Nợ ân tình – Câu chuyện nhân văn xúc động
Hơn tất cả mình nợ bạn một ân tình, một tình cảm và cả một miếng khi đói và một gói khi no.

Bạn nói bạn lên Sài Gòn khám bệnh, mình nghe xong mà mừng như nhặt được vàng. Bạn là người chơi thân với mình từ ngày xưa, ngày mình còn xíu xiu. Quý bạn lắm, thương bạn lắm, cũng nhiều kỷ niệm với bạn lắm…
Ngày bạn lên, mình chọn cái nhà hàng thật ngon, thật sang để mời bạn đến ăn tối. Trong bữa ăn, mình cùng bạn nói chuyện. Rồi bạn tâm sự, mẹ bị bệnh hiểm nghèo, bạn chạy vạy lo cho mẹ khỏi bệnh nên giờ gia cảnh cũng có chút khó khăn, thiếu thốn.
Mình chợt nhớ ngày xưa, ngày mình đói vất vưởng, bạn lén ba mẹ kêu mình qua nhà bạn ăn cơm. Buổi trưa, hai đứa thập thò ra sau bếp, lục đục chén dĩa, nồi chảo rồi bị mẹ bạn phát hiện. Tưởng đâu bị mẹ bạn chửi một trận te tua, ai dè bác chỉ cười cười rồi nghiêm nghiêm mặt nói: “Hai đứa ăn xong nhớ rửa chén úp lên, bày tùm lum là bị đòn đó nghe!”.
Ăn xong bữa cơm trưa hôm đó, trước khi về bạn dúi vào tay mình 56.000 ngàn, bảo: “Cất đi, mai tao phải ra thị xã đi học, có đói thì mày lấy tiền này mà ăn nghe”. Đó cũng là hôm cuối cùng mình gặp bạn vì mình bỏ xứ ra đi.

Gần 20 năm mới gặp lại bạn, lòng mình nhiều cảm xúc quá. Nay bạn già hơn mình, mặc cái áo cũ hơn mình, đôi dép cũng chẳng còn lành lặn gì. Nhưng tình của bạn nhiều hơn mình, vừa ngồi vào bàn ăn, bạn liền nói: “Tao chưa ăn mấy cái này bao giờ, nhìn có vẻ mắc lắm. Mày ráng làm, để dành, đừng có mà tiêu xài phung phí nghe. Mày một thân một mình, lỡ có chuyện gì không có ai lo cho mày đâu. Tao có khó, có khổ thì cũng còn ông bà, cha mẹ. Mày rảnh thì về nhà tao chơi nghe, mẹ tao nhắc mày hoài”.
Nghe bạn nói xong mà mình rơm rớm nước mắt.
Ngồi ăn uống hàn nguyên mãi thì bữa ăn tối cũng kết thúc. Trước khi tiễn bạn về mình cầm phong bì đưa bạn bảo: “Mày cầm ít tiền mua quà cho mấy đứa cháu giúp tao. Với cả khám bệnh có khó khăn gì nhớ bảo tao”. Nhưng bạn gạt ra, không chịu nhận. Mình dúi mãi, nhắc lại chuyện 56.000 ngàn ngày xưa bạn mới chịu cầm. Thấy bạn cầm trong lòng mình vui lắm, bởi hơn tất cả mình nợ bạn một ân tình, một tình cảm và cả một miếng khi đói và một gói khi no.
Sưu tầm
Xem thêm: 3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người
Đọc thêm
Bài học kinh doanh đắt giá hơn vàng trong câu chuyện dưới đây giúp chúng ta hiểu rằng: Con người sống trên đời cần dựa vào hai chữ “tôn trọng” để đứng vững trong xã hội. Người biết đánh giá đúng về lòng tôn trọng mới là người thực sự có trí tuệ.
Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.
Nơi bà yên nghỉ, chúng tôi đã ghi trên bia dòng chữ “Mãi mãi trong tim các cháu” để mãi khắc ghi hình bóng bà trong tim. Bà ngoại tôi mãi là một thiên thần!
Tin liên quan
Thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn, tụ tập bạn bè đôi khi thật quá tốn kém, khiến tôi phải đặt ra hạn mức chi tiêu.
Hẳn đã có lúc bạn tự hỏi, vì sao mình có năng lực, kinh nghiệm, bằng cấp mà mãi không được thăng chức? Nguyên do có thể là vì 4 tật xấu này.
Thấy bạn bè chật vật trả nợ vì không biết quản lý chi tiêu, cô gái 9x này quyết định sống tiết kiệm, để dành 50% thu nhập.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.