Sự thật phù sa - Câu chuyện cảm động

Bà nội chị mất lúc chú N. mới 3 tuổi - đó là con số chính xác khi biên tập hồi ký của chú chị mới rõ, trước đó chị chỉ biết chú N. mồ côi rất sớm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Call me by your son

Nhà nội chị ở miền Tây, vườn sau có khu mộ nhỏ của gia tộc mà mỗi khi về quê chị lại ra thắp nhang, lưu lại trong óc vài tên tuổi...

Với chị, sách chú N. hay bởi nó chân thật, sống động về đứa trẻ mồ côi tình cảm, thông minh, nên danh và lận đận.

Đầu cuốn sách - trong đoạn ngắn lý lịch trăm chữ - chú viết ông nội chú là em ruột của một Đức Ông lừng lẫy khu vực, cha của Đức Ông có tên N.N.Đ..

Đọc thấy tên Đ. chị bỗng nhớ bia đá khắc tên N.V.Đ. trong khu mộ gia đình, chỉ khác nhau chữ lót.

Mọi việc rối tinh khi chồng chị có anh bạn T. là con rơi của Đức Ông, được cha đưa sang Pháp sống cùng các con chính thức nhưng không mang họ, không có tên trong gia phả. Biết lai lịch của bạn, anh xã chị vội mang sách tặng.

Vui sướng nhận bà con, bạn anh bắt vợ chồng chị phải gọi anh bằng "bác", hồ hởi đem sách khoe anh cả.

Anh cả - kỹ sư B. giận dữ nói cha ông không dính líu ông cố chị. Rằng cha ông lồng lộng bao dung nên hay gọi tín đồ là anh em chứ chẳng ruột rà gì.

Nghe chị kể lại chú N. buồn rũ bởi mặc cảm thấy sang bắt quàng làm họ. Rằng ký ức của thằng bé mỗi Tết được cha dẫn đi thăm cô bác làm sao chứng minh phả hệ khi tổ tiên không còn ai tại thế!

su-that-phu-sa-cau-chuyen-cam-dong

Chị thì nghĩ mãi về cái tên Đ. ngoài khu mộ gia đình mà theo lớp lang là con cháu ông N.N.Đ.. Cái đầu lãng mạn lâm ly của chị bỗng bâng quơ giả thuyết: anh không cho em được danh phận thì cho tên anh để đặt tên con.

Giả thuyết kia được mơ hồ củng cố qua việc "bác T." nhiều năm gọi cha chung nhưng không có tên trong gia phả. Khi chị viết bài này "bác T." vừa mất. Ông B. vẫn không ưa cuốn sách tự dưng có câu chao đảo tông đường.

Chú N. hoài ái náy. Chị hậu sinh im lặng nhưng mong giả thuyết kia là thật. Mong, bởi nó rất đẹp.

2. Dẫu mình không ruột thịt

Sau Noel vừa rồi con gái kể chị nghe "sự cố" lớn xảy ra khi đại gia đình gặp nhau ở hải ngoại.

Nói đại gia đình vì nhà chị khá đông anh em tuy có hơi chắp nối: ba mẹ chị có mỗi chị, mẹ tái giá có thêm sáu em, thêm hai con trai riêng của dượng nữa là chín.

Mẹ chị, với tâm thức của một sư cô tương lai không muốn bọn trẻ thế hệ ba biết hiện trạng chắp nối. Muốn "yêu thương, đẹp đẽ, nguyên lành".

Chị và bốn em khác không đồng ý quan điểm che giấu đó nên cứ kể con nghe cành nhánh gia cang. Bọn trẻ - giờ đã U30 - lớn lên cứ yêu thương quấn quýt.

Con kể đang ăn, em P. - bà con phía mợ nhưng rất thân nhau từ nhỏ - hào hứng nói trong bàn tiệc hôm nay có em không "cùng máu" nhưng mình vẫn thương nhau.

Con gái chị, vai lớn nhất của đàn em họ vui vẻ nói em A. cũng đâu cùng máu mà mình vẫn thương nhau.

A. hoang mang trố mắt. Con ái ngại, bối rối. Hóa ra A. không biết ba mình không phải con bà nội. Rằng "buổi tiệc đang vui chùn nặng, nhưng rất nhanh A. và con ôm nhau khóc...".

Con băn khoăn bà ngoại sẽ không vui khi biết chuyện này. Chị nói không sao, bởi sự thật giống như phù sa của con sông, những hạt nhỏ cứ trôi theo dòng chảy, những hạt to chìm xuống đáy sâu, bồi đắp con sông thêm màu mỡ.

Sự thật lớn là các con đã ôm nhau, khẳng định lại yêu thương vốn dĩ. Cách nào đó chính sự thật "không cùng máu" đã khiến tình yêu của các con thêm sâu sắc...

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Nấu cháo trắng cho vợ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tôi ly hôn với chồng cũ vì bắt gặp anh ta ngoại tình. Thế nhưng, trong ngày sinh nhật, con gái tôi thổ lộ một điều ước, mong bố mẹ quay lại với nhau.

Điều ước sinh nhật của con gái - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tín Hạ đi lấy chồng làm xôn xao cả xóm chài, cái xóm buồn hiu, lác đác mấy nóc nhà lợp tôn nằm khuất sau rặng dừa.

Sóng cũng bạc đầu - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tôi sững người không dám tin người mẹ chồng nhìn có vẻ hiền lành của mình lại có thể nói ra những điều sai sự thật như vậy về con dâu. Tuy nhiên, tôi không làm lớn chuyện.

Miếng gà tần con dâu mua - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 19 giờ trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất