Phương pháp 1% của chuyên gia tài chính giúp cân bằng thu chi: "Đừng chi tiêu hào phóng nếu bạn không đủ tiền"

Chuyên gia tài chính Chris Browning khuyên rằng: "Nếu bạn chỉ kiếm được 200.000 USD/năm hoặc ít hơn thì hãy sử dụng phương pháp 1%".

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 30/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chris Browning là chuyên gia phân tích tài chính, nhà sáng tạo nội dung và người dẫn chương trình podcast Popcorn Finance từng đoạt giải thưởng. Anh có bằng cử nhân tài chính, là một nhà phân tích tài chính, nổi tiếng với bí quyết trả số nợ gần 30.000 USD (khoảng 690 triệu đồng) chỉ trong vòng chưa đến 3 năm. Nhận thấy nhiều người bình thường gặp khó khăn trong việc cân đối thu chi, chuyên gia này đã đưa ra phương pháp đắt giá như sau:

"Khi chi tiêu cho bản thân, bạn có thể sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy tội lỗi vì nghĩ mình tiêu xài phung phí. Tất nhiên, hành động này cũng có thể gây ảnh hưởng tới mục tiêu tài chính của bạn. 

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Chris Browning là chuyên gia phân tích tài chính, nhà sáng tạo nội dung và người dẫn chương trình podcast Popcorn Finance

Thế nhưng, nếu không thể dùng số tiền mình kiếm được để mua cho bản thân những vật dụng hay trải nghiệm khiến bạn cảm thấy vui sướng thì sẽ chẳng ai có động lực để kiếm tiền cả. Vậy làm thế nào để đạt được cân bằng trong thu – chi cho bản thân?

Là một chuyên gia phân tích tài chính và là người dẫn chương trình của podcast Popcorn Finance, tôi đã được nghe rất nhiều phương pháp mà các chuyên gia tài chính sử dụng để kiềm chế việc tiêu xài của bản thân. Một trong những phương pháp mà tôi thích nhất là của Glen James, người dẫn chương trình của My Millennial Money – một trong những podcast tài chính hàng đầu nước Úc.

Phương pháp 1%: Mua hay không mua?

Trong cuộc tranh luận nên tiêu tiền cho bản thân như thế nào mà không bị phá sản, James đã kể cho tôi nghe về phương pháp 1%. James đã đưa ra phương pháp này sau nhiều lần dạo qua cửa hàng bách hóa với bạn bè – để rồi cuối cùng chi tiền mua một chiếc đồng hồ Apple giá 1.300 USD.

"Đó là một vấn đề lớn,  bởi vì khi thức dậy vào buổi sáng hôm đó, tôi không hề có dự định mua một cái đồng hồ giá tận cả ngàn đô". Từ đó, anh nhận ra mình là một người "chi tiêu hào phóng".  Ngay lập tức, anh ấy cảm thấy mình cần có cách nào đó để quản lý việc chi tiêu của bản thân.

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Glen James, người dẫn chương trình của My Millennial Money – một trong những podcast tài chính hàng đầu nước Úc

Phương pháp 1% chi tiêu của James (để không gây nhầm lẫn với phương pháp 1% trong bất động sản) rất đơn giản: Nếu bạn muốn tiêu tiền cho thứ gì đó không thiết yếu mà giá của thứ đó cao hơn 1% thu nhập 1 năm của bạn, bạn phải dành ra 1 ngày để suy nghĩ trước khi mua. Trong thời gian đó, hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình có thực sự cần nó không? Mình có thể trả tiền cho nó không? Mình có thực sự sẽ dùng nó không? Liệu rằng mình có hối hận về việc mua nó không?

Khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau và bạn vẫn cảm thấy chi tiêu này vẫn là một quyết định đúng đắn – thì hãy mua đi. Ví dụ, 1 năm bạn kiếm được 60.000 USD và bạn muốn mua 1 tấm thảm trị giá 600 USD (1% của 60.000). Trước khi mua, hãy dành 1 ngày để suy nghĩ đã. Kể cả khi vật phẩm này khá cần thiết do tấm thảm ở nhà đã cũ rồi, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy số tiền 600 USD là quá nhiều, và bạn hoàn toàn có thể mua 1 tấm thảm rẻ hơn.

Đây là một phương pháp tốt "cho ai đó kiếm được $200,000 một năm hoặc ít hơn." James nói: "Phương pháp 1% chỉ là một cái cân – nó đơn giản và có ích với tôi."

Nên được biến chuyển tùy mức thu nhập

Tuy vậy, anh ấy chỉ đề nghị nó cho "những người kiếm được $200,000 một năm hoặc ít hơn" bởi vì "nếu bạn kiếm được 2 triệu đô một năm, phương pháp này sẽ không hợp với bạn." Anh cho rằng: "Với những người có thu nhập cao, 1% thu nhập một năm của họ vẫn là một con số quá cao."

Mặt khác, 1% cũng có thể là quá nhiều với những người thu nhập thấp. Trong trường hợp đó, James đề nghị sử dụng con số nhỏ hơn: "Bạn có thể đổi thành 0,5%. Bất kể con số là bao nhiêu, nó cần phải dựa trên tình hình kinh tế, nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn một cách hợp lý." 

phuong-phap-1-cua-chuyen-gia-tai-chinh-giup-can-bang-thu-chi
Bất kể con số là bao nhiêu, nó cần phải dựa trên tình hình kinh tế, nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn một cách hợp lý

Có nhiều phương pháp tương tự giống của James cũng đã được nhiều người đặt ra, nhưng phần lớn đều có một mức cố định (ví dụ như "không được tiêu hơn X đô vào một vật phẩm"). Phương pháp của James đặc biệt bởi "nó hoạt động như một điểm kiểm soát trong tâm trí" – một lời nhắc để anh ấy suy nghĩ trước khi hành động, vạch sẵn những giới hạn và xác định được điểm kích hoạt.

"Có thể bạn muốn dành dụm tiền để mua nhà hay có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Chiến thắng của việc kiểm soát tài chính bản thân thường bắt đầu ở giỏ hàng khi mua sắm hay phần thanh toán của các đơn hàng online," James chia sẻ. "Nên nếu bạn có thể giới hạn những chi tiêu đó, bạn có thể dành dụm được nhiều tiền hơn và đạt tới mục tiêu sớm hơn."

Phương pháp 1% không dành cho tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng những phương pháp tốt nhất để kiểm soát tài chính của bản thân là những phương pháp đủ đơn giản để bạn có thể duy trì trong nhiều năm.

Theo CNBC

Lời thừa nhận của triệu phú tự thân 63 tuổi Grant Cardone: "4 điều tôi hối hận vì đã làm ở tuổi 20"

Đọc thêm

Dù là nhà đầu tư trẻ tuổi hay đã già, để tìm được những lời khuyên đầu tư đắt giá mà hiệu quả như của Warren Buffett không phải dễ dàng. 

4 lời khuyên đầu tư dành cho người trẻ từ tỷ phú Warren Buffett: 'Tôi không bao giờ trông chờ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán'
0 Bình luận

Dù mang khuyết tật do bỏng nặng nhưng Victoria Salcedo không bao giờ đầu hàng số phận. Mới đây cô đã trở thành 1 trong 20 mỹ nhân có mặt tại chung kết Hoa hậu Ecuador 2021.

Victoria Salcedo - nữ 'chiến binh' mất 2 tay và 1 chân vào chung kết Hoa hậu Ecuador 2021
0 Bình luận

Người Do Thái là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới, với những nguyên tắc làm giàu đắt giá hàng ngàn năm trôi qua vẫn đúng.

Nguyên tắc kiếm tiền đắt giá của người Do Thái: 'Người theo đuổi tiền' nhất định không bằng 'tiền theo đuổi tiền'
0 Bình luận

Tin liên quan

Vì không thể tiếp tục công việc giảng dạy giữa mùa dịch, một anh Tây đang sinh sống ở Sài Gòn đã chuyển sang làm shipper, rong ruổi trên khắp nẻo đường phát cơm từ thiện cho người nghèo.

Anh Tây làm shipper phát cơm từ thiện, kêu gọi ủng hộ giúp người nghèo giữa mùa dịch
0 Bình luận

Sau thành công của Vincenzo, Song Joong Ki được cho là sẽ vào vai nam chính trong bộ phim mới có tên “Chaebol Family’s Youngest Son” (tạm dịch: Con trai út nhà tài phiệt). Hiện tại, lịch chiếu phim Con trai út nhà tài phiệt mới nhất vẫn đang là đề tài được rất nhiều người quan tâm.

Song Joong Ki sẽ sánh đôi cùng Suzy trong phim mới Con trai út nhà tài phiệt?
0 Bình luận

Kinh Lương Hoàng Sám là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Phật tử thường tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp gia tiên.

Ý nghĩa của Kinh Lương Hoàng Sám và cách tụng Kinh Lương Hoàng Sám chuẩn nhất
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất