày nay nhiều nhà treo cao và kích thước nhỏ vì diện tích nhà ở thu hẹp nên việc đặt quả mít lên thắp hương càng không phù hợp.
Còn trồng cây mít ngày nay càng ít gia đình trồng ở nhà vì cây mít không đẹp, lâu cho quả. Mít thường được trồng tập trung ở khu nông nghiệp. Còn nếu gia đình ngày nay muốn trồng mít thì họ thường chọn cây mít giống lai tạo, kích thước nhỏ.
(Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm)
Xem thêm: Người xưa dặn: Khi thắp hương nhớ phải nói 2 chữ này!
Tin liên quan
Người xưa lưu lại cho hậu thế rất nhiều lời khuyên hay, trong số đó có câu: "1 người không vào chùa, 2 người không nhìn giếng, 3 người không ôm cây nêu".
Nhang hương là cúng phẩm không thể thiếu trên ban thờ của người Việt. Song nếu không may mua phải 3 loại hương này dâng lên cúng sẽ phạm đại kỵ.
Không chỉ là một vị thuốc quý, cây ngâu còn mang ý nghĩa phong thủy mà theo người xưa là xua đuổi tà ma, thu hút vượng khí.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.