Nỗi buồn của người mẹ - Câu chuyện khiến người làm con phải suy ngẫm

Giặt tất bẩn cho con trai, chà giày cho con dâu, bị cháu nội mắng 3 lần trong sinh nhật. Mẹ già 62 tuổi bừng tỉnh, quyết định về quê trong cô đơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi chỉ có một con trai. Sau khi chồng mất, tôi cũng về hưu. Với lý do hiếu thảo, con trai tôi xin tôi về ở cùng, chăm sóc vợ nó mới sinh con. Bằng cách này, căn nhà tôi đang ở có thể cho thuê được. Hơn nữa chúng có thể tiết kiệm một ít! “ Dì Từ nói xong liền thở dài.

Nhưng sau 7 năm chung sống với gia đình con trai, dì đã hoàn toàn trở thành người giúp việc cho gia đình ba người của con trai. Chẳng những không có một đồng lương, bà còn phải đưa cả lương hưu và tiền thuê nhà của bà cho họ.

Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do bà quyết định quay về nhà mình sau 7 năm.

Giặt tất cho con trai

Dì Từ nói thẳng, điều bà sợ nhất khi sống với con trai là 2 vợ chồng cãi nhau, vì lúc này dù nói hay làm gì cũng sai, ai cũng thấy bị xúc phạm.

Có lần con trai và con dâu cãi nhau vì mấy chiếc tất bẩn ngâm trong bồn rửa.

“Từ nay về sau anh đừng có quăng tất bẩn của mình vào chậu tôi đang ngâm. Đừng mong tôi giặt cho anh”. Trong phòng tắm, con dâu mắng con trai đang chơi game trong phòng làm việc.

“Đều là tất bẩn thôi mà, sao em không giặt hộ anh?” người con trai thờ ơ nói trong phòng làm việc.

Lời nói của con trai khiến con dâu hết sức tức giận, con dâu lấy tất của con trai ném xuống đất, vừa ném vừa chửi: “Đừng tưởng tôi sẽ giặt cho anh. Anh biết bẩn thì tôi không biết thế chắc?”

noi-buon-cua-nguoi-me-cau-chuyen-khien-nguoi-lam-con-phai-suy-ngam-9

Dì Từ trốn trong nhà, không dám nói một lời.

Không chịu thua kém, cậu con trai nhặt chiếc tất bẩn dưới đất ném vào máy giặt và nói: “Không muốn thì đừng giặt, bỏ vào máy giặt là xong!”

“Giặt chung như thế, con ốm thì trách ai?”, cô con dâu lấy đồ của chồng ra khỏi máy giặt rồi ra ngoài vứt vào thùng rác.

Người con trai đi nhặt nhưng con dâu không chịu để anh ta đi và hai người bắt đầu cãi cọ.

Dì Từ không thể trốn được nữa nên ra khỏi phòng nói với con trai: “Con tự giặt thì sao? Chơi game chẳng phải chỉ bớt đi vài phút thôi sao?”

“Mẹ đừng có xen vào việc của con!” người con trai giận dữ nói.

“Đừng cãi nhau nữa, mẹ sẽ giặt!” Dì nói với con dâu, lấy tất bẩn của con trai trong thùng rác ra rồi đi vào phòng tắm.

Nhưng điều này càng khiến con dâu dì giận dữ: “Sở dĩ con trai mẹ lười biếng như vậy là vì anh ta đã quen được mẹ chiều chuộng. Bây giờ bà đã hơn 60 rồi và phải giặt tất bẩn của con trai. Dù mẹ giặt bao nhiêu, sự lười biếng của anh ta sẽ khiến con đau khổ suốt đời! Con muốn nói rõ, nếu mẹ bảo vệ con trai mình và giúp đỡ anh ấy giặt, sau này mẹ sẽ giặt cả đời, mẹ suy nghĩ rõ ràng chưa?! ”

Người mẹ già không dám lên tiếng hay phản kháng, bà cúi đầu bắt đầu kỳ cọ tất bẩn của con trai, nhưng con trai bà lại đẩy con dâu ra và hét lên: “Sao cô lại nói chuyện với mẹ tôi như thế? Bà ấy là mẹ tôi, cô có biết kính trọng người già không?”

Con dâu cảm thấy mình bị thiệt thòi, vừa khóc vừa hét: “Anh yêu cầu tôi tôn trọng bà ấy à? Bà có tôn trông tôi không? Ở nhà này, anh và mẹ anh chỉ hiếp đáp tôi.”

Con dâu nói xong, thu dọn quần áo trở về nhà bố mẹ đẻ ở lại một tuần.

Từ đó dì Từ tự tay giặt tất bẩn cho con trai, dì chỉ dám lén giặt, không cho con dâu nhìn thấy vì sợ làm con dâu không vui!

Giúp con dâu đánh giày

Thực tế, mối quan hệ của dì Từ với con dâu có thể coi là thận trọng và đi trên băng mỏng.

Khi làm bánh bao nhân mà con trai thích ăn, con dâu sẽ trêu chọc và mỉa mai: “Chắc chắn rồi, mẹ ruột yêu con trai nhất, con dâu chỉ là người dưng.”

Khi con trai về đến nhà, dì đưa cho anh ta một cốc nước, con dâu sẽ cười nhạo: “Con trai lớn không có tay hay chưa tới 3 tuổi?”

Một lần, khi giao mùa, dì thu dọn kệ giày và lấy ra những đôi giày không còn mang sau mùa, chuẩn bị giặt sạch và cất đi để năm sau sử dụng.

Trong đó có 3 đôi của con trai, 2 đôi của cháu trai và 3 đôi của chính bà. Nhưng khi dọn đồ đến nơi con dâu cất giày, bà phát hiện trong đó có 3 đôi giày da và một đôi giày thể thao. Đôi giày thể thao không quá dày, vừa phải. Vì con dâu không mang thường xuyên nên cũng không quá bẩn. Còn giày da thì con dâu bảo phải ra ngoài tiệm làm sạch, không khéo sẽ hỏng hết. Vì thế dì Từ chỉ làm sạch những đôi còn lại.

Khi con dâu tan sở, đi ra ban công thì thấy tất cả giày của người khác trong nhà đều đã được giặt sạch, trừ đôi của cô, điều này lập tức khiến cô ấy tức giận.

noi-buon-cua-nguoi-me-cau-chuyen-khien-nguoi-lam-con-phai-suy-ngam-8

Con dâu đầu tiên tức giận nói với con trai: “Anh xem mẹ đang làm cái trò gì vậy? Trong nhà có bốn người, bà chỉ đánh giày cho ba người thôi, còn giày của tôi thì không, ý mẹ là sao? “

Người con trai vừa chơi game vừa đáp: “Mẹ là mẹ của tôi chứ có phải mẹ của cô đâu, hôm trước cô chẳng nói như thế sao. Mẹ không chà giày của cô thì tự cô chà đi.”

Con dâu dường như đang chờ đợi lời nói của con trai, liền hét vào cửa phòng mẹ chồng: “Hôm nay bà chỉ đánh giày cho con trai và cháu trai thôi, nhớ đấy, chỉ cần sau này đừng cho rằng tôi là con dâu bất hiếu!”

Dì Từ lập tức bước ra giải thích lý do, nhưng con dâu không đồng tình chút nào. Dì không nói thêm nữa, cầm giày thể thao của con dâu lên bắt đầu chà rửa. Từ này về sau, bà sẽ làm tất cả.

Trong một bữa ăn, bà bị cháu mắng khóc 3 lần

Vì con trai không quan tâm đến bà và con dâu thì có tính kén chọn nên ngay cả đứa cháu do dì Từ nuôi dưỡng cũng không tôn trọng bà.

Mấy ngày trước con trai bảo tổ chức sinh nhật cho dì. Những năm nay họ không làm vậy nên lần này dì hơi ngạc nhiên. Dì từ đáy lòng lo sợ sẽ xảy ra chuyện gì đó, dì nhấn mạnh nhiều lần: “Mẹ không bao giờ tổ chức sinh nhật, các con cũng bận mà, phiền phức lắm.”

Nhưng người con khiển trách: “Mẹ không thể sống mà không suy nghĩ à? Mẹ muốn hàng xóm cười nhạo tôi không hiếu thảo à?”

“Em nhớ đặt loại bánh mà mẹ thích nhé!”, người con trai nói với con dâu.

Nhưng cô con dâu khịt mũi từ chối: “Hôm tổ chức sinh nhật bố mẹ em, anh ở đâu thế? Anh có lo lắng gì không? Đến giờ ăn anh mới đến đó. Ăn uống xong chỉ biết đứng dậy đi về. Trời ạ, sao hôm nay là sinh nhật của mẹ anh mà tôi lại phải góp tiền và công sức thế?”

Lúc này, cháu trai cũng đi tới giúp đỡ: “Đúng vậy, bà ngoại luôn làm mẹ vui, còn bà nội lại luôn khiến bố mẹ cãi nhau!”

Dì Từ không nói gì, bà cũng không biết phải nói gì.

Vào ngày sinh nhật của dì, con trai bà đã mời họ hàng đến khách sạn.

Đến lúc gọi món, có một đĩa cánh gà tỏi chẳng ai ăn, dì Từ lập tức nhắc nhở người phục vụ: “Đừng đem lên nữa, tôi không ăn đâu!”

“Một phần có bao nhiêu đâu, mẹ chưa từng ăn, sao biết mẹ không thích!” Con trai hống hách nói với dì Từ. Nhưng nhìn bàn ăn ê hề mà không ai động đũa nên dì đi ra ngoài ngăn cản người phục vụ, kiên quyết trả lại phần cánh gà tỏi cho mình. Cảnh tượng này đã bị cháu trai bắt gặp. Khi quay lại bàn ăn, cháu trai nhỏ không chút nao núng phàn nàn: “Bà nội trả lại cánh gà, hèn gì mẹ nói bà nghèo lắm!”

Lời của đứa bé vừa nói ra, tất cả mọi người có mặt đều vô cùng xấu hổ, con dâu lập tức tát cháu trai một cái và nói: “Đừng nói bậy!”

noi-buon-cua-nguoi-me-cau-chuyen-khien-nguoi-lam-con-phai-suy-ngam

Cháu trai kêu “Ồ” một tiếng, dì Từ nhanh chóng an ủi cháu, không ngờ cháu trai lại ném đũa vào người dì và mắng lớn: “Đều là lỗi của bà!”

Hai mắt bà lập tức đỏ hoe, bà cúi đầu nhặt đũa, sau đó ngẩng đầu lúng túng bảo mọi người nhanh chóng ăn.

Ăn được nửa bữa, người con trai bưng bánh lên để dì ước và thổi nến.

Sau đó, cháu trai hỏi: “Bà ơi, bà đã ước điều gì vậy?”

Dì Từ mỉm cười nói: “Mong cháu trai lớn lên hạnh phúc!”

Nhưng sắc mặt của cháu trai lập tức thay đổi, nghiêm túc nói: “Không, không, bà đã ước sai rồi. Lẽ ra bà nên ước bà có nhiều tiền để mua đồ chơi cho cháu, mua điện thoại cho bố và mua xe cho mẹ cháu cơ!”

Người lớn bật cười, nhưng dì Từ lại rất buồn, suốt 7 năm chung sống với con trai, bà gần như trợ cấp toàn bộ lương hưu và tiền tiết kiệm cho con trai. Ngay cả tiền thuê nhà bà cũng đưa hết cho con, nhưng trong mắt gia đình con trai, bà quá phiền phức. Mắt bà không khỏi đỏ bừng lần nữa.

Cuối bữa, người phục vụ đến tính tiền, con trai đã say khướt, con dâu nói quên mang theo điện thoại di động và không có tiền mặt nên không trả được.

Dì Từ càng xấu hổ hơn, bà không biết cách thanh toán bằng điện thoại di động và chỉ mang theo chưa đến 1 triệu tiền mặt, như vậy là không đủ.

“Bà nội biết giả vờ nghèo! Bà luôn như vậy, về già ai sẽ quan tâm đến bà? Tiền không tiêu thì khi chết cũng không mang theo được!” Cháu trai lại bắt đầu mắng như người lớn.

Mặc dù trẻ con có thể nói bậy nhưng trẻ sẽ không nói dối, dì Từ rất buồn và rơi nước mắt, cháu trai của bà nói thêm: “Mọi người đến chúc mừng sinh nhật mà bà vẫn không vui. Cái này gọi là không biết cái gì tốt cái gì xấu.”

Sau sinh nhật, dì Từ đề nghị với con trai rằng bà nên sống một mình hoặc vào viện dưỡng lão, chi phí vào viện sẽ lấy tiền thuê nhà ra trả. Bà sẽ không bao giờ sống với con trai nữa.

Người con trai không ngừng nhấn mạnh: “Không phải mẹ làm như vậy là để người khác chọc vào sống lưng con và buộc tội con bất hiếu sao?”

Cô con dâu cũng đứng dậy nói với con trai, giọng hờn mát: “Nếu mẹ đi, từ nay về sau chúng ta sẽ lo việc nhà và chia sẻ tài chính một cách bình đẳng. Một người trong chúng ta sẽ chăm sóc con cái một ngày, nếu không chúng ta sẽ phải ly dị!”

Giữa những ồn ào từ con trai và con dâu, dì Từ dọn dẹp đồ đạc chuyển về nhà, cách xa nơi đúng sai. Từ đó lương hưu của dì vẫn còn nguyên, dì sống thoải mái trong căn nhà của mình. Tiền hưu giúp dì sống dư dả vì người già có ăn tiêu bao nhiêu.

Bị đột ngột cắt mất tiền hưu, tiền thuê nhà từ mẹ, lại phải tự làm mọi việc trong nhà, anh ta bắt đầu chán nản. Con dâu ẵm con về nhà bố mẹ ở cả tháng, anh ta cũng không thèm đoái hoài, bởi vợ con về cũng chỉ bày biện, rồi cãi nhau. Anh nhiều lần thuyết phục mẹ quay về nhà, nếu không vợ chồng anh ta sẽ tan vỡ, nhưng dì Từ từ chối thẳng: “Con phải tự lo cho gia đình con thôi.”

Nghe nói con dâu và cháu trai về nhà ngoại ở cũng không được lòng anh trai và chị dâu đang ở cùng ông bà ngoại. Ba bảy hai mốt ngày rồi cũng xách va li về nhà, nhưng không một ngày yên ổn. Vợ chồng đụng mặt lại so đo chuyện nhà cửa, con trai đòi ly dị vợ, con dâu cũng gọi cho dì Từ nhờ dì khuyên nhủ nhưng bà phớt lờ.

Đây là câu chuyện mà dì kể lại cho hàng xóm, mong rằng trải nghiệm của dì sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả những người làm cha mẹ, làm con trong cuộc sống. Dì không sống dựa dẫm vào con, cũng dự định nếu một ngày quá yếu thì sẽ bán ngôi nhà đang ở, vào viện dưỡng lão. Nhưng trước mắt phải hưởng thụ những ngày thảnh thơi đã.

Xem thêm: Hôn nhân bên bờ vực thẳm vì... con chó - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Ngày cưới của tôi và em đã được ấn định. Tôi đón chờ ngày 08/05/2016 sắp tới như một món quà của cuộc đời cho em, cho tôi và cho cả người cha già của tôi nữa. Vậy mà chỉ trong phút chốc, giấc mơ ấy tan tành.

Bố nuôi - Câu chuyện nhân văn về tình phụ tử
0 Bình luận

Linh đã tởn chuyện bồ bịch. Vui sướng chẳng bao nhiêu, mà hậu quả thì khác gì dính chàm, không sao gột rửa.

Bí mật của người tử tế - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Câu chuyện về tình yêu thương và lo lắng mẹ dưới đây sẽ khiến các bạn cảm động, ngay lập tức muốn trở bên mẹ.

Bông mai của mẹ - Câu chuyện nhân văn về tình mẹ vĩ đại
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất