Tâm sự của nữ bác sĩ đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện Lâm Hoài Phương: "Mổ xong thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp"

PGS.TS Lâm Hoài Phương - "bàn tay vàng" trong phẫu thuật về răng hàm mặt đã dành hơn 30 năm cuộc đời đi xuyên quốc gia để mổ từ thiện.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 16/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều người gọi PGS.TS Lâm Hoài Phương (64 tuổi, TP.HCM) là "nữ bác sĩ mê mổ từ thiện", người đã dành hơn 30 năm cuộc đời để đi mổ từ thiện răng hàm mặt ở 50 quốc gia trên thế giới.

Xuất thân là con nhà nòi bác sĩ

PGS.TS Lâm Hoài Phương sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm bác sĩ, bố của bà là GS. Lâm Ngọc Ấn - cây đại thụ của ngành răng hàm mặt Việt Nam, mẹ và chị gái cũng đều là bác sĩ. Từ khi còn nhỏ, cô bé Lâm Hoài Phương đã luôn mơ ước được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng để đi chữa bệnh cho những mảnh đời bất hạnh.

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
PGS.TS Lâm Hoài Phương (64 tuổi, TP.HCM) đã dành hơn 30 năm cuộc đời để mổ từ thiện răng hàm mặt ở 50 quốc gia trên thế giới

Năm 1981, bà tốt nghiệp Đại học Y dược TP.HCM, sau đó trở thành giảng viên của trường. Bên cạnh việc giảng dạy, bà cũng tiếp tục phấn đấu học hỏi, quyết tâm trở thành một bác sĩ ngoại khoa xuất sắc. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, bà quyết định gác lại tất cả để tập trung vào việc học. Nữ bác sĩ cho biết: "Để có kiến thức và tay nghề tốt nhất, tôi đã quyết định đi học nước ngoài khi cơ hội đến".

Vào những năm 90, khi internet còn chưa phát triển, cơ hội để học tập ở nước ngoài rất hạn chế. Năm 1994, bà theo học khóa Phẫu thuật tại học ở vô số đại học danh tiếng như Đại học Tulen, Mỹ (1995), Đại học MC Gill, Canada (1996), Đại học Los Angeles, Mỹ (1998) và sau cùng là khoa Phẫu thuật Tạo hình tại Đại học Yales (2007). Hiện nay, bà là một trong những chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về phẫu thuật tạo hình hàm mặt, đặc biệt là phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

Tình thương dành cho những đứa trẻ dị tật không may mắn

Bác sĩ Phương nhớ lại: "Năm 1981, khi ra trường, là cán bộ giảng dạy của khoa răng hàm mặt Trường đại học Y dược TP.HCM, khi đó tôi mới theo ngành nha. Ngành nha ở đây liên quan đến các bệnh lý bệnh tật bẩm sinh. Thời điểm đó, bệnh nhi dị tật với hàm rất nhiều. Tôi vừa giảng dạy, vừa gắn kết với một số bệnh viện lâm sàng để điều trị. Đó là những gắn bó đầu tiên để tôi miệt mài mang lại niềm vui hạnh phúc cho bệnh nhân".

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
Luôn trăn trở trước tình hình còn quá nhiều trẻ em bị sứt môi, hở hàm chưa được phẫu thuật, bà tham gia những chuyến đi thiện nguyện mổ miễn phí cùng đồng nghiệp

Sau nhiều năm trong nghề, trên cương vị là bác sĩ y khoa, giải phẫu nhi, bà luôn có tình cảm đặc biệt với những đứa trẻ dị tật không may mắn. Không phải ai cũng có điều kiện để đi tạo hình lại dị tật cơ thể, do đó việc mổ thiện nguyện là việc cần rất nhiều bác sĩ chung tay, góp sức.

Luôn trăn trở trước tình hình còn quá nhiều trẻ em bị sứt môi, hở hàm chưa được phẫu thuật khi mà kỹ thuật chữa trị và kiểm soát đã có nhiều tiến bộ, bà tham gia những chuyến đi thiện nguyện mổ miễn phí cùng đồng nghiệp. Đó là những chuyến đi lên Tây Nguyên, ra Huế,... từ thiện để đem lại nụ cười cho những người bệnh nghèo ở 32 tỉnh thành phía Nam.

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
Bác sĩ Lâm Hoài Phương trong 1 ca phẫu thuật

Sau đó, bà tham gia tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) để đi mổ từ thiện ngay cả khi đang bộn bề gia đình và công việc. Bà tâm sự: "ham gia mổ từ thiện, trước tiên cho bệnh nhân là điều tất nhiên. Ngoài ra, đi nước ngoài là cơ hội học tập. Mình coi cách tổ chức của họ, cách vận hành, thực hiện; cơ hội mình muốn tham gia tổ chức mổ từ thiện lâu dài, để giữ cho thế hệ sau, cho sinh viên có cơ hội giống như mình được thực hiện."

Hơn 30 năm mổ từ thiện "không biết mệt là gì"

Tính đến nay bác sĩ Phương đã có 31 năm tham gia mổ từ thiện, đi tới 50 quốc gia trên thế giới và trải qua không biết bao nhiêu ca phẫu thuật. Bà nghĩ rằng, đi mổ từ thiện hắn là cái duyên của đời bà, vì quả thực mà rất mê điều này. Nữ bác sĩ bày tỏ: "Tôi không biết mệt là gì! Đấy là niềm vui."

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
Dù phải đi nhiều tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia khác, nữ bác sĩ vẫn cảm thấy "không biết mệt là gì"

Trong một chuyến đi mổ từ thiện tại Brazil, các bác sĩ Việt Nam được yêu cầu mổ ca viêm mạc thành hầu sao cho thời gian ngắn nhất. Trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế, ca mổ này phải mất 2-3 tiếng. Nữ bác sĩ đáp lại, là ca viêm mạc thành hầu nên phải mổ trong 45 phút, thế nhưng, sau khi bấm thời gian, ca mổ ấy chưa đến 45 phút.

Bà cho biết, mình mổ khá nhanh, nên thay vì số ca mổ bình thường là 5 ca/ngày, bà lại mổ đến 14 ca/ngày. Bà nhớ lại, do mình mổ nhanh quá, các điều dưỡng có khuyên làm chậm lại để người khác làm nhưng bà không muốn. Bác sĩ cho hay, đi làm từ thiện thì đoàn xong việc mình với xong, do đó cứ tiếp tục mổ thôi chứ không phải xong chỉ tiêu là dừng.

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
PGS.TS Lâm Hoài Phương trong những chuyến đi phẫu thuật từ thiện quốc tế

Chọn đi mổ từ thiện là chấp nhận mình sẽ có lúc phải đối mặt với rủi ro, nguy hiểm, thế nhưng chưa bao giờ bác sĩ Phương cảm thấy chùn chân. Trong một lần đi mổ ở Kenya, khi về đến Thái Lan thì bà gặp sự cố về vé, gần 2 ngày trời không ăn, không uống. Khi ấy chẳng có thẻ gì, dùng tiền mặt nhưng lại hết tiền, nên bà đành chịu vậy. Bà tâm sự: "Tham gia từ thiện là vì tâm, nên còn đi là còn gặp những trắc trở không nói trước, nhưng tôi vẫn cứ đi vì phẫu thuật ở trong máu rồi".

Mổ xong thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp

Tham gia tổ chức từ thiện, bà thường xuyên phải rời xa gia đình và bạn bè, có khi đi cả 2-3 tuần. Có lúc, bố bà gọi rồi trách, bảo sao lâu rồi không về thăm nhà. Khi ấy, bà chỉ biết đáp lại, mình đang bận đi mổ từ thiện.

pgs-ts-lam-hoai-phuong-nu-bac-si-di-xuyen-50-quoc-gia-mo-tu-thien
Mỗi khi xong một ca mổ, bà thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp vì nghĩ đến bệnh nhân, nghĩ đến sức lan tỏa của công việc mình làm

Dù vậy, bác sĩ hi vọng gia đình sẽ cảm thông, động viên khi biết bà đang thực hiện sứ mệnh phẫu thuật từ thiện. Nữ bác sĩ ấy bồi hồi nói: "Mỗi khi xong một ca mổ và xong nhiều ca mổ trong ngày, tôi thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp vì nghĩ đến bệnh nhân, nghĩ đến sức lan tỏa của công việc mình làm."

Với bà, những chuyến đi ấy bên cạnh việc làm từ thiện cũng là cách để quan sát, học hỏi. Chẳng hạn, nếu có ca mổ chưa được nhanh, mổ không đẹp, bà lại rà soát lại lý do, rút kinh nghiệm để lần sau làm tiếp. Mê phẫu thuật, nên với bà, càng những ca mổ khó lại càng muốn làm. Theo bác sĩ, nhờ những ca mổ khó như vậy, ta mới động não, suy luận ra xem mình phải làm cái gì.

Bên cạnh đó, nữ bác sĩ cũng hi vọng mình có thể truyền lại "lửa" đam mê cho thế hệ sau. Để các lớp y bác sĩ sau này hiểu rằng, những chuyến đi từ thiện ấy không chỉ là để giúp người, mà còn là để giúp chính mình, tiếp tục trau dồi kỹ năng, không ngừng học hỏi. Bác sĩ chia sẻ: "Tôi mong người khác, các em thế hệ sau nhìn vào đó chung tay làm những công việc lan tỏa cho xã hội, cho cộng đồng".

Sau cơn mưa trời lại sáng: Chuyện bác sĩ - sĩ quan Nguyễn Quang Ánh nhiễm HIV vượt qua bi kịch cuộc đời

Đọc thêm

Với những đóng góp của hãng Vietjet trong việc kết nối giao thông hàng không trong khu vực, mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch tập đoàn Sovico, Phú Long, tổng giám đốc Vietjet, đã được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức lễ trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh của nhà nước Cộng hòa Pháp.

Giúp dân nghèo có thể 'bay', CEO Vietjet nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp
0 Bình luận

Trên hành trình "trả nợ cộng đồng" của mình, Lê Trung Tuấn đã truyền cảm hứng và niềm tin có thể cai nghiện cho hàng nghìn học viên ở các trung tâm cai nghiện khắp Việt Nam.

Hành trình 'trả nợ cộng đồng' của Lê Trung Tuấn: Từ gã giang hồ nghiện ngập đến Tiến sĩ danh dự
0 Bình luận

Việc làm cần mẫn của cụ ông 70 tuổi bị liệt 2 chân đã góp phần bảo vệ môi trường thoát khỏi rác thải nhựa. 

Cụ ông 70 tuổi liệt 2 chân tình nguyện chèo nhặt rác trên sông suốt 15 năm và bức ảnh làm thay đổi cuộc đời
0 Bình luận

Tin liên quan

Mỗi người trong chúng ta rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Song có bao giờ bạn tự hỏi, những giây cuối cùng trước khi chết, con người sẽ thấy gì, cơ thể thay đổi ra sao?

10 giây cuối cùng của cuộc đời con người sẽ thấy những gì?
0 Bình luận

Trong tương lai, 7 công việc dưới đây sẽ tiếp tục khát nhân lực để có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của xã hội.

Điểm danh 7 công việc 'khát' nhân lực trong 10 năm tới, thu nhập 2 tỷ đồng/năm
0 Bình luận

Sau 2 lần trì hoàn, Phần thứ 5 trong seri phim Lật Mặt của Lý Hải Production đã chính thức lên sóng trong tháng 4 này. Và không phụ sự kỳ vọng của khán giả, Lật Mặt: 48H đã chứng minh lời hứa "phần sau sẽ hay hơn phần trước" của đạo diễn Lý Hải và cam kết sẽ không cho khán giả có cơ hội ngủ gật bởi những pha hành động liên tiếp xuyên suốt mạch phim.

Lật Mặt: 48H sẽ không cho phép khán giả ngủ trong rạp bởi những pha hành động gay cấn xuất hiện liên tiếp trong mạch phim
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất