Tết, về quê hay ở lại - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đấy là năm đầu tiên các con tôi được quây quần gói bánh chưng, được đi chúc Tết giao thừa, được nhiều bà con cô bác đến thăm lì xì đến thế.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia đình tôi lập nghiệp ở thành phố hơn chục năm, vợ chồng tôi đều làm công nhân. Ngày mới cưới, chúng tôi ở trọ trong căn phòng vỏn vẹn 9m2 gần khu chế xuất. Bao nhiêu dự định, ước mơ, những đứa trẻ lần lượt ra đời. Tích cóp nhiều năm vợ chồng tôi cũng mua được căn hộ chung cư bình dân dành cho người lao động.

Nhà nhỏ, chung vách với hàng xóm nhiều khi bất tiện, nhưng được sống dưới mái nhà mình không tốn tiền thuê nhà trọ đã là may mắn lắm.

Hơn chục năm ấy tôi chỉ dám về quê khi có công to việc lớn, chưa một lần đưa vợ con về quê ăn Tết, vì vé máy bay, tàu xe đắt đỏ. Bao nhiêu năm mới về quê chẳng lẽ lại về tay không, chưa kể tiền sắm Tết, tiền lì xì cho cả “tập đoàn” cháu nhỏ. “Bao giờ khấm khá sẽ dắt các cháu về để biết quê cha đất tổ” - tôi nói với anh trai mình như thế cách đây 2 năm.

Anh trai tôi trầm tư rồi nói: “Nhưng người già không chờ được em đâu, bố thì đã không còn, chỉ còn mình mẹ, đâu phải cứ có nhiều tiền thì Tết mới vui, em cứ dẫn các con về, anh chị ra ga đón, nhà có gà có rau có thóc, không thiếu thốn đâu mà lo, còn thì oách với thiên hạ để làm gì”.

tet-ve-que-hay-o-lai-tet-ve-que-hay-o-lai

Được lời như cởi tấm lòng, gia đình tôi thu xếp về quê ăn Tết. Khỏi phải nói vợ con tôi háo hức đến thế nào. Mẹ tôi tíu tít gọi điện hỏi con dâu với các cháu ăn gì để mẹ sắm, rồi thì áo quần mẹ nhiều lắm, bánh kẹo giờ trẻ con nó cũng không thích đâu, đừng mua sắm gì tốn kém…

Anh chị tôi và một người anh con bác ra ga đón chúng tôi. Ngồi sau lưng anh trai tôi mới nhận ra anh già đi nhanh quá, bao nhiêu năm tôi xa nhà mọi công to việc lớn hiếu hỉ đều dồn lên vai anh. Vừa đi, anh vừa nói về những con đường mới mở, những khu công nghiệp mọc lên ngày một nhiều, trường lớp ở quê bây giờ xây mới khang trang. Cha mẹ tôi cả đời dành dụm mua được 2 mảnh đất, mảnh đất hương hỏa anh tôi đang ở, mảnh đất kia ở xóm trong anh vẫn quét dọn, sửa sang đợi tôi về.

"Hay là cả gia đình em về quê mà sống. Chẳng lẽ cứ đi mãi…". Tôi biết anh tôi sốt sắng nói ra điều đó, có lẽ anh đã dự tính từ lâu lắm rồi. Bà con hàng xóm đến thăm đông vui, có người còn dúi tiền vào tay con gái tôi nói: "Bà cho tiền mua bánh. Tiền cô Hà đi làm công nhân về cho bà mà bà chẳng tiêu đến".

Người xách đến nải chuối, chục trứng rồi dặn bỏ ra ăn xem đồ ở quê có ngon như đồ thành phố không. Các con tôi ngồi giữa những người già móm mém, tập chơi chắt, chơi chuyền, nhảy dây. Trẻ con dễ bắt chuyện làm quen, mới 2-3 ngày mà chúng quen khắp xóm. Các con thỏ thẻ: "Về quê thích quá bố ơi".

Chị dâu tôi đi chợ về bày ra bao nhiêu rau cá, nói cười rổn rảng: "Chợ hôm nay đông quá, rau cần tăng giá 10 nghìn 3 bó, rau muống 10 nghìn 4 bó, ngày thường 10 nghìn 6 bó...".

Vợ tôi mắt tròn mắt dẹt so sánh giá cả ở thành phố với chợ quê, cô ấy nói ra chợ cái gì cũng muốn mua vì rẻ quá, tươi ngon quá.

Tôi bắt đầu có những dự tính của mình, tôi bàn lại với vợ. Khi tôi còn đang tìm cách thuyết phục vợ thì cô ấy quả quyết: “Không phải tính nữa đâu anh ạ. Về quê dễ thở hơn nhiều. Mình cũng chẳng thể long đong mãi, em cứ nghĩ đến đầu năm học lo chạy trường, giờ tan tầm tắc đường đón con là em sợ, chật chội eo hẹp quá, đời mình cáu bẳn, méo mó đi.

Những năm gần đây, xu hướng công nhân “bỏ phố về quê” cũng nhiều, ở quê ngày đi làm công nhân, tối tranh thủ gieo xạ lúa, trồng màu được. Việc nhà nông theo thời vụ, hạt thóc, bó rau tay mình cấy hái cũng yên tâm...".

Đấy là năm đầu tiên các con tôi được quây quần gói bánh chưng, được đi chúc Tết, được nhiều bà con cô bác đến thăm lì xì đến thế. Chuyến về quê ăn Tết đó không ngờ đã thay đổi số phận của cả gia đình tôi.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Đâu mới là hạnh phúc - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhìn dáng mẹ chồng cặm cụi dọn dẹp, nấu cơm nấu nước khi con cháu đã về hết qua camera, tôi không cầm được nước mắt...

Thương mẹ chồng hơn nhờ chiếc... camera - Câu chuyện cảm động
0 Bình luận

Có những thời điểm Quang ngán ngẩm đến nỗi chẳng dám về quê. Lâu nay, cứ dăm bữa nửa tháng lại có người bấu víu, nhờ giúp đỡ...

Vì độc thân nên phải 'gánh' cả nhà - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

“Người nguyện ý tiêu tiền cho bạn, chưa chắc đã yêu bạn. Nhưng người không nguyện ý tiêu tiền cho bạn, thì chắc chắn là không yêu bạn”.

Tiền bạc của đàn ông - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 23 giờ trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 17/06
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 16/06
Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 15/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất